Trình bày bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thông trong xã hội hiện đại thú chơi dân gian trong đời sống hiện đại

Trình bày bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thông trong xã hội hiện đại thú chơi dân gian trong đời sống hiện đại cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.

Trình bày bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thông trong xã hội hiện đại thú chơi dân gian trong đời sống hiện đại
Dàn ý chi tiết
I. MB

– Giới thiệu vấn đề:
+ Tranh dân gian được biết đến là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp có giá trị của dân tộc
+ Trước đây, vào thời điểm văn hóa phương Tây chưa du nhập vào Việt Nam, chơi tranh là một trong những thú chơi lịch lãm và tao nhã của rất nhiều người
+ Xã hội hiện đại hơn, hội nhập hơn, niềm hứng thú với thú vui tao nhã này cũng có nhiều đổi thay.

II. TB
1. Tranh dân gian là gì?

– Tranh dân gian:
+ Tranh dân gian là những tác phẩm được sáng tác để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được lưu truyền qua từng thế hệ.
+ Tranh dân gian tại Việt Nam thường gồm hai loại tranh chính là tranh thờ và tranh Tết.
+ Một số loại tranh dân gian Việt Nam: Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng,….

2. Vị thế của thú chơi tranh dân gian trong quá khứ

– Trước đây, văn hóa truyền thống giữ vai trò chủ đạo, thú chơi tranh được biết đến là một thú vui tao nhã và phổ biến
– Cách thức chơi tranh dân gian: Điển hình và rộng rãi nhất là phong tục chơi/treo tranh Tết. Dịp Tết
– Ngoài ra, trong gia đình ngày thường cũng có thể treo các loại tranh dân gian để trang trí,…
– Trong hầu khắp các gia đình Việt Nam xưa bất kể tầng lớp, đều có trong nhà những bức tranh dân gian

3. Biểu hiện và vị thế của thú chơi tranh dân gian trong xã hội hiện đại

– Xã hội hiện đại cũng đã đưa đến những thay đổi lớn trong đời sống tinh thần, thú vui cũ, những trò chơi dân gian xưa đã dần được thay thế bằng các sản phẩm văn hóa tân thời.
– Tranh dân gian xưa dường như cũng đã đi vào quên lãng. Thay vào đó là tranh hiện đại hoặc tranh khảm, tranh sứ, tranh kính, tranh đá…
– Khác với lối chơi tranh dân gian giản dị và bình dân xưa, người chơi tranh hiện nay không nhiều, những tranh được các gia đình ưa chuộng chơi là những bức tranh chép, tranh nháu, tranh giả cổ của phương Tây,…

4. Nguyên nhân dẫn đến sự mai một của thú chơi tranh dân gian trong xã hội hiện đại

– Nguyên nhân khách quan: Xã hội hiện đại, mở cửa và giao lưu văn hóa dẫn đến sự du nhập của nhiều luồng văn hóa khác nhau
– Nguyên nhân chủ quan: Lối sính ngoại, thích thể hiện cùng sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật đã khiến cho thú chơi tranh dân gian ngày càng mai một.

5. Mở rộng vấn đề

– Hiện nay nhưng vẫn còn những người giữ được thú chơi tranh dân gian. Đó chính là mảnh đất nhỏ còn sót lại để tranh dân gian bám rễ và tồn tại.
– Thú chơi tranh dân gian giờ đây lại có sự tinh tế và sự đầu tư kỹ lưỡng hơn của người chơi tranh. Vẫn là những bức tranh Tố nữ, Hứng dừa, Gà mẹ gà con, Tứ linh, Tứ quí… xưa, nhưng người chơi tranh ngày nay đã biến chúng thành những tác phẩm đắt giá bằng nhiều chất liệu cao cấp bền hơn, đẹp hơn, đắt tiền hơn chứ không phải chỉ in trên giấy bản, giấy dó như xưa.

6. Làm thế nào để giữ gìn, phát huy những nét đẹp và ý nghĩa của thú chơi tranh dân gian

– Mỗi người cần nâng cao niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống ấy
– Cần có những hình thức tuyên truyền để văn hóa truyền thống đi sâu, sát vào đời sống nhân dân
– Các làng tranh dân gian có sự linh hoạt trong việc kết hợp những giá trị truyền thống trong tranh dân gian với những chất liệu hiện đại mà không làm mất đi giá trị dân gian trong bức tranh
– Quảng bá tranh dân gian với du khách quốc tế

