Phiếu bài tập văn bản Những người bạn

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn nhằm ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh tư liệu này.

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn

Phiếu học tập số 1

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn
  1. Xác định người kể chuyện, ngôi kể và các nhân vật có trong truyện
  2. Hoàn thành sáng để thấy được lời đối thoại, cử chỉ, hành động của hai nhân vật Lai-ca và Bi-nô.
Lai-caBi-nô
  1. Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” (Bê-tô) về hai người bạn. 
Lai-caBi-nô
  1. Thông điệp về tình bạn mà em nhận được từ văn bản. 
DỰ KIẾN SẢN PHẨM PHIẾU BÀI TẬP

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn

  1. Người kể chuyện, ngôi kể và nhân vật trong truyện đồng thoại: 

– Người kể chuyện: ngôi thứ nhất (chú chó Bê-tô xưng “tôi”)
– Nhân vật: Bê-tô, Lai-ca, Bi-nô

  1. Lời đối thoại, cử chỉ, hành động của hai nhân vật Lai-ca và Bi-nô. 
Lai-caBi-nô
Nghịch ngợm, sôi nổi: Nhai giày dép, nhai xà phòng, nhảy chồm chồm trong giờ ăn.Điềm tĩnh, nhẹ nhàng, hành động thông thái: Nhìn thấy nắng sau những cơn mưa, nghe mưa rơi xuống mái tôn, được sợ hãi, được cọ mình vào tấm chăn Bi-nô gợi những điều quen thuộc.
  1. Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” (Bê-tô) về hai người bạn. 
Lai-caBi-nô
Một người bạn thú vịMột người bạn thông thái
– Khoảng cách không thể ngăn cản tình bạn. Kể cả khi hình ảnh người bạn trong mắt không còn như cũ cũng không phải lí do để không yêu.– Đem lại cách nhìn đời mới mẻ, học được nhiều điều từ Bi-nô.

– Cảm thấy không còn xa lạ với Bi-nô, nhớ về những điều thân thuộc, tự nhiên.

  1. Thông điệp về tình bạn mà em nhận được từ văn bản. 

– Mỗi người bạn trong cuộc đời sẽ đem lại những trải nghiệm khác nhau.
– Tình bạn không phân biệt bởi sự khác nhau về ngoại hình, hành động hay khoảng cách. Tình bạn được tạo nên từ những kỉ niệm, thời gian cạnh nhau.

Phiếu học tập số 2

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn

Tóm tắt văn bản.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM PHIẾU BÀI TẬP

Ngay từ lần đầu gặp gỡ, Bê-tô đã sung sướng khi Lai-ca và mình quá giống nhau. Cả hai cùng bày đủ thứ trò nghịch ngợm đồ đạc trong gia đình. Sau đó, Bi-nô đến đã giúp Bê-tô có một cái nhìn khác về bạn bè. Bi-nô đã mở ra cho Bê-tô những kích thước mới của cuộc sống bằng bảng liệt kê những cái thú ở đời. Cả hai cùng ngồi ngắm mưa rơi, cùng trò chuyện.

A. THỰC HÀNH ĐỌC MỞ RỘNG

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn

Ghi chép thông tin, ý tưởng được gợi lên từ truyện đồng thoại mà em tự đọc vào nhật kí đọc sách dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH
Ngày:………………………………………………………………………………
Nhan đề truyện:…………………………………………………………………….

Tên tác giả:……………………………………………………………………….

Nội dung chính của truyện:……………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

Người kể chuyện và ngôi kể:………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

Các sự việc chính trong câu chuyện:……………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………….

Nhân vật (Gồm những ai? Nhân vật nào được nhân cách hóa?)…………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu văn hoặc đoạn trích yêu thích:………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Suy nghĩ sau khi đọc:………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

B. THỰC HÀNH VIẾT

Viết bài  văn kể lại một trải nghiệm của em.

Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

– Nghĩ về những sự việc quan trọng đã xảy ra với em. Liệt kê ra giấy các sự việc đáng nhớ.
– Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây:
+ Một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc (một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, bữa tiệc sinh nhật, một thành tích hay chiến thắng, một lần em giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ…)
+ Một trải nghiệm buồn, tiếc nuối (chia xa một người bạn, hiểu lầm một người, một lần mắc lỗi…)
+ Một trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân, học được một bài học trong cuộc sống (một hành trình khám phá, một lần thất bại…)

b. Tìm ý
Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? (Lúc em mấy tuổi, học lớp mấy, cách đây mấy năm, mấy tháng…Ở nhà, ở trường, ở lớp, ngoài đường,…)
Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? (Em, người thân, bạn bè,… Các hành động của nhân vật có tác động trực tiếp, gián tiếp tới các hành vi của em sau đó.
Điều gì đã xảy ra?
Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
Em có cảm xúc gì khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
c. Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
-Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện
+ Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan
+ Kế lại các sự việc trong câu chuyện.
– Kết bài: Cảm xúc và bài học rút ra cho bản thân sau sự việc đó.

d. Viết bài

Khi viết bài cần lưu ý:
– Nhất quán ngôi kể.
– Sử dụng các yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật…

e. Đọc lại và sữa chữa

Đọc và kiểm tra lại bài viết
– Ngôi kể có thống nhất không
– Các nhân vật xuất hiện đã có các dấu hiệu miêu tả ngoại hình, hành động, lời nói, tâm trạng,…chưa?
– Các sự việc có được kể đúng theo trình tự nối tiếp nhau không? Đã đủ các phương thức và phương tiện ngôn ngữ để liên kết các đoạn văn kể sự việc chứa?
– Bài học đã được diễn đạt sáng rõ và có liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm vừa kể chưa?

Phiếu học tập số 1

Đọc bài viết tham khảo và viết ngắn gọn các thông tin vào các dòng(…)
Câu chuyện xảy ra đã hơn một năm rồi, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn thấy mọi điều hiện lên thật rõ rệt. Bởi vì, trải nghiệm cùng người bạn nhỏ ấy là câu chuyện đáng nhớ với cả ba mẹ con tôi.
Người kể chuyện:……..

Sự việc được giới thiệu:…..

Hồi ấy, khi tôi vào lớp 5 và Bông lên lớp 4, gia đình tôi chuyển nhà. Bông và tôi thích cái nhà mới vì nó những phòng xép như phòng búp bê. Nhưng một đêm, Bông bỗng khóc ré lên: “Mẹ ơi!Con gì cắn chân con!”. Mẹ phri bế Bông ra phòng ngoài, rộng hơn. Nửa đêm mẹ bật dậy và than: “Trời đât, hoá ra chuột dám gặm cả chân mẹ! Thế này mà nó cắn chân các con thì nguy hiểm quá!”

Hôm sau, bà ngoại gửi ngay cho ba mẹ con chúng tôi một chú mèo mun, lông đen mượt. Mẹ bảo: “Có anh bạn này trông nhà cho mẹ con mình, lũ chuột sẽ sợ lắm đấy!”. Bông và tôi đặt tên cho nó là Mun. Mun của chúng tôi mới chỉ là một chú mèo con, nhưng nó có tính cách và tư thế của một con hổ dũng mãnh. Từ lúc có Mun, chắc sợ ánh mắt xanh lét trong đêm trông rất dữ tợn của nó mà chẳng con chuột nào dám bén mảng vào cái xép búp bê của Bông và tôi nữa.

Bỗng một buổi chiều, cả mẹ, cả Bông và tôi trở về mà không thấy Mun lao ra cửa meo meo rối rít như mọi ngày. Hai chị em tôi tìm kiếm và gọi mãi không thấy Mun thưa. Nhiều ngày sau, vẫn chẳng thấy Mun trở về. Bông khóc, tôi cũng khóc vì nhớ Mun. Mẹ an ủi chúng tôi: “Chắc Mun mải chơi hay rình bắt chuột, quên đường nên đã về nhà một bạn nào đó cũng rất yêu mèo”.

Diễn biến của sự việc:……….

………………………………..

……………………………….

……………………………….

…………………………………

……………………………..

……………………………..

Gạch dưới các câu văn biểu cảm

………………………………..

……………………………….

……………………………….

…………………………………

……………………………..

……………………………..

………………………………

Đó là lần đầu tiên chúng tôi trải nghiệm nỗi buồn mất một người bạn. Từ quê, bà ngoại lại gửi lên một bạn mèo làm vệ sĩ. Và cũng được cả nhà yêu quý, nhưng chẳng ai quên được Mun, người bạn nhỏ – vệ sĩ đầu tiên của chúng tôi.

(Bài làm của một bạn học sinh)

Ý nghĩa của sự việc

(Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể)

………………………………..

……………………………….

 Gợi ý:

– Bài văn được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”)
– Nội dung: kể về kỉ niệm với một người bạn nhỏ (mèo Mun)
– Các nhân vật : mẹ, nhân vật tôi (lớp 5), em Bông (lớp 3), chú mèo mun, …
– Giới thiệu câu chuyện: Đoạn đầu đã giới thiệu “trải nghiệm cùng người bạn nhỏ ấy là câu chuyện đáng nhớ với cả 3 mẹ con tôi.
– Tập trung vào sự việc đã xảy ra: Các sự việc
+ Sự việc 1: Ngôi nhà mới của ba mẹ con rất xinh xắn nhưng có nhiều chuột.
+ Sự việc 2: Bà ngoại gửi cho ba mẹ con một con mèo mun.
+ Sự việc 3: Ngôi nhà nhỏ đã thay đổi từ khi có Mun.
+ Sự việc 4: Một buổi chiều, Mun đã bị mất tích.
– Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể: buồn, khóc, chẳng ai quên được Mun, … 

Phiếu học tập số 2

THỰC HÀNH VIẾT BÀI

Hãy chia sẻ về một trải nghiệm đáng nhớ của em dưới hình thức một bài văn hoặc một bức thư để gửi  cho bạn bè hoặc người thân của em.
Gợi ý: Chọn trải nghiệm mà em ấn tượng nhất (chuyến tham quan cùng các bạn, chuyến đi du lịch cùng gia đình,…)

Mở bài


Giới thiệu nội dung kể
Em muốn kể vể trải nghiệm gì? Vì sao?
(Viết 3-5 câu giới thiệu về trải nghiệm và ấn tượng của em về trải nghiệm đó; nếu viết thư cần thêm ngày tháng, lời thưa gửi bày tỏ tình cảm và câu dẫn mở đầu cho lời tâm sự về trải nghiệm)

 

…………………………………….

……………………………………..

…………………………………….

Thân bài

Kể lại trải nghiệm của em

*Trải nghiệm của em diễn ra khi nào, ở đâu và cùng với ai? Sự việc chính là gì?

(Viết 3-5 câu nêu thời gian, địa điểm, nhân vật, sự việc)

*Em đã trải qua những gì?

(Viết 10-12  câu nêu lên những gì em đã thấy và đã làm; cảm giác của em khi đó; điều gì khiến em rung động và suy nghĩ; nêu những rung động và suy nghĩ đó; cần có thêm câu văn miêu tả giàu hình ảnh, nhưng từ ngữ biểu cảm để bộc lộ cảm xúc và các từ ngữ liên kết câu; nếu viết thư cần thêm các lời đối thoại với người nhận.)

 

…………………………………….

………………………………………

…………………………………….

…………………………………….

………………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………….

……………………………………..

Kết bài

Bài học trải nghiệm

*Em có được bài học gì từ trải nghiệm đã qua? Những cảm xúc, suy nghĩ nào đọng lại trong em sau đó?

(Viết 4-5 câu . Nếu viết thư thì cần 2-3 câu nhắn nhủ, hứa hẹn, ghi lời cuối thư và kí tên ở cuối thư)

…………………………………….

…………………………………….

…………………………………….

……………………………………..

…………………………………….

………………………………………

Phiếu học tập số 3

Em đã 12 tuổi, nghĩa là em đã có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, có vui, có buồn. Mỗi trải nghiệm của em đều sẽ mang lại một bài học nho nhỏ mà nhờ nó, em dần trưởng thành hơn, người lớn hơn. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại trải nghiệm đó.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM PHIẾU BÀI TẬP

4 năm trước, tôi đã có một trải nghiệm khó quên. Đó là một chiều thứ Sáu, và tôi đang giúp mẹ mình làm việc nhà. Khi tôi đang phơi quần áo ở ban công, một số quần áo bị thổi bay sang nhà hàng xóm. Vì vậy tôi quyết định sử dụng một ống dài để lấy lại chúng. Tuy nhiên, chúng lại ở quá xa! Tôi cố mãi nhưng vẫn không thành công. Và đột nhiên, tôi bị trượt chân và ngã xuống sân thượng. Tôi cảm thấy đau toàn thân.

Tôi thậm chí còn không thể thở được. Tôi nhớ đã người tôi bị phủ đầy bụi, và xung quanh là những mảnh gỗ vụn và ván ép. Ngay lập tức, gia đình tôi chạy đến chỗ tôi. Họ giúp tôi ngồi dạy, và họ hoàn toàn bị sốc.Bố mẹ tôi nhanh chóng đưa tôi đến bệnh viện. May mắn thay, tôi không bị thương nặng. Chỉ có một vài vết thương ở trên đầu, cánh tay và chân. Sau tai nạn này, tôi cố cẩn thận hơn khi làm bất cứ việc gì, và luôn đồng cảm với các diễn viên trong các bộ phim hành động. Với tôi, không gì quý giá hơn mạng sống.

Phiếu học tập số 4

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của mình. Trước cái chết của Dế Choắt do trò đùa ngỗ nghịch của mình gây ra, Dế Mèn đã hối hận, biết rút ra bài học đường đời đầu tiên. Còn em, em có sẵn sàng kể về một trải nghiệm của bản thân không?

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Trải nghiệm là những món quà quý giá trong cuộc đời mỗi người, nó giống như những người thầy dạy dỗ chúng ta, giúp mỗi người có thêm bài học và kinh nghiệm trên đường đời. Em cũng có một trải nghiệm mà có lẽ suốt cuộc đời này sẽ không bao giờ quên. Năm lớp Năm em cùng các bạn trong xóm nhân buổi học về sớm đã rủ nhau đi tắm biển. Trong nhóm 4 bạn thì có một bạn bị sóng cuốn ra xa, lúc đó dường như đầu óc em quay cuồng không còn biết điều gì khi chứng kiến bạn mình như thế. May mắn hai bạn còn lại của nhóm em bình tĩnh hô hoán người đến cứu giúp và có một chú tốt bụng đã cứu được bạn em lên bờ.

Lần đó bạn em mặt tái mét và chuyện đó khiến em sợ đến tận bây giờ. Vì cha mẹ đã nhiều lần giáo dục em về sự nguy hiểm khi đi tắm biển nô nghịch mà không có người lớn. Sau tai nạn này, em cố cẩn thận hơn khi làm bất cứ việc gì, và thầm cảm ơn ông trời vì đã được bình an. Với em, không gì quý giá hơn mạng sống.

C. THỰC HÀNH NÓI – NGHE

KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM
  1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói

Em hãy đọc lại nhiều lần bài viết của mình đề nắm chắc những nội dung quan trọng không thể bỏ qua khi kể lại câu chuyện.

b. Tập luyện

Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn. Em có thể lựa chọn hoặc kết hợp một trong hai hình thức tập luyện sau:
– Tập trình bày một mình trước gương.
– Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.

  1. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:
– Tự tin và thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói.
– Bám sát mục đích chia sẻ trải nghiệm để thống nhất trong cách dùng từ ngữ xưng hô và tập trung vào diễn biến câu chuyện.
– Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp:

  1. SAU KHI NÓI

– Người nghe:
+ Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

  • Điều hấp dẫn, thú vị của câu chuyện.
  • Những sự việc, chi tiết còn chưa rõ trong bài nói.

– Người nói:
Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

  • Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.
  • Giải thích thêm về những sự việc, chi tiết mà người nghe còn chưa rõ.

Phiếu học tập số 1

Hoàn thành phiếu sau để chuẩn bị nội dung nói theo gợi dẫn

PHIẾU GHI CHÚ

* Trải nghiệm đáng nhớ:……………………………………………………………

* Thời gian:…………………………………………………………………………

* Địa điểm:………………………………………………………………………….

* Nhân vật:…………………………………………………………………………..

* Sự việc:…………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

*Cảm xúc:………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

Phiếu bài tập văn bản Những người bạn

 Phiếu học tập số 2

Ghi tóm tắt các nội dung sẽ trình bày cho bài nói: Kể cho các bạn nghe về một trải nghiệm giúp em có thêm nhiều hiểu biết.

MỞ ĐẦU

Nội dung: Nói 3-4 câu nêu thời gian, địa điểm, sự việc và người tham gia cùng; có thể sáng tạo trong cách kể và sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh,..)

…………………………………………….

……………………………………………..

……………………………………………..

DIỄN BIẾN SỰ VIỆC

Nội dung: Nói 7-10 câu kể những việc đã làm theo trình tự. Với việc quan trọng cần dừng lại kể, tả chi tiết hơn. Kết hợp nói ra những cảm giác, suy nghĩ, cảm nhận hoặc tâm trạng của mình.

Ví dụ: Lúc đó, mình đã (…). Mình cảm thấy(….)

 

……………………………………………..

…………………………………………….

………………………………………………..

…………………………………………….

KẾT THÚC

Nội dung: Nói 3-5 câu nêu ý nghĩa của những trải nghiệm và bài học cho bản thân, có thể thêm lời đối thoại giao lưu với các bạn.

Ví dụ:

– Sau những trải nghiệm đó, mình (…)

– Câu chuyện mình kể đến đây là kết thúc, mình hy vọng (…)

…………………………………………….

……………………………………………..

……………………………………………..

…………………………………………….

………………………………………………..

…………………………………………….

Trên đây là Phiếu bài tập văn bản Những người bạn. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Phiếu bài tập Ngữ văn 6 Học kì 1 mới nhất

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 theo công văn 5512

Sơ đồ tư duy Thạch Sanh đẹp mắt

Đáp án trắc nghiệm Mô đun 5

Leave a Reply

Required fields are marked*