Đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì 1 mới nhất

Đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì 1

Đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì 1 nhằm đánh giá chất lượng của học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.

ĐỀ 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 

TTKĩ năngĐơn vị kiến thứcMức độ nhận biếtTổngTổng điểm
Nhận biếtThông hiểu Vận dụng Số CH
Số CHThời gian

(phút)

Số CHThời gian

(phút)

  Số CHThời gian

(phút)

TNTLThời gian

(phút)

1Đọc –  hiểu văn bản-Ngữ liệu:Chiếc lá cuối cùng

(Một đoạn văn bản hoàn chỉnh)

  551651112.25
2Thực hành Tiếng ViệtTừ tượng thanh, trường từ vựng, trợ từ, thán từ, câu ghép, dấu hai chấm  661761133.5
3Tạo lập văn bản

 

 Văn thuyết minh 

 

1

 

 

 

     116511664.25
Tổng1212213  16512390100
Tỉ lệ %3030403070100100
Tỉ lệ chung60403070100100

 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 

Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng
Đọc – hiểu văn bản
– Nhận ra tác phẩm văn bản, phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

– Nhận ra chủ đề của văn bản

Hiểu được ý nghĩa của văn bản
 

Thực hành Tiếng Việt
Chỉ ra được từ tượng thanh, trường từ vựng, trợ từ, thán từ, câu ghép, dấu hai chấmPhân tích cấu tạo và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
 

 

Tạo lập văn bản
Văn thuyết minh
Thực hành: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 

Phần I: Trắc nghiệm

(3 điểm, mỗi câu đúng là 0,25 điểm).

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của mỗi câu trả lời đúng nhất.

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại thổi ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên nồi hơi đốt.
“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!”, Giôn-xi nói.

Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha chút rượu vang đỏ và-khoan-đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy cái gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
Một tiếng đồng hồ sau cô nói:
“Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vinh Na-plơ”.
(Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

A. Cô bé bán diêm.
B. Chiếc lá cuối cùng.
C. Hai cây phong.
D. Trong lòng mẹ.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Biểu cảm.                              B. Miêu tả.
C. Tự sự.                                    D. Thuyết minh.

Câu 3: Nguyên nhân chính nào khiến Giôn-xi hồi sinh?

A. Do Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá thường xuân vẫn kiên cường trụ vững trên cành sau đêm mưa bão.
B. Do sự chăm sóc tận tình của chị Xiu.
C. Do trời hửng lên không còn giá lạnh nữa.
D. Do Xiu báo cho Giôn-xi về việc bác Bơ-men vẽ chiếc lá.

Câu 4: Chủ đề của văn bản trên là gì?

A. Khi con người có nghị lực, niềm tin thì sẽ chiến thắng được bệnh tật.
B. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ với nhau.
C. Sự tuyệt vọng và hồi sinh của Giôn-xi.
D. Chiếc lá cuối cùng chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.

Câu 5: Qua truyện “Chiếc lá cuối cùng”, em thấy cụ Bơ-men là một người như thế nào?

A. người có tấm lòng thương yêu lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi.
B. Người có tâm hồn cao thượng: hi sinh cho người khác mà không cho ai hay biết.
C. Cụ Bơ-men là một họa sĩ chân chính.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ tượng thanh?

A. 1 từ                                B. 2 từ.
C. 4 từ.                               D. 5 từ.

Câu 7: Trong các từ cùng trường từ vựng chỉ thời gian sau đây từ nào có ý nghĩa khái quát nhất?

A. Hoàng hôn.                                     B. Buổi trưa.
C. Ngày.                                              D. Bình minh.

Câu 8: Câu hay nhóm từ nào dưới đây có chứa trợ từ?

A. Ngay cả trong ánh hoàng hôn.
B. Có một cái gì đó.
C. Chị Xiu thân yêu ơi.
D. Muốn chết là một tội.

Câu 9: Từ “ơi” trong câu: “Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ.              B. Thán từ.                          C. Trợ từ.                          D. Phó từ.

Câu 10: Câu “Thế rồi cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại thổi ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn.                                    B. Câu ghép.
C. Câu rút gọn.                               D. Câu đặc biệt.

Câu 11: Dấu hai chấm trong đoạn trích trên dùng để làm gì?

A. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích.
B. Thuyết minh cho phần trước đó.
C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.

Câu 12: Nhận diện đề văn nào sau đây thuộc đề văn thuyết minh?

A. Viết bài văn giới thiệu về Hồ Gươm.
B. Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình yêu thương con tha thiết của một lão nông.
C. Tả vẻ đẹp của Hồ Gươm vào một buổi sáng mùa thu.
D. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn.

Phần II: Tự luận (7 điểm).

Câu 1: Qua văn bản:” Đập đá ở Côn Lôn”của tác giả Phan chu Trinh em rút ra được ý nghĩa gì? ( 1 điểm)
Câu 2: Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép có trong đoạn văn sau? ( 2 điểm)
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
Câu 3: Thuyết minh về một thứ đồ dùng gần gũi, thân thiết với em trong cuộc sống.
(4 điểm).

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 

PHẦN I: Trắc nghiệm     (Mỗi câu đúng đạt 0.25 điểm)
Tổng điểm
Câu1234567891011123.0 điểm
Đáp ánBCABDBCABBCA

 

 
PHẤN II: Tự luận
Tổng điểm
7.0 điểm
Câu 1
1.0 điểm
 Ý nghĩa: Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng

 

1.0 điểm
Câu 2
2.0 điểm
* Phân tích cấu tạo của câu ghép:

Cái đầu lão/ ngoẹo về một bêncái miệng móm mém của lão/

     CN1                VN1                QHT             CN2

 mếu như con nít.

      VN2

* Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép: Quan hệ đồng thời

1.0 điểm

 

 

 

 

1.0 điểm

Câu 34.0 điểm
Yêu cầu hình thức

 

Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn thuyết minh để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ. Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, chặt chẽ và hấp dẫn. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.0.5 điểm
Yêu cầu nội dung

 

a. Mở bài:

Giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh.

(Thường bằng một câu định nghĩa: quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng).

0.5 điểm
b. Thân bài:

– Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ dùng.

– Công dụng của đồ dùng.

– Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng.

 

2.5 điểm
c. Kết bài:

Vai trò của đồ dùng trong cuộc sống hiện nay.

0.5 điểm
Tổng điểm phần I và II
10.0 điểm

ĐỀ 2 (NGỮ LIỆU NGOÀI)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1

Nội dungMức độ cần đạtTổng số
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
I. Đọc hiểu Ngữ liệu: văn bản ngoài sgk.

 

– Xác định PTBĐ chính của văn bản

– Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu.

– Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo ngữ pháp.

-Bài học rút ra từ câu chuyện   
 

Tổng

Số câu314
Số điểm1,50,52,0
Tỉ lệ15%5%20%
II. Làm vănVăn nghị luậnNhận biết đoạn văn .

 

Hiểu cách trình bày đoạn văn.Vận dụng kĩ năng để tạo lập đoạn
Số câu          11
Số điểm0,50,523
Tỉ lệ5%5%20%30%
Văn thuyết minh

 

HS nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu bài, đối tượng trong bài văn  thuyết minh.

 

Hiểu được cách làm một bài văn thuyết minh.

– Hiểu được cách trình bày, sắp xếp các tri thức về đối tượng thuyết minh.

Vận dụng các phương pháp để viết bài thuyết minh.-Tạo lập văn bản thuyết minh

 

 

Tổng

Số câu11
Số điểm0,50,513,05
Tỉ lệ5%5%10%30%50%
 

Tổng cộng

Số câu 6
Số điểm2,51,53310
Tỉ lệ25%15%30%30%100%

ĐỀ KIỂM TRA

PHẦN I:  ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:
                                        CÂU CHUYỆN VỀ CHIM  ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đến đất trời thật đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang , hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Dế Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị : hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn , đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không ?”. Nghĩ là làm, Mèn  há mồm ra.  Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
                                                                          (Theo Quà tặng  cuộc sống)

Câu 1:  Xác định phương thức biểu đạt chính. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu in đậm.(0,5 điểm)
Câu 3: Dựa vào đặc điểm cấu tạo, câu trên thuộc kiểu câu  gì ? (0,5 điểm)|
Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện trên. (0,5 điểm)

PHẦN LÀM VĂN (8 ĐIỂM)

Câu 1. (3,0 điểm)  Em hãy viết đoạn văn trình bày  suy nghĩ  của mình về lòng yêu thương con người trong xã hội ngày nay.  (khoảng nửa trang giấy thi)
Câu 2 (5,0 điểm): Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
 
ĐỌC HIỂU
2.0
1Phương thức biểu đạt chính : Tự sự0.5
2Mây  nồng nàn , đất trời  gợi cảm, cỏ hoa  vui tươi.
CN1     VN1            CN2      VN2          CN3   VN3
0.5
3Câu Ghép0,5
4Bài học:   Không nên quá ảo tưởng về bản thân mình, nó sẽ khiến con người có cái nhìn sai lệch về vị trí của bản thân. Đồng thời không nên sống quá ích kỉ,toan tính. Hãy biết hợp tác và sẻ chia, nếu biết hợp tác và sẻ chia thì tất cả mọi người cùng có lợi. (HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng hợp lí thì vẫn chấp nhận)0,5
II
 
LÀM VĂN
 
1
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu thương con người trong xã hội ngày nay.3.0
a. Đảm bảo yêu cầu của một văn bản nghị luận xã hội có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận :lòng yêu thương con người trong xã hội ngày nay0.25
c. Triển khai được các ý theo trình tự hợp lí:

* Mở đoạn: Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương của con người trong xã hội hiện nay.

* Thân đoạn
– Giải thích: Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

– Biểu hiện:

+ Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.
+ Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, biết hy sinh, tha thứ cho người khác.
– Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè,  hàng xóm láng giềng, tình cảm với những người kém may mắn, chung tay góp từ thiện ủng hộ…

– Ý nghĩa:

+ Mang lại hạnh phúc cho con người.
+ Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
+ Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.
– Phản đề: Cần phê phán những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.
– Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn.

* Kết đoạn:  Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Biết yêu thương là người giàu lòng nhân ái, là lối sống cao đẹp. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.

0,25

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0.25
2
a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài0,5
b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh0,25
c.  Thuyết minh theo một trình tự hợp lý , đảm bảo các phần trọng tâm, biết kết hợp các phương pháp thuyết minh  trong bài văn.0,5
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh (Chiếc áo dài)0,5
Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, kích thước, hình dáng, màu sắc, chất liệu,… của chiếc áo dài.
– Vị trí , tác dụng ,…của chiếc áo dài.
– Cách sử dụng và giữ gìn chiếc áo dài.
– Vai trò, vị trí của chiếc áo dài trong hiện tại và tương lai.
(Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh : định nghĩa, giới thiệu, phân tích, so sánh, … khi làm bài).
2,0

 

– Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.0,25
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng được thuyết minh.0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0,5

ĐỀ 3 

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1
Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

– Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức học kì I; làm cơ sở phân hóa khả năng học tập của học sinh.
– Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức:

– Bộc lộ năng lực cảm thụ, tiếp nhận của học sinh, vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn thuyết minh.
– Phân tích được cấu tạo của câu ghép trong đoạn văn và xác định được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

  1. Kĩ năng:

– Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn, kĩ năng diễn đạt (sử dụng từ ngữ,viết câu, đoạn văn và bài văn), kĩ năng trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học.
– Rèn luyện kỹ năng tích lũy tri thức, sử dụng tri thức để viết bài theo đúng yêu cầu bài thuyết minh về một thứ đồ dùng học tập.
– Rèn các bước tạo lập một văn bản: định hướng, lập đề cương, viết, đọc lại, sửa chữa văn bản. Vận dụng kiến thức tổng hợp viết bài văn thuyết minh.

  1. Thái độ

– Có ý thức chuẩn bị cho giờ kiểm tra, làm bài nghiêm túc.
– Giáo dục học sinh thái độ trân trọng, yêu mến văn học nước nhà, biết hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

  1. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/thẩm mĩ.
Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Cấp độ tư duyMô tả
Nhận biết– Nhớ được tên tác giả, tác phẩm.
Thông hiểu– Hiểu được nội dung của đoạn văn.
– Phân tích được cấu tạo của câu ghép trong đoạn văn.
– Xác định được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
Vận dụng caoViết được bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng học tập.
HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA
Nhận biếtThông hiểuVận dụng cao
– Đoạn văn trên trích văn bản nào? Tác giả là ai?

 

– Phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn văn.

– Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

– Nội dung của đoạn văn?

– Thuyết minh về một chiếc bút bi.

 

BƯỚC 4: LÀM ĐỀ

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1

M.Độ

 

Chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

Vận dụng 

Cộng

ThấpCao
I. Phần văn bản– Nhớ được tên tác giả và tên tác phẩm đã học.

 

– Hiểu được nội dung đoạn trích.
– Số câu:

– Số điểm:

– Tỉ lệ: %

1

           1

10%

1

1

10%

  2

2

20%

II. Phần Tiếng Việt– Phân tích được cấu tạo của câu ghép trong đoạn văn.

– Xác định được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

– Số câu:

– Số điểm:

– Tỉ lệ: %

 1

2

20%

  1

2

20%

III, Phần Tập làm văn– Viết được văn bản thuyết minh.
– Số câu:

– Số điểm:

– Tỉ lệ: %

   1

      6

60%

1

6

60%

– T.Số câu:

– T.Số điểm:

– Tỉ lệ: %

1

1

10%

2

3

30%

 1

6

60%

4

10

100%

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Câu 1 (1điểm): Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào và do ai sáng tác?
Câu 2 (1điểm):  Nội dung của đoạn văn trên?
Câu 3 (2 điểm): Phân tích cấu tạo của câu ghép sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Phần II: Làm văn (6 điểm):

Thuyết minh về chiếc bút bi.

 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Câu 1(1điểm): Đoạn văn nằm trong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh.

– Điểm 1: HS trả lời đúng nội dung trên.
– Điểm 0,25 – 0,75đ: HS trả lời chưa đầy đủ và chưa chính xác cả tên tác giả và tác phẩm.
– Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2( 1điểm): Cảm xúc xao xuyến của tác giả khi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

– Điểm 1: HS trả lời đúng nội dung trên.
– Điểm 0,25 – 0,75: HS trả lời được nội dung nhưng chưa đầy đủ hoặc còn mắc lỗi diễn đạt.
– Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3( 2 điểm):
Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn:
C1                                         V1                             C2                V2

hôm nay tôi/ đi học.
C3     V3                                       (1 điểm)

*Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ nguyên nhân – kết quả và giải thích. (1 điểm)

– Điểm 2: HS trả lời đúng nội dung trên.
– Điểm 0,25 – 1,75: HS phân tích đúng cấu tạo câu ghép nhưng xác định chưa chính xác về quan hệ ý nghĩa.
– Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không trả lời.

Phần II: Làm văn (6 điểm)
  1. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng viết văn thuyết minh để tạo lập VB. Đảm bảo thể thức đoạn văn; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn (0,25 điểm)
b. Xác định đúng nội dung yêu cầu (0,25 điểm)
c. Bố cục bài văn phù hợp, mạch lạc, vận dụng tốt PPTM trong bài văn (5 điểm)

*Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
– Mở bài (0,5 điểm): HS giới thiệu chung về chiếc bút bi:
+ Bút bi là một loại đồ dùng học tập, văn phòng phổ biến.
+ Bút bi có nhiều tiện ích.

– Thân bài (4 điểm): HS lần lượt thuyết minh về các khía cạnh của chiếc bút bi:

– Nguồn gốc.
– Đặc điểm cấu tạo:
+ Cấu tạo trong: ruột bút, lò xo. Đầu ruột bút có gắn vời ngòi bút, trên đỉnh ngòi có một hạt gạo để điều hòa mực đều khi viết.
+ Cấu tạo ngoài: vỏ bút, cài áo được làm bằng nhựa.

– Công dụng (lợi ích):

+ Dùng để ghi chép, lưu giữ thông tin.
+ Là một đồ dùng học tập, là một đồ dụng phục vụ cho công việc.
– Cách sử dụng và bảo quản: Cẩn thận khi sử dụng, tránh để rơi sẽ dễ bị tắc mực.

– Kết bài (0,5 điểm): HS bày tỏ tình cảm về chiếc bút bi.

+ Chiếc bút gắn bó trong học tập, làm việc của học sinh, nhân viên văn phòng: là đồ dùng thông dụng, tiện lợi.
* Điểm 2,25 đến 4,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết còn chưa thật sự chặt chẽ.
* Điểm 1,25 đến 2: Đáp ứng được khoảng 2/4 đến ¾ các các yêu cầu trên.
* Điểm 0,5 đến 1: Đáp ứng được khoảng ¼ các các yêu cầu trên.
* Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
* Điểm 0:  Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d. Sáng tạo (0,25 điểm)

– Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh…); lời văn giàu cảm xúc; thể hiện kĩ năng viết văn tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm)

– Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐỀ 4

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1

I. Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(…) Trong tay bồng đứa con gái hai tuổi, chị Dậu thơ thẩn ngồi trên chiếc chõng long nan. Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn không đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong đáy tim. Nét mặt rầu rầu, chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của hai đứa con nhỏ.

 Cái Tý và thằng Dần, đương hỳ hục bới đống rễ khoai, tìm những củ mập, củ dây, bỏ vào trong rổ. Chúng nó mừng reo hý hửng khi thấy một củ nguyên lành, và chúng nó cãi cọ làu nhàu khi lục mãi chẳng được gì cả.
Mặt trời gần đến đỉnh đầu.
Ánh nắng xuyên qua lũy tre chiếu xuống trước thềm khoang khủa.
Đằng sau, gà gáy te te.

 Nóc bếp láng giềng, ngọn khói bốc lên nghi ngút.
Thằng Dần với bộ mặt thìu thịu, bỏ đống rễ khoai đứng dậy, lùng bùng:
– Nhặt mãi từ sáng đến giờ mới được ba mẩu khoai ranh! Con không phải tội mà bới nữa. U đi mua gạo mau lên! Hàng xóm nấu cơm trưa rồi, nhà ta vẫn chưa ăn cơm sáng! Chúng con đói quá!
Ngó con một cách đau đớn, chị Dậu ngọt ngào:
– Con hãy cố nhặt thêm vài chục mẩu nữa, rồi chị nó luộc cho ăn, chứ u làm gì có tiền đong gạo?

 Thằng bé phụng phịu:

– Hôm qua và hôm kia u bán hai gánh khoai lang được năm hào mà… đã tiêu gì đâu!

 Vừa nói, nó vừa tung tăng chạy đến cạnh mẹ, toan lần dải yếm của mẹ. Cái Tý thỏ thẻ khuyên em:
– Tiền bán khoai còn phải để dành đóng sưu cho ông Lý chứ? Dễ được đem mà đong gạo đấy hẳn? Em có đói thì hãy ăn tạm củ khoai sống vậy!
Câu nói nghĩa lý của con bé bảy tuổi, hình như có một sức mạnh thần bí, khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. Uể oải, chị bế cái Tỉu lên sườn và lừ thừ đi ra ngoài cổng, để ngóng xem chồng đã về chưa.
                                           (Trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố, NXB Văn hóa Sài Gòn, tr. 35-38)

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra 04 từ láy diễn tả tâm trạng nhân vật chị Dậu có trong đoạn trích.
Câu 3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu nào?

Chúng nó mừng reo hý hửng khi thấy một củ nguyên lành, và chúng nó cãi cọ làu nhàu khi lục mãi chẳng được gì cả.

Câu 4. Phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong câu: Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn không đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong đáy tim.

Câu 5. Nhận xét về nhân vật cái Tý qua câu nói: Tiền bán khoai còn phải để dành đóng sưu cho ông Lý chứ? Dễ được đem mà đong gạo đấy hẳn? Em có đói thì hãy ăn tạm củ khoai sống vậy!

Câu 6. Qua đoạn trích, em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến? (Trả lời bằng một đoạn văn ngắn, khoảng 5 đến 7 câu)

II. Làm văn (5.0 điểm)

Viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương Bắc Giang (hoặc ở vùng quê khác) mà em biết.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1

Phn
Câu
Yêu cu
Đim
I
Đọc hiểu
5.0
1
– HS xác định được ngôi kể: thứ ba.
– HS không làm hoặc làm sai.
0.5
0.0
2
– HS chỉ ra được đúng 04 từ láy (trong các từ láy) diễn tả tâm trạng nhân vật chị Dậu: (thơ thẩn, buồn bã, rầu rầu, uể oải, lừ thừ)
(Mỗi từ đúng đạt 0.25 điểm)
– HS làm sai hoặc không làm
1.0
 0.0
3
– HS xác định đúng: câu ghép.
– HS không làm hoặc làm sai.
0.5
0.0
4
HS chỉ ra được dấu hiệu liệt kê: cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn, cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi.
– HS chỉ ra tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: (HS cần nêu được ít nhất 02 ý)+ Diễn tả cụ thể, sinh động vẻ đẹp của nhân vật Chị Dậu (sắc sảo, khỏe khoắn…)+ Tô đậm tâm trạng, nỗi niềm lo lắng, buồn bã đang kìm nén trong lòng của nhân vật.+ Thể hiện thái độ trân trọng, lòng cảm thông sâu sắc của tác giả.
HS chỉ ra được dấu hiệu kê và phân tích đúng hướng  01 ý phần tác dụng hoặc phân tích đúng 02 ý tác dụng nhưng không chỉ ra được dấu hiệu liệt kê.
– HS không chỉ ra được dấu hiệu liệt kê nhưng có phân tích được đúng hướng 01 ý tác dụng.
– HS chỉ ra được dấu hiệu liệt kê và không phân tích được tác dụng
HS không làm hoặc là sai.
0.25
0.75
 
0.75
0.5
0.25
0.0
5
– HS có thể trình bày nhận xét của cá nhân (ít nhất 02 ý) về nhân vật cái Tý từ lời thoại của nhân vật, có thể theo gợi ý sau:

+ Hiểu và biết chia sẻ với khó khăn của gia đình;

+ Quan tâm, yêu thương em;

+ Đáng thương (chịu đói, chịu khổ);

– HS có 01 ý nhận xét phù hợp.

– HS không làm hoặc nhận xét không phù hợp

1.0
0.5
0.0
6
– Học sinh bày tỏ được suy nghĩ của bản thân về cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến một cách phù hợp, thuyết phục  và trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu). Dưới đây là một số gợi ý định hướng:
+ Phải chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến;
+ Cuộc sống vô cùng cực khổ, thê thảm;
– Câu trả lời của HS đáp ứng được yêu cầu về nội dung (0.75 đ)
– Câu trả lời đáp ứng yêu cầu về hình thức, dung lượng (0.25đ)
1.0
 
II
Làm văn
5.0
Viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương Bắc Giang 
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.0.5
b. Xác định đúng vấn đề : Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương Bắc Giang (hoặc vùng quê khác).0.5
c. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đáp ứng được những yêu cầu sau :

– Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh
– Giới thiệu cụ thể về đối tượng thuyết minh (theo một trình tự hợp lí). Có thể theo hướng:
+ Vị trí địa lí
+ Lịch sử hình thành
+ Đặc điểm nổi bật, ấn tượng nhất …
+ Giá trị lịch sử, văn hóa,… của danh lam thắng cảnh

– Bày tỏ thái độ, trách nhiệm đối với đối tượng thuyết minh

3.0

 

0.5

2.0

 

0.5

d. Sáng to: Có cách diễn đạt mới mẻ. Lời  văn có sự kết hợp miêu tả, bình luận,… sử dụng các biện pháp nghệ thuật tăng sức hấp dẫn cho sự diễn đạt.
0.5
e.Chính t, ng pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0.5
Tng đim10.0

Trên đây là Đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì 1.  Mời thầy cô tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*