Học sinh mất tiền trong lớp giáo viên phải giải quyết như thế nào?

Học sinh mất tiền trong lớp thì phải làm thế nào? Đây là một tình huống tế nhị yêu cầu sự khéo léo trong cách giải quyết của mỗi giáo viên. Công tác chủ nhiệm luôn đòi hỏi ở người giáo viên ngoài các kiến thức chuyên môn thì khả năng xử lí các tình huống sư phạm sao cho khéo léo là điều hết sức cần thiết.

Học sinh mất tiền trong lớp đó không phải là việc của mình?

Có rất nhiều phương án có thể đưa ra khi gặp tình huống học sinh mất tiền trong lớp. Đầu tiên, sẽ có một số giáo viên coi như đó không phải là việc mà mình phải giải quyết. Bởi lẽ, khi họp phụ huynh đầu năm giáo viên đã thông báo các nội quy. Theo đó, học sinh phải tự giữ tài sản của mình.  Vì vậy, khi học sinh báo mất tiền thì giáo viên không có trách nhiệm phải xử lí. Không phải là họ vô tâm mà việc điều tra rất khó khăn. Nếu họ xử lí không khéo lại “mang hoạ” vào thân.

Giáo viên kiểm tra cặp học sinh khi bị mất tiền?

Có thể có giáo viên sẽ tìm mọi cách để tìm lại số tiền đã mất cho các em. Khi học sinh mất tiền giáo viên sẽ kêu các em ở trong lớp để kiểm tra cặp sách. Điều này đã rất nhiều giáo viên làm. Tuy vậy cũng có những điều không hay xảy đến.

Khi học sinh mất tiền kiểm tra cặp học sinh để tìm thủ phạm

Nhiều phụ huynh đã phản ánh, tố cáo khi giáo viên kiểm cặp của con mình. Hậu quả chẳng ai khác mà chính giáo viên sẽ phải gánh chịu. Dẫu biết rằng giáo viên mong muốn tìm lại tiền cho học sinh nhưng cách xử lí thiếu tế nhị đó lại tự mình rước “hoạ” vào thân.

Giải quyết tình huống bằng nghiệp vụ sư phạm của mình?

Vậy cách xử lí nào là hay nhất cho tình huống này? Đối với tình huống này tôi có một may mắn khi được tham dự một buổi lễ tổng kết, trao thưởng cho những giáo viên đạt giải trong cuộc thi “Xử lí các tình huống sư phạm”. Trong buổi lễ đó tôi có nghe một thầy giáo đưa ra tình huống “Làm thế nào khi học sinh mất tiền trong lớp?” Cách giải quyết mà thầy đưa ra tôi nghĩ là cách xử lí rất hay mà mỗi giáo viên chúng ta có thể học tập.

Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh khi bị mất tiền

Theo thầy trình bày thì năm đó thầy được phân công làm chủ nhiệm. Đang một buổi dạy thì thầy nghe học sinh lớp chủ nhiệm báo mất tiền.

Tìm hiểu hoàn cảnh khi học sinh mất tiền

Qua tìm hiểu trước đó, thầy biết  em học sinh này có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cha mẹ của em làm thuê, làm mướn. Số tiền em mang theo để đóng tiền bảo hiểm. Đó là số tiền cha mẹ chắt bóp có được để phòng thân cho con. Nhưng chưa kịp đóng thì số tiền đó đã không cánh mà bay. Đứng trước tình huống đó thầy giáo đã chờ cho tiết học kết thúc.

Dùng lời lẽ để chạm đến trái tim học sinh

Sau đó thầy đã cho các em ngồi yên trong lớp. Thầy dùng mọi lời lẽ của mình để cho các em hiểu về hoàn cảnh khó khăn của em học sinh đó.

Lời nói là thứ vũ khí lợi hại để giải quyết tình huống khi học sinh mất tiền
Lời nói là thứ vũ khí lợi hại để giải quyết tình huống khi học sinh mất tiền

Những lời nói xuất phát từ trái tim như “gia đình bạn rất khó khăn, cha mẹ bạn đã phải chân lấm tay bùn, cực khổ để có được số tiền đó”, “có thể đối với nhiều bạn kinh tế khá giả hơn thì số tiền đó chẳng là bao, nhưng đối với bạn và gia đình lại là số tiền lớn”, “Nếu có số tiền đó, bạn sẽ đóng được tiền bảo hiểm để phòng những lúc ốm đau, bệnh tật gia đình không thể chi trả”… Rất nhiều những lời nói tâm huyết chạm đến trái tim của những cô cậu học trò bé nhỏ.

Sáng tạo trong cách xử lí khi học sinh mất tiền trong lớp

Sau những lời nói đó, thầy lấy trong cặp ra một tệp phong bì đã được chuẩn bị sẵn. Cầm tệp phong bì trong tay thầy nói: “Bây giờ thầy sẽ phát cho mỗi em một cái phong bì nhé. Chúng ta biết rõ hoàn cảnh khó khăn của bạn rồi đó. Nếu bạn nào có lỡ lấy tiền của bạn thì hãy thương bạn mà trả lại vào đây nhé”. Nói xong thầy phát cho mỗi em học sinh một phong bì. Học sinh lần lượt nộp lại phong bì cho thầy và ra về. Thầy giáo ánh mắt vui mừng khôn xiết vì trong tệp phong bì thầy nhận lại thì đã có số tiền mà em học sinh kia bị mất.

Nói tóm lại, trong quá trình dạy học mỗi chúng ta sẽ gặp rất nhiều tình huống với rất nhiều cách xử lí khác nhau. Nhưng chọn cách xử lí thế nào để vừa không làm học sinh bị tổn thương, không vi phạm quy định lại vừa làm vừa lòng và chạm đến trái tim của các em lại là một vấn đề không hề dễ chút nào./.

Đọc thêm bài viết: Sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học
Dạy học trực tuyến như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Theo dõi: giaoducmoi

Comments

Leave a Reply

Required fields are marked*