Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em một số đề tham khảo.

ĐỀ 1

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Cấp độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Văn bản
Nhận biết được thể loại truyện đồng thoại, Các đặc trưng của thể loại truyện đồng thoại: ngôi kể, ngôn ngữ truyện đông thoại gần gũi với trẻ emHiểu và lí giải được những yếu tố về nội dung, nghệ thuật của văn bản truyện đồng thoại.Trình bày được cảm nhận về nội dung tư tưởng, nét nghệ thuật đặc sắc trong văn bản, hiểu nội dung thông điệp và rút ra bài học cho bản thân
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 5

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5 %

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 7

Số điểm: 5.25

Tỉ lệ: 52.5 %

2. Thực hành tiếng Việt

 

Nhận biết được kiến thức tiếng việt ở một đơn vị ngôn ngữ cụ thể trong văn bảnHọc sinh hiểu và phân tích được dụng ý của tác giả khi sử dụng kiến thức tiếng việt  đó.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số câu: 3

Số điểm: 0.75

Tỉ lệ: 7.5%

3. Viết
Biết vận dụng những kiến thức đã học để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh: kể lại một trải nghiệm của bản thân em
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

  Số câu:1

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 1

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 7

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 17.5%

Số câu: 2

Số điểm: 2.25

Tỉ lệ: 22.5%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 12

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dầm về phía cỏ mùi tanh cá.

Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”
                                                                        Trích Mùa xuân trên cánh đồng – Xuân Quỳnh

Bài 1: Trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn                                             C. Truyện truyền thuyết
B. Truyện đồng thoại                                     D. Truyện cổ tích

Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Cá Chuối mẹ                                            C. Bọn kiến lửa
B. Đàn Chuối con                                           D. Tổ kiến

Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía cỏ mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm                                                  C. Dò dẫm, phương hướng
B. Kiếm mồi, loằng ngoằng D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?

A. Để tìm hướng khóm tre
B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy
C. Để dụ đàn kiến
D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?

A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi
B. Tự cắn vào da thịt mình
C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình
D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                                 C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai                                                                   D. Ngôi tự do

Câu 7. Nhân vật trong câu chuyện trên được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật chính là:

A. So sánh                          B. Nhân hoá                             C. Điệp ngữ                                                    D. Hoán dụ

Câu 8. Trong câu: “Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao.” có mấy vị ngữ?

A. 1                 B. 2                                         C. 3                                               D. 4

Bài 2: Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).

a. Nhân vật Chuối mẹ trong câu chuyện vừa mang đặc điểm của loài vật vừa mang đặc điểm của con người, em hãy chỉ rõ đặc điểm đó.
b. Vì sao Chuối mẹ lại rạch lên chân khóm tre tìm lũ kiến? Em hãy giải nghĩa từ “rạch” trong câu “Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre”.

Câu 3 (2.0 điểm).

Qua đoạn trích trên, em hãy cho biết tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Diễn đạt thông điệp đó bằng 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu.

II. PHẦN VIẾT (4 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

———–Hết——–

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

PHẦN ĐỌC HIỂU
NỘI DUNG
Điểm
Bài 1

(2đ)

Đáp án :
12345678
BAACDCBB
Mỗi câu 0.25 điểm
2 điểm
Bài 2
Câu 1
(2đ)
a.  Nhân vật cá Chuối mẹ là nhân vật của truyện đồng thoại:
+ Đặc điểm của loài vật: bơi, lặn, quẫy, nhảy tũm xuống nước
Học sinh nêu được đặc điểm của loài vật cá Chuối mẹ
+ Đặc điểm của con người: suy nghĩ và tư duy như con người, các yếu tố biểu cảm giống con người “buồn buồn khắp mình”, “vui quá”, “đau nhói trên da”
0.5 điểm

0.5 điểm 

b. Hs giải thích vì: Cá mẹ lo cho đàn con bị đói nên cố gắng nghĩ cách kiếm mồi cho con.
– Giải nghĩa từ “rạch”: (động từ) chỉ hành động di chuyển ngược dòng nước, cố ngoi lên chỗ cạn…
0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 3
(2đ)
* Hình thức:
– Đoạn văn 3-5 câu
– Diễn đạt rành mạch, rõ ràng
– Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ
* Nội dung:

– Qua câu chuyện của mẹ con cá Chuối, HS rút ra thông điệp:
+  Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động (Cá Chuối mẹ sẵn sàng hi sinh thân mình, chịu khổ chịu đau đớn để đàn con thơ ngây có bữa ăn no. Cũng như những người mẹ của chúng ta, họ dành trọn vẹn tình yêu thương và tấm lòng chứa chan tình cảm cho thế hệ những đứa con còn đang tuổi lớn, non nớt và cần được trưởng thành…)

+ Nhận thức được sự hi sinh và công lao của mẹ
+ Cần ứng xử phù hợp với mẹ trong cuộc sống, yêu thương, quan tâm đến cha mẹ….
(HS diễn đạt phù hợp thành các câu văn hoàn chỉnh).
Mỗi ý tìm được 0.5 điểm

0.5 điểm

 

 

 

 

1.5 điểm

 

  

PHẦN VIẾT
Viết bài văn kể về trải nghiệm đáng nhớ của em.
(4.0 điểm)
* Hình thức:

– Bố cục ba phần rõ ràng
– Trình tự các sự việc được kể hợp lí|
– Biết vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm với tự sự
– Trong bài văn không sai lỗi chính tả, bài văn mạch lạc, có sự liên kết giữa các câu.
– Ngôi kể phù hợp, nhất quán trong lời xưng hô

1.5 điểm
* Nội dung: Đảm bảo các ý sau:

– Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể (trải nghiệm vui vẻ hạnh phúc, trải nghiệm buồn, trải nghiệm khiến bản thân thay đổi), Giới thiệu thời gian, không gian, những người liên quan?

– Thân bài:

+ Nguyên nhân câu chuyện?
+ Diễn biến câu chuyện như thế nào? Trong câu chuyện đó mọi người đã nói và làm gì?
+ Câu chuyện vui hay buồn, tâm trạng của em và mọi người ra sao?
+ Chuyện kết thúc như thế nào? Tâm trạng của người kể và những người xung quanh
+ Cảm xúc của em khi nhớ và kể lại câu chuyện
+ Những bài học kinh nghiệm người kể rút ra được

– Kết bài: Cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

* Lưu ý: Khuyến khích học sinh sử dụng những câu văn có xuất hiện các biện pháp tu từ đã học: so sánh, nhân hoá, …

0.5 điểm

 

 

 1.5 điểm

 

 

 

 

0.5 điểm

 

ĐỀ 2

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

 

Chủ đề
Mức độ
Tổng số
Biết
Hiểu
Vận dụng
Đọc hiểu
Văn bản truyện (tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK)– Nhận diện thể thơ

– Nhận biết nội dung văn bản

– Xác định được từ đơn, từ ghép

–                     Phân tích được hiệu quả biện pháp tu từ– Nêu được cảm nhận của bản thân về văn bản và bài học liên hệ 
Số câu

Số điểm                 

 Tỉ lệ

2

1.5

15%

1

2,0

20%

1

1,5

15%

4

5,0

50%

Viết
Viết bài văn tự sự.  Kể lại một trải nghiệm của bản thân em. 
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 1

5,0

50%

1

5,0

50%

Tổng số
 2

1.5

15%

1

2,0

20%

2

6,5

65%

5

10

100%

Chú thích:  

– Ma trận đề thi trên theo phương án 1 trong kế hoạch của bộ môn.
– Mức độ đánh giá: chia làm 3 mức độ theo yêu cầu về KTĐG của CT Ngữ văn 2018 (biết, hiểu, vận dụng)
– Các chuẩn/tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động đọc hiểu: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của đọc hiểu văn bản thơ trong CT Ngữ văn 2018 và sách giáo khoa (Bài 2).
–  Các tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động viết: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của hoạt động viết trong CT Ngữ văn 2018 và sách giáo khoa (Bài 1). – Thang điểm: 10

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Phần 1: Đọc hiểu (5đ)

  1. Đọc ngữ liệu sau

Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

                                                        ( Mẹ là tất cả – Lăng Kim Thanh)

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (1 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? nêu nội dung đoạn thơ?
Câu 2 ( 0,5 điểm). Ghi lại 1 từ đơn,1 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (2.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ  và nêu tác dụng của nó
Câu 4 (1.5 điểm). Từ những câu thơ trên em cảm nhận như thế nào về vai trò và tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta? Em cần phải có bổn phận và trách nhiệm như thế nào đối với  với cha mẹ (Viết khoảng 3 -5dòng).

Phần 2: Viết (5đ)

Đề bài: Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm. Những kỉ niệm đó có thể là vui là buồn thâm chí là làm chúng ta thay đổi cả một thói quen. Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của mình với thầy, cô hay bạn bè.

 – Hết –

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Phần
Nội dung
Điểm
1. ĐỌC HIỂU
Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? nêu nội dung đoạn thơ?
1.0
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời như Đáp án: 0.5 điểm
– Học sinh trả lời không đúng Đáp án hoặc không trả lời: 0 điểm
0.5
Nội dung:  Đoạn thơ khẳng định tình cảm yêu thương, che chở, đùm bọc, soi sáng cho con của người mẹ dành cho con. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, quý giá!

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0.5 điểm
– Học sinh trả lời được một nửa ý: 0.25 điểm
– Học sinh trả lời không đúng Đáp án hoặc không trả lời: 0 điểm
– Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa.

0.5
Câu 2 Ghi lại 1 từ đơn,1 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
0.5
Học sinh nêu được một trong số những từ sau:
– Từ đơn: mẹ, con, trăng, sao,..
– Từ ghép: mùa thu, lời ru, bến mơ,…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0.5 điểm
– Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0.25 điểm
– Học sinh trả lời không đúng Đáp án hoặc không trả lời: 0 điểm

0.5
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ  và nêu tác dụng của nó
2.0
Biện pháp tu từ: So sánh
+ Mẹ là cơn gió mùa thu
+ Mẹ là đêm sáng trăng sao
Biện pháp tu từ: Điệp
+ Mẹ là cơn gió mùa thu
+ Mẹ là đêm sáng trăng sao

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0.5 điểm
– Học sinh trả lời được một nửa ý: 0.25 điểm
– Học sinh trả lời không đúng Đáp án hoặc không trả lời: 0 điểm

0.5

 

Tác dụng:

+ Cho thấy mẹ chính là tất cả, là cơn gió ru con ngủ , là đêm trăng sáng soi đường chỉ lối cho ta đến với ước mơ của mình.
+ Khẳng đình tầm quan trọng của một người mẹ đối với những đứa con thân.
+ Qua đó cũng cho thấy tình mẫu tử tuy bình dị nhưng rất thiêng liêng , cao quý

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 1.5 điểm
– Học sinh trả lời được 2 trong 3 nội dung: 1.0 điểm
– Học sinh trả lời được 1 trong 3 nội dung: 0.5 điểm
– Học sinh trả lời không đúng Đáp án hoặc không trả lời: 0 điểm
– Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa.

1.5
Câu 4 Từ những câu thơ trên em cảm nhận như thế nào về vai trò và tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta? Em cần phải có bổn phận và trách nhiệm như thế nào đối với  với cha mẹ (Viết khoảng 3 -5dòng).
1.5
Hình thức: đoan văn từ 3 đến 5 dòng
+ Không mắc lỗi diễn đạt
+ Không sai lỗi chính tả
0.5
Nội dung: Học sinh nêu được những cảm nhận của mình về bài thơ không vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật

·        Gợi ý:
Vai trò và tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta

Em cảm thấy hạnh phúc và sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ
– Tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta thật thiêng liêng và cao thượng…

Bổn phận và trách nhiệm

– Chúng ta cần chăm ngoan học giỏi hiểu thảo nghe lời cha mẹ
– Luôn khắc ghi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng…

Hướng dẫn chấm:

Học sinh nêu lên những suy nghĩ, quan điểm cá nhân nên giáo viên cần tôn trọng. Nếu học sinh mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả thì tuy số lượng giáo viên sẽ trừ điểm.

1.0
2. VIẾT
Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm. Những kỉ niệm đó có thể là vui là buồn thâm chí là làm chúng ta thay đổi cả một thói quen. Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của mình.
5.0
* Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài tự sự; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:

HS có thể kể lại bất kì một trải nghiệm nào đó của mình. Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:

A. Yêu cầu kĩ năng:

– Bài viết đảm bảo đúng thể loại văn tự sự .|
– Bài viết có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận
– Bài văn diễn đạt trong sáng, lời văn rõ ràng .
– Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, không quá 6 lỗi chính tả.
– Biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác trong bài.
– Biết vận dụng thêm các phép tu từ đã học để thể hiện đối tượng.

1.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
B. Yêu cầu nội dung – kiến thức

Mở bài: Giới thiệu về thầy/cô/bạn bè và sự việc, tình huống người ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

Thân bài:

+ Mở đầu: Trải nghiệm đó xuất hiện ra sao? Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của nhân vật trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ

+ Diễn biến câu chuyện

Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí.

Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.

+ Kết quả

Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện.
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với câu chuyện đó là gì?

+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)

Kết bài nêu kết thúc của một trải nghiệm đáng nhớ/nêu cảm nghĩ về truyện đã kể. Bài học nhận ra sau trải nghiệm. Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.
– Sử dụng lời văn của bản thân một cách hợp lí, có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt câu)

3.5

 

0.5

 

 

0.5

 

1.0

 

 

0.5

 

0.5

 

0.5 

ĐỀ 3

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

         Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
       Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Văn học
Đoạn thơ lục bát

 

Nhận biết về thể thơ, phương thức biểu đạt– Hiểu nội dung đoạn trích

– Rút ra được bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

 Số câu: 1

 Số điểm: 0,5

Số câu:2

Số điểm:1

Số câu:0  

Số điểm: 0

Số câu:0  

Số điểm: 0

Số câu: 3

Số điểm: 1,5

tỉ lệ%  :25%

2. Tiếng Việt
– Cụm từ
– Biện pháp tu từ
– Chỉ ra cụm danh từ, cụm động từ, so sánh, điệp ngữ và hình ảnh so sánh, từ ngữ.– Tác dụng của cụm danh từ, cụm động từ,  phép so sánh, điệp ngữ 
Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:1

Số điểm:0,75

Số câu:1

Số điểm:0,75

Số câu:0

Số điểm:0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

tỉ lệ% 20%

3. Tập làm văn.

– Đoạn văn

– Bài văn tự sự

Viết đoạnViết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân. 
Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:0

Số điểm:0

Số câu: 0

Số điểm:0

Số câu:1

Số điểm:2

Số câu: 1

Số điểm:5,0

Số câu: 2

Số điểm: 7,0

tỉ lệ% :55%

– Tổng số câu:

– Tổng số điểm:

– Tỉ lệ% 

 

Số câu: 2

Sốđiểm: 1,25

Tỉ lệ : 22,5%

Số câu:3

Số điểm:1,75

Tỉ lệ 27,5%

 

Số câu:1

Số điểm:2

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu:7

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

“Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
(…)

Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về.”
(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

Câu 1 (0,5 đ). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2 (0,5 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3 (0,75 đ). Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?

Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về
Câu 4 (0,75 đ).  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong  đoạn trích trên?
Câu 5 (0,5 đ).  Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

PHẦN II: VIẾT (7 điểm).

             Câu 1 (2,0 đ). Từ đoạn thơ trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 (5,0 đ).  Phê bình là điều không ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em trưởng thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó.

————-HẾT————–

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

         I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 3,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.
– Phương thức biểu đạt chính biểu cảm
0,25
0,25
Câu 2
– Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả.0,5
Câu 3
– Cụm danh từ: dáng mẹ yêu
– Cụm động từ: liêu xiêu đi về
=>dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng làm cho câu thơ miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn hình ảnh người mẹ
0,25
0,250,25
Câu 4
– Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong  đoạn trích trên: so sánh, điệp ngữ (quê hương là…, quê hương là…,…)
– Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người như: lời ru, tiếng ve, dòng sông, góc trời, cánh đồng, dáng mẹ tần tảo sớm hôm,…Qua đó thấy được tình yêu quê hương của tác giả
0,25

0,5

Câu 5
– Thông điệp: Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Cần biết trân quý, xây dựng quê hương ngày một đẹp, giàu…0,5

 

II. Viết
Câu 1 (2,0 đ).  
1.Về hình thức, kĩ năng: Học sinh biết cách trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương dưới hình thức đoạn văn, lời văn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết câu hợp lý, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt…

2. Về kiến thức: Học sinh có nhiều cách cảm nhận khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau

0,5
– Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên, là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.
– Hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc luôn trong trái tim mỗi người dù có đi đâu chăng nữa.
– Tự hào về quê hương, cần trân trọng, yêu quý và xây dựng quê hương đẹp giàu.
1,5
Câu 2 (5,0 đ).  
Câu 2 Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm
Mở bài
Giới thiệu được kỉ niệm một lần bị phê bình0,5
Thân bài

 

– Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
– Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
– Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
– Sự thay đổi của bản thân từ lần bị phê bình đó
 

1,0
1,0
1,0

Kết bài
Nêu ý nghĩa của lần phê bình đối với bản thân.0,5
      III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.0,25
Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.0,5
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.0,25

ĐỀ 4

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Cấp độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Đọc hiểu văn bản  
Nhận biết được thể loại, Các đặc trưng của thể loạiHiểu và lí giải được những yếu tố về nội dung, nghệ thuật của văn bảnTừ nội dung văn bản học sinh rút ra được bài học cho bản thân
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 3

Số điểm: 0.75

Tỉ lệ: 7.5%

Số câu: 3

Số điểm: 0.75

 Tỉ lệ: 7.5 %

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ:20%

Số câu: 7

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

2. Thực hành tiếng Việt

 

Nhận biết được kiến thức tiếng Việt ở một đơn vị ngôn ngữ cụ thể trong văn bảnHọc sinh hiểu và phân tích được dụng ý của tác giả khi sử dụng kiến thức tiếng Việt đó.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 1

Số điểm:2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 3

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25 %

3. Viết
Nhận biết được những yêu cầu của kiểu bàiHiểu và viết đúng thể loại.Biết vận dụng những kiến thức đã học để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 Số điểm:3.5

Tỉ lệ: 35%

Số câu: 1

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %

Số câu:1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu:1

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

Số câu: 11

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

PHẦN I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (6 điểm)
   Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 Trời mưa. Rô mẹ dặn rô Ron:
– Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!
Trời vừa lạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng lượn chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn:
– Chúng mình cùng vựơt dòng nước nhé!

Cá Cờ ngắm dòng nước lónh lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói:
– Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi.
– Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này!
Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa…Rô Ron nhìn thấy một cô Bướm có đôi cánh màu tím biếc. Rô Ron liền bơi theo và hỏi:

– Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không?

Cứ thế, Rô Ron mải bơi theo bướm. Nào ngờ, dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn. Chú cố hết sức mình lóc đi, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mệt quá, Rô Ron đành phải nằm phơi mình trên mặt đất. Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc. May thay, chị Gió Nhẹ lướt qua. Thấy Rô Ron bị mắc cạn, chị dừng lại và nói:
– Để chị giúp em!

Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cờ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về.

Khi Rô Ron về đến hồ thì gặp Cá Cờ đang dẫn Rô mẹ đi tìm. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Rô Ron hối hận dịu đầu vào lòng mẹ”
                                                      (Cá Rô Ron không vâng lời mẹ– Nguyễn Đình Quảng)

Bài 1: Trắc nghiệm: (2 điểm) Chọn đáp án đúng.
Câu 1. Truyện “Cá rô con không vâng lời mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất

Câu 2. Xác định thể loại của văn bản trên ?

A. Truyện ngắn
B. Truyện dài
C. Tiểu thuyết
D. Truyện đồng thoại

Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?

A. Rô mẹ
B. Rô Ron
C. Chị Gió Nhẹ
D. Cá Cờ

Câu 4. Câu văn sau có mấy từ láy “Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến.”

A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ

Câu 5. Bỏ qua lời can ngăn của Cá Cờ là “chỉ nên chơi quanh đây thôi”, Rô Ron đã làm gì?

A. Giương vây nhún mình lấy đà phóng lên bờ, sau đó bơi theo dòng nước, say mê ngắm cảnh.
B. Nhìn thấy cô Bướm và mải bơi theo cô Bướm.
C. Cả đáp án A và B

Câu 6. Vì mải bơi theo cô Bướm, Rô Ron đã gặp hậu quả gì?

A. Bị mắc cạn.
B. Bị Cá Cờ giận.
C. Bị các loài cá khác bắt nạt
D. Bị mẹ mắng.

Câu 7. Ai đã giúp Rô Ron trở về nhà?

A. Cô Bướm
B. Gió Mạnh, Gió Nhẹ
C. Cô Mây
D. Gió Mạnh, Gió Nhẹ, Cô Mây

Câu 8. Trong câu văn “Cá Cờ ngắm dòng nước lónh lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Nhân hóa, so sánh
D. Ẩn dụ

Bài 2: Tự luận (4 điểm)
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai văn sau và nêu tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó?

“Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về.
Câu 2. Từ văn bản trên, em rút ra cho mình bài học gì? Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 câu).

II. PHẦN VIẾT (4 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

———–Hết————

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

PHẦN ĐỌC HIỂU
NỘI DUNG
6 điểm
Bài 1
(2 đ)
Đáp án : C 1C 2C 3C4C5C6C7C8(2 điểm, mỗi câu 0.25đ)
ADBBCADC
Bài 2
Câu 1
(2đ)
– Biện pháp tu từ : Nhân hóa
– Chỉ rõ từ ngữ nhân hóa: Chị gió Mạnh, Chị gió Nhẹ, báo tin, cô Mây, tìm, gọi.
– Tác dụng:
+  Biện pháp nhân hóa đã làm cho các sự vật của thiên nhiên ( gió, mây…) trở nên gần gũi với con người.
+Câu chuyện hấp dẫn hơn.
(0.5 đ)

(0.5 đ)

(1.0 đ)

Câu 2
(2đ)
– HS có thể rút ra một trong các bài học: phải ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ; biết sống yêu thương, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn….
–  Viết đoạn văn:

* Yêu cầu:

–   Hình thức đảm bảo hình thức của đoạn văn, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt câu, chính tả.
–    Nội dung: Trình bày được vấn đề đó là gì;  biểu hiện của vấn đề; ý nghĩa của vấn đề; rút ra được những việc cần làm.
Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra thành một ý riêng hoặc lồng ghép việc rút ra bài học từ câu chuyện trong đoạn văn vẫn được tính điểm.

(0.5đ)

(0.25đ)

(0.75đ)

 

PHẦN VIẾT
 (4 điểm)
Câu 1
(4đ)
Bài văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Hình thức: Đảm bảo bố cục ba phần của bài văn; xác định đúng thể loại tự sự; không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt câu; không mắc lỗi chính tả.

– Nội dung:

+ Kể được một trải nghiệm có ý nghĩa.
+ Trải nghiệm ấy diễn ra khi nào, ở đâu?
+Những người xuất hiện trong câu chuyện là ai?
+Điều gì đã xảy ra và theo thứ tự như thế nào?
+Vì sao chuyện lại xảy ra như vậy?
+ Bài học em rút ra từ câu chuyện là gì?
+ Cảm xúc của em lúc xảy ra câu chuyện và cảm xúc của em khi kể lại câu chuyện là gì?

 

(0.5đ)(0.5đ)(0.25đ)

(0.25đ)(1đ)(0.5đ)(0.5đ)(0.5đ)

Trên đây là Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. Mời thầy cô và các em tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*