Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
– Khái niệm kiểu bài bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
– Các yêu cầu của kiểu bài bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
– Bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
– Kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xã định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
– Bước đầu biết viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống

3. Về phẩm chất:
– Chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ
– HS làm một bài thơ lục bát về đề tài quê hương (tối thiểu 2 dòng)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: Gv nêu câu hỏi, học sinh trả lời
c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS, PHT

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sốngGiáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sốngGiáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sốngGiáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Gv chiếu các hình ảnh và hỏi: Mỗi hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến vấn đề nào?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, hỗ trợ

– HS tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS đọc, trình bày câu trả lời

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới: Mỗi hình ảnh đã gợi ra một vấn đề trong đời sống xã hội, tốt có, xấu có như: lòng biết ơn, nghị lực sống của con người hay thói xấu vô cảm, trễ hẹn…Vậy làm thế nào để có thể viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói xấu hoặc làm theo những việc tốt? Tiết viết “Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

Gợi ý:

– Hình 1: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học sinh

– Hình 2: Bạo lực học đường

– Hình 3: Thói vô cảm

– Hình 4: Nghị lực sống

– Hình 5: Sự chậm trễ. Trễ hẹn

– Hình 6: Lòng biết ơn/ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Lưu ý: có thể chấp nhận đáp án tương tự

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài
a. Mục tiêu:
– Nhận biết được khái niệm, đặc điểm, bố cục của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
b. Nội dung: Hs đọc phần khung tri thức về kiểu bài để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV: Hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu về kiểu bài

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?

+ Trình bày yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

+ Trình bày bố cục của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn

– GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Tìm hiểu tri thức về kiểu bài

* Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

– Nêu được vấn đề cần bàn luận

– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến trên.

* Bố cục

+ Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.

+ Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

a. Mục tiêu:
– Nhận biết yêu cầu của kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1: Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích gì?

Câu 2: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?(PHT số 1)

Yêu cầu đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sốngBiểu hiện trong bài văn Ý nghĩa của sự tha thứ
Nêu được vấn đề cần bàn luận
Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận
Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ ý kiến

 

Câu 3: Bài viết đã đưa ra ý kiến, lí lẽ bằng chứng nào về sự tha thứ?

(PHT số 2)

Câu 4: Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Câu 5: Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp gì? Theo em, giải pháp ấy có hợp lí, khả thi hay không?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn

– GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Ý nghĩa của sự tha thứ

Câu 1: Văn bản Ý nghĩa của sự tha thứ viết ra nhằm thuyết phục người đọc về ý nghĩa của sự tha thứ trong đời sống của con người.

 

Câu 2:
Yêu cầu đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sốngBiểu hiện trong bài văn Ý nghĩa của sự tha thứ
Nêu được vấn đề cần bàn luậnMở bài, tác giả nêu: Từ đó, ta thấy được vai trò thiết yếu của sự tha thứ trong đời sống của con người
Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luậnCâu văn thể hiện ý kiến của người viết: Thật vậy, sự tha thứ là món quà quý giá mà chúng ta tặng cho người khác và chính mình-> Quan điểm đề cao vai trò của sự tha thứ
Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ ý kiếnBài văn đã đưa ra hai lí lẽ và hai bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả về tầm quan trọng của sự tha thứ

 

Câu 4:

– Đoạn văn có chức năng giải thích: Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác…người mắc lỗi sửa sai (đoạn văn thứ 2).

– Đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh: Tuy thế, ta cần tránh nhầm lẫn… hàn gắn cho quá khứ (đoạn văn thứ 5).

Câu 5:

– Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp để lam tỏa sự tha thứ trong cuộc sống:

+ Đặt mình vào vị trí của người khác, cố gắng hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn họ đến sai lầm.

+ Có thể viết thư cho những người từng mắc lỗi với ta để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương.

– Theo em, giải pháp mà tác giả đưa ra có hợp lí vì khi đặt mình vào vị trí người khác sẽ dễ dàng hiểu được nguyên nhân dẫn đến sai lầm của họ. Từ đó cảm thông, tha thứ cho sai lầm ấy. Còn việc viết thư cho người từng mắc lỗi với ta có thể xảy ra hoặc không do tính cách và suy nghĩ mỗi người. Bởi suy cho cùng mục đích hướng đến là sự bình yên trong tâm hồn.

 

Câu 3

PHT số 2

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

PHT số 2

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Hoạt động 3: Hướng dẫn quy trình viết

a. Mục tiêu:
– Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi bằng PHT, phân tích ví dụ
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm PHT, câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước Chuẩn bị viết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Hs làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi:

+ Em sẽ viết về đề tài gì? Yêu cầu của đề bài là gì?

+ Văn bản này viết nhằm mục đích gì?

+ Người đọc bài viết là ai?

+ Em dự kiến thu thập những tư liệu nào? (thực hiện theo PHT số 2)

sttTên tư liệu

(tác giả

Lí lẽ, Bằng chứng tiêu biểuÝ kiến của tôi (tán thành/ phản đối)
    

 

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời

– GV quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt đông

– HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv bổ sung, nhận xét

NV 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

 GV phát PHT số 3 để học sinh tìm ý cho bài viết

 PHT số 4 để Hs lập dàn ý

(phụ lục)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời

– GV quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt đông

– HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv bổ sung, nhận xét

NV 3: Hướng dẫn học sinh viết bài và xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv phát / trình chiếu bảng kiểm

+ Dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài làm của mình, sau đó dùng bảng kiểm đánh giá đồng đẳng (bạn bên cạnh)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời

– GV quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt đông

– HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv bổ sung, nhận xét

III. Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (Khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

1. Chuẩn bị trước khi viết

a. Xác định đề tài

– Đề tài:

+ Có thể là vấn đề về sự kiện, hiện tượng trong đời sống

+ Vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống

– Mục đích: Văn bản viết ra nhằm thuyết phục ý kiến của người viết về một vấn đề trong đời sống

– Người đọc: Thầy cô, bạn bè…

b. Thu thập tư liệu

– Trang web uy tín, thư viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

b. Lập dàn ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Viết bài

– Hs viết thành bài hoàn chỉnh theo dàn ý

+ Có câu văn nêu rõ ý kiến của người viết

+ Sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý

+ Chọn từ ngữ cho phù hợp với đối tượng và mục đích viết

+ Lí lẽ đảm bảo đủ cơ sở và kết luận

+ Bằng chứng xác đáng, thuyết phục, cần phân tích, lí giải về bằng chứng

4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống để tạo lập văn bản
b. Nội dung: Gv hướng dẫn hs làm bài tập
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Từ bài viết đã được đọc, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm trên lớp, em hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau

+ Sửa bài viết cho hoàn chỉnh và công bố

+ Chọn một vấn đề trong đời sống khác để viết bài mới và công bố

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ

– Gv quan sát, hỗ trợ, định hướng

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời, hs khác phản biện, bổ sung ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv chốt lại kiến thức

 

Trên đây là Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!   

Leave a Reply

Required fields are marked*