Soạn bài Chái bếp cung cấp bài soan tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình dạy học.
Soạn bài Chái bếp
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính: Văn bản nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?
Trả lời:
Hình ảnh chái bếp hiện lên lại gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, những kí ức với cha mẹ với những dụng cụ quen thuộc gần gũi: nồi cám, cánh nỏ…
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?
Trả lời:
– Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh: ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn…
→ Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.
Trả lời:
– Tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, thèm và mong muốn được trở lại chốn thân thuộc gần gũi với biết bao kỉ niệm tuổi thơ.
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Trả lời:
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình.
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
Trả lời:
– Chủ đề của bài thơ: Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
– Xác định như vậy dựa vào việc từ “chái bếp” được lặp đi lặp lại 7 lần.
niệm tuổi thơ.
Trên đây là Soạn bài Chái bếp. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: