Phân tích khổ thơ 2 3 bài thơ Bếp lửa

Phân tích khổ thơ 2 3 bài thơ Bếp lửa

Phân tích khổ thơ 2 3 bài thơ Bếp lửa là một trong những đề văn nhằm đánh giá kỹ năng làm văn của học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và học sinh tư liệu tham khảo này.

Phân tích khổ thơ 2 3 bài thơ Bếp lửa
Đề: Phân tích đoạn thơ sau, để thấy được những kỉ niệm tuổi thơ luôn gắn bó bên bà và bếp lửa của người cháu.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Dàn ý
Bài làm
I. Mở bài

– Dẫn dắt: giới thiệu tác giả

– Giới thiệu bài thơ

– Giới thiệu đoạn thơ

Trong cuộc sống, con người ta luôn có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Những giá trị ấy, những kỉ niệm ấy sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu. Trong bài thơ ấy, ấn tượng với người đọc nhất có lẽ là đoạn thơ:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
…………………………………………

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

II. Thân bài
 
* Khái quát
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.
* Phân tích
 
Luận điểm 1: Kỉ nhiệm về những năm tháng gian khổ, thiếu thốn khi lên bốn tuổi: 

– Ấn tượng đầu đời rất sâu đậm trong kí ức người cháu là sự đói khổ:
+
Từ “đói”

+ Cụm từ “năm ấy”

 

 

+ Hai chữ “khô rạc”

 

– Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp

 

+ Từ “ khói”

 

+ Bút pháp kể tả

  – Trong chuỗi những kỷ niệm tuổi thơ, người cháu nhớ về những năm tháng gian khổ, thiếu thốn khi lên bốn tuổi:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

– Ấn tượng đầu đời rất sâu đậm trong kí ức người cháu là sự đói khổ: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”

Từ “đói” được lặp lại, xen giữa từ láy “mòn mỏi” gợi cái đói  thê lương, kéo dài triền miên khiến con người ta mệt mỏi, kiệt sức. Cụm từ “năm ấy” gợi nhắc đến hiện thực đau thương trong lịch sử- nạn đói khủng khiếp năm 1945- do chính sách cai trị hà khắc của phát xít Nhật và Pháp, khiến hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đây là những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, thiếu thốn của tác giả  và cũng là những năm tháng khó khăn  gian khổ của đất nước.

–  Đặc biệt, trong trí óc non nớt của người cháu vẫn còn lưu giữ hình ảnh “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”. Hai chữ “khô rạc”  thể hiện sự héo úa của sự sống. Cái đói mà cả động vật cũng không tìm thấy thức ăn… Câu thơ như trĩu xuống, đè nặng lên tâm hồn người đọc.

– Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp:

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Từ “ khói” được nhắc lại nhiều lần trong khổ thơ qua những hình ảnh: “ mùi khói”, “ khói hun” gợi ám ảnh về một thời gian khó đã đi qua. Để đến bây giờ nghĩ lại, người cháu cảm thấy “sóng mũi vẫn còn cay”. Cái cay ở đây có thể là cái cay của khói bếp nhưng cũng có thể là cái cay của niềm xúc động khi nhớ về những năm tháng đói nghèo đã qua. Bút pháp kể tả đan lồng đã đưa người đọc đến với những năm tháng thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn tràn ngập tình yêu thương.

Luận điểm 2:  Kỉ niệm về 8 năm sống cùng bà và âm thanh tiếng chim tu hú

 

+ “Tám năm ròng”

 

+ Điệp từ “tu hú”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Câu cảm thán “Tu hú ơi !”

              Và như một thước phim quay chậm, những kỉ niệm về 8 năm sống cùng bà và âm thanh tiếng chim tu hú ùa về:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !

+ “Tám năm ròng” là một quãng thời gian không dài đối với đời người nhưng lại là cả tuổi thơ của cháu. Hình ảnh bà và bếp lửa của tình bà cháu đã gợi ra một liên tưởng, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ – tiếng chim tu hú.

+ Theo truyền thống văn học, tiếng chim tu hú thường gợi nên sự khắc khoải, xa cách, trông mong, một âm thanh mang sắc điệu trầm buồn. Tiếng chim vang vọng ấy rất khác với những âm thanh căng tràn sự sống trong thơ Tố Hữu : “Khi con tu hú gọi bầy / Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”.

Cùng là tiếng tu hú kêu mỗi độ vào hè nhưng với Bằng Việt, âm thanh ấy như giục lúa mau chín để người nông dân mau thoát khỏi cái đói, như khơi dậy trong bà những kỉ niệm ngày xưa ở Huế, để bắt đầu những câu chuyện êm đềm cho tuổi thơ của cháu.

+ Một tiếng chim đong đầy kỉ niệm đến nỗi tác giả phải thốt lên lời cảm thán rằng “sao mà tha thiết thế”.

+ Điệp từ “tu hú” được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến lời thơ có âm điệu thật bồi hồi, tha thiết, khiến bản thân người đọc cũng như nghe vẳng lại đâu đây tiếng tu hú từ trong tiềm thức của tác giả. Sự điệp lại ấy còn gợi lên những nỗi nhớ trùng điệp, vấn vít vào nhau – nỗi nhớ của bà về quá khứ của mình càng khiến cho nỗi nhớ của cháu về bà thêm thăm thẳm, vời vợi.

=>Tiếng chim tu hú đã trở thành một phần tuổi thơ, một mảnh tâm hồn cháu, là sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ và hiện tại. Tiếng vọng đồng chiều ấy vang lên trong khổ thơ càng như giục giã, như khắc khoải một điều gì đó tha thiết lắm, để dòng kỉ niệm trải dài hơn, rộng hơn, sâu hơn trong không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương.

+ Và trong dòng chảy ấy, hiện lên những ký ức thân thương về tình bà cháu sâu đậm :

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

+ Tám năm tuổi thơ của tác giả cũng chính là những năm đất nước chiến tranh, bố mẹ phải đi công tác xa nhà, cháu phải sống cùng bà. Bằng Việt đã khơi lại những kỉ niệm ngày ấy bằng nghệ thuật liệt kê : “Bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”,… mỗi một ký ức hiện về là thêm một lần hình ảnh bà được khắc sâu trong tâm trí cháu.

Trong những năm tháng ấy, bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, là cội nguồn yêu thương của cháu. Bà không chỉ chăm lo cho cháu từng chút một mà còn là người thầy đầu tiên dạy cho cháu bao điều về cuộc sống, những bài học của bà trở thành hành trang cháu mang theo trong suốt quãng đời còn lại.

+ Liên hệ thơ Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh từng viết về một người bà như thế trong “Tiếng gà trưa” : “Tiếng gà trưa / Mang bao nhiêu hạnh phúc / Đêm cháu về nằm mơ / Giấc ngủ hồng sắc trứng”.

Với Bằng Việt cũng vậy, được ở với bà là cả một niềm hạnh phúc vô bờ. + Cặp từ “bà” và “cháu” xuất hiện trong từng phép liệt kê như gợi lên hình ảnh hai bà cháu gắn bó, quấn quít không rời, gợi lên một thế giới mà trong đó bà là tất cả. Cùng bà nhóm bếp hàng ngày, tác giả thấm thía được những gian lao, vất vả của bà khi phải một mình chăm sóc cháu, để rồi lời thơ như thủ thỉ một lời tâm tình “nghĩ thương bà khó nhọc”, và một lần nữa tiếng chim tu hú lại vọng về :

Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?

+ Câu cảm thán “Tu hú ơi !” kết hợp với câu hỏi tu từ vang lên như một lời trách cứ nhẹ nhàng. Ở giữa nước Nga xa xôi, tiếng chim tu hú vọng lại trong hồi ức của Bằng Việt khiến nỗi nhớ trào dâng trong lòng nhà thơ cùng những câu hỏi mênh mang : khi cháu đã đi rồi thì ai sẽ “cùng bà nhóm lửa”, ai sẽ nghe bà “kể chuyện những ngày ở Huế”…

Lời thơ là hỏi chim tu hú, hay là hỏi chính mình ? Là lời than thở, trách móc hay chính là mong ước khôn nguôi muốn được trở lại bên bà .

+ Nỗi lòng của chim tu hú “kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” đâu có khác gì với nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người.

+ Tiếng chim ấy khiến lòng người như trỗi dậy bao hoài niệm, nhớ mong da diết, âm vang trong tim người đọc. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình thủ thỉ, chậm rãi đầy nhung nhớ đã đưa ta về với tuổi thơ sống bên bà và đầy ắp tình bà cháu của tác giả.
* Đánh giá

 

– Nghệ thuật

– Nội dung

        Như vậy, bằng biện pháp tu từ điệp ngữ và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, bốn khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn tình bà cháu thiêng liêng sâu đậm. Từ hình ảnh một bếp lửa, nhà thơ nhớ về bà và những kỉ niệm sống bên bà để từ đó bộc lộ niềm yêu thương, sự thấu hiểu, lòng biết ơn đến người bà của mình và cũng là với quê hương đất nước. Tình cảm cao đẹp ấy thật đáng trân trọng.
III. Kết bài

– Đánh giá chung về đoạn thơ

– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách  nhiệm gì? Em học được bài học gì?

Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa của người bà trong bài thơ Bếp lửa, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời. Người bà đã trở thành linh hồn trong căn bếp Việt mà mỗi chúng ta luôn trân trọng, muốn được trở về.

Trên đây là Phân tích khổ thơ 2 3 bài thơ Bếp lửa. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*