III. KB

– Khẳng định lại vấn đề:
+ Thú chơi tranh dân gian là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
+ Mỗi người cần có ý thức giữ gìn thú chơi tốt đẹp ấy, đó cũng là cách thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Trình bày bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thông trong xã hội hiện đại thú chơi dân gian trong đời sống hiện đại
Từ lâu, tranh dân gian được biết đến là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp có giá trị của dân tộc. Trước đây, vào thời điểm văn hóa phương Tây chưa du nhập vào Việt Nam, chơi tranh là một trong những thú chơi lịch lãm và tao nhã của rất nhiều người không kể giàu nghèo. Xã hội hiện đại hơn, hội nhập hơn, niềm hứng thú với thú vui tao nhã này cũng có nhiều đổi thay.
Tranh dân gian là những tác phẩm được sáng tác để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được lưu truyền qua từng thế hệ. Tranh dân gian tại Việt Nam thường gồm hai loại tranh chính là tranh thờ và tranh Tết với các làng tranh có tiếng như tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Khác với các tác phẩm tranh nghệ thuật hiện đại được sản xuất bởi một số ít người và thường có nhiều mẫu mã khác nhau. Ở Việt Nam, một số loại tranh dân gian được ưa chuộng đó là: Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng,….
Trong quá khứ, thú chơi tranh dân gian mang một vị thế quan trọng. Ở thời điểm mà văn hóa truyền thống giữ vai trò chủ đạo, khi chưa có sự du nhập của văn hóa phương Tây, thú chơi tranh được biết đến là một thú vui tao nhã và phổ biến. Điển hình và rộng rãi nhất là phong tục chơi/treo tranh Tết. Dịp Tết, mỗi gia đình Việt trước kia đều dán vài tờ tranh Tết cho không khí Tết ùa vào trong nhà từ sau ngày ông công ông táo. Tranh Tết là những tranh dân gian mang nội dung sung túc, không khí Tết,…Ngoài ra, trong gia đình ngày thường cũng có thể treo các loại tranh dân gian để trang trí,…Trong hầu khắp các gia đình Việt Nam xưa bất kể tầng lớp, đều có trong nhà những bức tranh dân gian: Theo GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, “Treo tranh dân gian trong ngày Tết đã từng là thú vui tao nhã, phong tục đẹp của người Việt Nam, trước đây hầu như không có nhà nào không treo tranh dân gian trong dịp Tết.
Xã hội dần có những đổi thay, hiện đại hơn và cởi mở văn hóa hơn cũng đã đưa đến những thay đổi lớn trong đời sống tinh thần, đặc biệt là các hình thức giải trí. Những thú vui cũ, những trò chơi dân gian xưa đã dần được thay thế bằng các sản phẩm văn hóa tân thời. Và tranh dân gian xưa dường như cũng đã đi vào quên lãng. Thay vào đó là tranh hiện đại hoặc tranh khảm, tranh sứ, tranh kính, tranh đá… với những chất liệu đắt tiền hơn, cầu kỳ hơn. Khác với lối chơi tranh dân gian giản dị và bình dân xưa, người chơi tranh hiện nay không nhiều, những tranh được các gia đình ưa chuộng chơi lầ những bức tranh chép, tranh nháu, tranh giả cổ của phương Tây,…
Sự thay đổi về vị thế của thú chơi tranh dân gian có thể kể đến chính là do xã hội hiện đại, mở cửa và giao lưu văn hóa dẫn đến sự du nhập của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Ngoài ra, lối sính ngoại, thích thể hiện cùng sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật của một bộ phận lớn người dân đã khiến cho thú chơi tranh dân gian ngày càng mai một.
Nhưng dù có khá nhiều người bị choáng ngợp bởi các loại tranh ngoại nhập và hiện đại trong cái xô bồ, náo nhiệt của đời sống hiện nay nhưng vẫn còn những người giữ được thú chơi tranh dân gian. Đó chính là mảnh đất nhỏ còn sót lại để tranh dân gian bám rễ và tồn tại. Tuy nhiên, thú chơi tranh dân gian giờ đây lại có sự tinh tế và sự đầu tư kỹ lưỡng hơn của người chơi tranh. Vẫn là những bức tranh Tố nữ, Hứng dừa, Gà mẹ gà con, Tứ linh, Tứ quí… xưa, nhưng người chơi tranh ngày nay đã biến chúng thành những tác phẩm đắt giá bằng nhiều chất liệu cao cấp bền hơn, đẹp hơn, đắt tiền hơn chứ không phải chỉ in trên giấy bản, giấy dó như xưa.
Để giữ gìn, phát huy những nét đẹp và ý nghĩa của thú chơi tranh dân gian, mỗi người cần nâng cao niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống ấy. Bên cạnh đó, cần có những hình thức tuyên truyền để văn hóa truyền thống đi sâu, sát vào đời sống nhân dân. Các làng tranh dân gian cũng cần có sự linh hoạt trong việc kết hợp những giá trị truyền thống trong tranh dân gian với những chất liệu hiện đại mà không làm mất đi giá trị dân gian trong bức tranh. Việc quảng bá tranh dân gian với du khách quốc tế cũng là cách phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Có thể nói, thú chơi tranh dân gian là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi thế, mỗi người cần có ý thức giữ gìn thú chơi tốt đẹp ấy, đó cũng là cách thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Trên đây là Trình bày bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thông trong xã hội hiện đại thú chơi dân gian trong đời sống hiện đại Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Leave a Reply

Required fields are marked*