Phân tích khổ 1 2 Bài thơ tiểu đội xe không kính nhằm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế dung dung, lạc quan của người chiến sĩ.
Phân tích khổ 1 2 Bài thơ tiểu đội xe không kính
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Xem video Phân tích khổ 1 2 Bài thơ tiểu đội xe không kính
Dàn ý | Bài làm |
I. Mở bài– Dẫn dắt:– Giới thiệu tác giả, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”– Giới thiệu nội dung hai khổ thơ: tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe. | Những năm tháng chống Mĩ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ là những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hào hùng của người chiến sĩ. Hai khổ đầu bài thơ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa. Không có kính không phải vì xe không có kính Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng |
II. Thân bài | |
* Khái quát– Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ. | “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của PTD được sáng tác năm 1969 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó, tình yêu đất nước thiết tha… Trong dó, hai khổ đầu bài thơ đã đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa. |
* Phân tích | |
Khổ thơ đầu:– Hai câu thơ đầu + Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu thản nhiên pha chút ngang tàng+ Từ ngữ phủ định “không” điệp lại ba lần+ Biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với các động từ mạnh “giật”, “rung”– Hai câu thơ sau+ Giọng thơ bình thản, nhẹ nhàng, kết hợp từ láy tượng hình “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ+ Điệp từ “nhìn”, kết hợp phép liệt kê | Hai câu thơ đầu bài thơ, nhà thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi hình ảnh những chiếc xe không kính bị bom đạn tàn phá nặng nề. Không có kính không phải vì xe không có kính Biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với các động từ mạnh “giật”, “rung” làm hiện lên hình ảnh những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích của bom đạn chiến tranh. Hai câu thơ đầu cho thấy sự ác liệt của chiến trường những năm chống Mỹ. Nhưng không ngờ, thiếu những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp: Ung dung buồng lái ta ngồi |
Khổ thơ thứ hai
+ Nhịp thơ nhanh dồn dập
+ Điệp ngữ “ nhìn thấy”, nghệ thuật nhân hóa “ gió xoa mắt đắng”, từ láy “ đột ngột” và nghệ thuật so sánh
+ “thấy con đường chạy thẳng vào tim” là hình mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng | Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng |
* Đánh giá– Đánh giá nghệ thuật, nội dung.
| Như vậy, bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn sự khốc liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên ngang, bản lĩnh vững vàng của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Đọc lời thơ, ta nhận ra ở nhà thơ Phạm Tiến Duật là sự cảm phục, trân trọng dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng. |
III. Kết bài– Đánh giá chung về đoạn thơ– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì? | Với hai khổ thơ đầu nói riêng và bài thơ nói chung, Phạm Tiến Duật đã sáng tạo được một hình ảnh thơ độc đáo, qua đó làm nổi bật chân dung người lính lái xe Trường Sơn năm xưa với tư thế hiên ngang, dũng cảm. Toát ra từ bức chân dung ấy là vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam, là ý chí sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp cứu nước.
|
Trên đậy là Phân tích khổ 1 2 Bài thơ tiểu đội xe không kính. Mời thầy cô và các em tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: