Ôn tập Làng của Kim Lân xoay quanh nội dung về tình huống, nhân vật, ngôn ngữ… Bài viết cung cấp cho các bạn tư liệu này.
Câu hỏi Ôn tập Làng của Kim Lân
Câu 1: Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm xuất sắc cùa Kim Lân viết về đề tài người nông dân.
a) Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân.
b) Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Làng. Tác phẩm sử dụng ngôi kể. nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
c) Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
d) Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là Làng mà không phải là Làng Chợ Dầu?
e) Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn THCS viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
Câu 2: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một ỉủc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
[…] Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?,..
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào …
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà chợ con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
(Ngữ văn 9, tập một)
a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Đoạn văn kể về điều gì?
b) Em hiểu “tinh thần” trong câu: “Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lẳm cơ mà?” là gì?,
c) Câu văn “Hay là chỉ lại… ” có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao?
d) Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phương pháp lập luận tổng – phân – hợp phân tích tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng phép nối và thành phần tình thái.
Câu 3: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi bên dưới.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây… ”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?…
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chủng nỏ theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…
Nước mắt ông giàn ra. về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây […].
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
(Kim Lân, Làng)
a) Em hiểu gì về suy nghĩ của ông Hai trong câu văn sau: “Vê bây giờ ra ông chịu mẩt hết à?
b) Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó.
Câu 4: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
– Thế nhà con ở đâu?
– Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
– Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bẻ nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
– Có.
Ông lão ôm khít thằng bẻ vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
– À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bẻ giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
– Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chày ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thì:
– Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xỏ nhà, những lúc buồn khổ quả chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ ỉỏng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
(Ngữ văn 9, tập một)
a) Câu văn: “Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. ” thuộc hình thức ngôn ngữ nào?
b) Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận tổng – phân – hợp làm rõ nỗi lòng sâu xa bền chặt của ông Hai dành cho quê hương, đất nước. Trong đoạn văn sử dụng một câu nghi vấn, một phép thế.
Câu 5: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đẩy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cái chính, ông ấy cho biết… cái chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả..
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.
– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ợ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác.
(Kim Lân, Làng)
a) Đoạn trích trên kể về tình huống nào?
b) Tại sao tác giả lại để ông Hai nói “sai sự mục đích “?
c) “Làng Chợ Dầu chủng em Việt gian ” sử dụng biện pháp tu từ nào?
d) Đối với người nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà ông Hai lại sung sướng hể hả khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Điều đỏ có ý nghĩa gì?
Câu 6: Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện một cách chân thực sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai để làm sảng tỏ nhận định trên.
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015) Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào?Câu 2: Phân tích giá trị của phép điệp và phép liệt kê trong đoạn trích.Giải thích từ “ bông phèng, khướt”, so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai từ “ miên man” và “mê man”. Câu 3: Chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4: “ Ồ”, “ Chao ôi” là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? Vì sao? Những từ đó là lời của ai? Có ý nghĩa gì? Câu 5: Phân tích và chỉ ra câu văn sau thuộc loại câu nào: Cũng hát hỏng, bông :phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Câu 6: Điều gì khiến ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên”? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này? Câu 7: Cảm nhận của em từ 3- 5 câu về tình cảm của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên( có sử dụng câu ghép và câu có chứa thành phần phụ chú) |
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay đầu lại làm nô lệ cho thằng Tây[…]. Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích?Câu 3: Nêu tinh huống truyện cơ bản của tác phẩm trên. Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? cho biết dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp? Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ? Câu 6: Tâm trạng của ông Hai được thể hiện ntn qua câu “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.? Câu 7: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó? Câu 8: Tác giả đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật nào? Cách chọn điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì?
|
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “ Ông Hai vẫn cứ trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.” Câu 5: Đoạn trích diễn tả tâm trạng gì của ông Hai?Câu 6: Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị h.biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao? Câu 7:Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (ghi rõ tên đoạn trích). |
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng chừng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Có thật không hở bác? Hay chỉ tại…” Câu 1. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông lại có tâm trạng ấy? Câu 2. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn trích? Nêu tác dụng.Câu 3. Câu nói của ông Hai “ Hay là chỉ lại…”vi phạm phương châm hội thoại nào? |
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình…” Câu 1: Nêu nội dung của đoạn văn?Câu 2: Câu văn “Hay là quay về làng?…” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói? Câu 3: Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì? Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Thành công trong cách xây dựng tình huống truyện ngắn Làng là nhà văn đã đặt ông Hai vào những giằng xé nội tâm để buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu lý giải ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu có chứa khởi ngữ |
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.(2) Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? (3) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? (4) Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu …(5) Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: -(6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. 1.Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? 2, Tại sao “nhìn lũ con”, “ nước mắt” của ông Hai lại cứ “ giàn ra”?3. Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? 4. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện ngắn Làng ( Kim Lân) và “ Lặng lẽ Sapa”( Nguyễn Thành Long)
|
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết…cái chính là cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. (Kim Lân, Làng) 1, Đoạn trích trên kể về tình huống nào?2, Tại sao tác giả lại để cho ông Hai nói “sai sự mục đích”? 3, “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ nào? 4, Đối với người nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà tại sao ông Hai lại sung sướng hả hê khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Điều đó có ý nghĩa gì? 5,Trong đoạn trich, có một từ mà ông hai dùng sai đến hai lần. Đó là từ nào? Đáng lẽ ông phải dùng từ gì mới chính xác? Tac giả cố tình để nhân vật dùng sai từ như vậy nhằm mục đích gì? 6, Nhận xét về ngôn ngữ của ông Hai trong đoạn trích. Qua đó, em có cảm nhận gì về nhân vật này? 7, Qua những phẩm chất và hành động của nhân vật ông Hai, bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu hãy nêu những suy nghĩ của em về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp( sử dụng một câu có chứa thành phần khởi ngữ) |
Ôn tập Làng của Kim Lân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
Đọc đoạn trích sau: -Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu. -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: -Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: -À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. a, Nêu nội dung của đoạn trích?b, Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ở đây có gì đặc biệt? c, Nêu cảm nhận của em vè những giọt nước mắt của ông Hai? d, Câu nói của ông Hai: Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc cố tình vi phạm phương châm ấy có ý nghĩa gì? e.Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? g, Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn là ‘Làng” mà không phải là “ Làng chợ Dầu”? |
Trên đây là những câu hỏi Ôn tập Làng của Kim Lân. Mời mọi người tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: