Phân tích 2 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá

Ôn tập đoàn thuyền đánh cá

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá là một trong những đề thi tuyển sinh 10. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh bài tham khảo.

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

Xem thêm video Phân tích 2 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá
Dàn ý
Bài làm
I. Mở bài
– Dẫn dắt: giới thiệu tác giả Huy Cận
– Giới thiệu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá
– Giới thiệu nội dung 2 khổ đầu: cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam- một hồn thơ dạt dào cảm hứng lãng mạn về thiên nhiên đất nước, con người trong thời đại mới. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 khi miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với không khí hào hứng, phấn khởi. Hai khổ đầu bài thơ đã cho thấy cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong niềm hân hoan của con ngườ
II. Thân bài
Con đường đi theo văn chương của Huy Cận chia thành hai giai đoạn, trước khi Cách mạng tháng Tám thành công và giai đoạn sau Cách mạng.

Trước Cách mạng tháng Tám Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới, thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương và niềm khao khát được hiến dâng tuổi trẻ, tài năng cho đất nước nhưng khi đối diện với thực tại nghiệt ngã những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn.

Như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, sáng tác của Huy Cận giai đoạn này luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng và đáng được cảm thông, trân trọng.

Sau 1945 thơ Huy Cận thể hiện rõ quá trình đấu tranh tự khẳng định sự góp mặt của một nhà thơ lớp trước vào cuộc sống mới. Tuy nhiên phải tới mười ba năm sau thì mới có một tập thơ (Tri mi ngày li sáng) được ra đời đánh dấu sự thay đổi quan điểm nghệ thuật cùng những cảm xúc trong suốt quá trình ông đi theo Cách mạng.

* Khái quát
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận
– Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 

Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Nhiều nhà thơ đã đi tới các miền đất xa xôi của Tổ quốc để sống và để viết: miền núi, hải đảo, nhà máy, nông trường…

Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự  nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958).

* Phân tích
 
Khổ đầu
Hai câu đầu
+ Ở câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh rất độc đáo
+ Điểm nhìn nghệ thuật

 

 

 

 

+ Đến câu thơ thứ 2, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

 

 

 

 

Hai câu sau:

Tác giả dùng nghệ thuật đối lập giữa con người với thiên nhiên.

 

 

+ Phó từ “ lại”

 

 

 

+ Hình ảnh độc đáo: “câu hát”, “căng buồm”, “gió khơi”.
Khổ một bài thơ là cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Ở câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh rất độc đáo: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Biện pháp so sánh giúp người đọc hình dung ra hình ảnh một mặt trời đỏ rực đang ừ từ lặn xuống biển; đồng thời gợi ra bước đi của thời gian. Hình ảnh “Mặt trời xuống biển trong câu thơ này chỉ có thể thấy được ở điểm nhìn nghệ thuật đặc biệt: Đó là điểm nhìn di động trên con thuyền trên biển. Vì thế, khi người quan sát nhìn về phía mặt trời lặn qua một khoảng biển sẽ thấy mặt trời như đang lặn xuống biển.                             

Đến câu thơ thứ 2, biện pháp tu từ nhân hóa đã khiến người đọc liên tưởng đến vũ trụ lúc này như một ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh cửa không lồ đang đóng sập lại và những con sóng chạy ngang trên mặt biển là những chiếc then cài.

Thông thường khi biển cả đi vào thơ văn thường mang một vẻ bao la, kì bí, thậm chí là cả sự cuồng nộ; và con người trước biển cả bao giờ cũng cảm thấy nhỏ bé và cô đơn. Nhưng biển đêm ở đây vẫn gợi được sự thân quen, gần gũi với con người. Vũ trụ như ngôi nhà lướn đang đi vào thời gian nghỉ ngơi.

Như vậy ở hai câu thơ đầu bằng biện pháp tu từ so sánh kết hợp với nhân hóa vừa  miêu tả được biến chuyển kì diệu của thiên nhiên trên biển vào lúc hoàng hôn vừa làm cho thiên nhiên trở lên gần gũi với con người.

Tác giả dùng nghệ thuật đối lập giữa con người với thiên nhiên. Nếu như hai câu thơ đầu thiên nhiên đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì hai câu sau lại miêu tả hành trình  đi lao động trên biển của con người lại bắt đầu:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Câu thơ“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” là một câu miêu tả, điểm nhấn, sức mạnh của câu thơ nằm ở chữ” lại”.
Phó từ “ lại” chỉ hoạt động diễn ra thường xuyên, miêu tả một hoạt động trái chiều. Qua đó, tác giả gợi nhịp điệu bình yên của cuộc sống.

Sự phấn khởi của đoàn thuyền ra khơi còn được diễn tả qua những chi tiết, hình ảnh độc đáo: “câu hát”, “căng buồm”, “gió khơi”. Độc đáo bởi có sự kết hợp giữa hình ảnh cụ thể và trừu tượng cùng bút pháp lãng mạn, biện pháp khoa trương giúp chúng ta hình dung, liên tưởng về sức mạnh đưa con thuyền ra khơi. Đâu chỉ có mỗi làn gió biển làm căng cánh buồm mà còn là câu hát của những người lao động trên con đường ra khơi. Hình ảnh “ Câu hát căng buồm” vừa tả thực, vừa lãng mạn, gợi tinh thần phấn khởi, hăng say, khí thế ra khơi đầy hào hứng của những người dân chài….

Khổ hai
Câu hát của người dân chài:

 

 

+ Hình ảnh so sánh “ như đoàn thoi”

 

 

 

 + Từ “ ơi”
+ Từ “ ta”
Khổ hai làm rõ nội dung câu hát của người dân chài, qua đó ta hiểu mơ ước của người dân chài khi ra biển:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Ra khơi, họ mong biển lặng sóng êm, gặp được đàn cá và đánh bắt được nhiều. Niềm mong ước ấy phản ánh tấm lòng đôn hậu của người ngư dân đã từng trải qua sóng gió bão tố trên biển. Giọng thơ ngọt ngào, ngân nga. Niềm mong ước ấy được thể hiện thông qua hình ảnh so sánh, ẩn dụ “ như đoàn thoi” hết sức đặc sắc tạo nên những liên tưởng thật thú vị. Lúc này mặt biển được ví như một tấm vải khổng lồ ( ẩn dụ) đặc biệt bằng hình ảnh của muôn loài cá. Cá thu rất nhiều, rất đông, rất tấp nập như những con thoi đang dệt trên biển đêm dưới ánh đèn đuốc và ánh trăng soi sáng.

Tác giả thay lời ngư dân cất lên tiếng gọi:” Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”. Từ “ ơi” cất lên thật thân thương, trìu mến; kết hợp với dấu chấm cảm cuối câu thể hiện mong ước hồn hậu của ngư dân. Từ “ ta” vang lên rất đỗi tự hào. Không còn cái tôi nhỏ bé đơn độc lẻ loi của một Huy Cận xưa kia hay buồn chán mà là một cái ta tập thể đầy sức mạnh. Có thể nói, khổ thơ là tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển và thể hiện mơ ước của người dân chài trên biển quê hương.

* Đánh giá

– Đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung đoạn thơ

 

Như vậy, với giọng thơ sôi nổi, hào hứng, biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa độc đáo, tác giả đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên lúc hoàng hôn trên biển thật tráng lệ; cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đầy lãng mạn, qua đó cho thấy khí thế hào hung của con người lao động.
III. Kết bài

– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách  nhiệm gì? Em học được bài học gì?

Hai khổ thơ đầu bài thơ đã khắc họa rất thành công một bức tranh thiên nhiên kì vĩ, thơ mộng và qua đó gợi được tâm hòn phóng khoáng, yêu lao động của người dân chài. Hai khổ thơ đầu nói riêng và bài thơ nói chung đã góp thêm một khúc ca hân hoan trong bài ca lao động của con người mới trong xã hội mới.

Trên đây là Phân tích 2 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá. Mời thầy cô tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*