Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
– Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ tự do

2. Năng lực

a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV

– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản (đoạn văn) ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong bài 1 (NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU ), chúng ta đã học những bài thơ nào? Em thích bài nào nhất, vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tự do
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tự do
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận, điền vào phiếu học tập về đặc điểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tự do

Hình thứcNội dung
Đặc điểm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV yêu cầu, đọc kiến thức trong SGK và hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 HS trình bày bài làm của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ.

I. Tìm hiểu chung

1. Đặc điểm

–  Đoặn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị rằng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần,…khi sáng tác).

2. Nội dung

– Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

– Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ tự do

– Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

– Cấu trúc gồm ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề)

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân

Hoạt động 2: Phân tích kiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của kiểu văn bản đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ qua việc phân tích văn bản mẫu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về văn bản mẫu.
c. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS nắm được về đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do sau khi trả lời các câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn

– GV mời 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, mỗi HS đọc 1 lần, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

– GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi liên quan đến đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời con

●       Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

●       Tóm tắt phần thân đoạn

●       Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?

●       Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc đoạn văn và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Phân tích kiểu văn bản

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

Trả lời:

– Nội dung câu chủ đề của đoạn văn: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con.”

→ Giới thiệu nội dung chính của bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn.

– Câu kết đoạn của đoạn văn: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng, đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất”.

→ Rút ra bài học và ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu thương gia đình.

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tóm tắt phần thân đoạn.

Trả lời:

Thế giới hiện lên tươi đẹp, ngộ nghĩnh và hồn nhiên qua đôi mắt ngây thơ của con nhỏ, đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào gợi nhiều cảm xúc để tiếng thơ của mẹ cất thành lời.

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?

Trả lời:

– Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.

– Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện trong bài viết: Cảm xúc ngạc nhiên, thích thú trước những suy nghĩ ngây ngô, hồn nhiên của con trẻ. Cùng những suy nghĩ nhẹ nhàng, sâu lắng trước tình cảm của người mẹ.

Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?

Trả lời:

Những bằng chứng trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình là:

– Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…

– Người mẹ muốn làm thơ nhưng cảm xúc chưa nảy sinh, câu chữ “cằn khô”. Đúng lúc này, những lời nói ngây thơ hằng ngày của con vang lên trong tâm trí mẹ khiến cảm xúc tuôn trào.

Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:

– Phép lặp từ ngữ “bài thơ”, “mẹ”, “con”.

– Phép lặp cú pháp. Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con. Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…”

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 3: Viết theo quy trình

a. Mục tiêu: Nắm được các bước viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do và viết được đoạn văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến quy trình viết và viết được đoạn văn theo quy trình.
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết và tìm ý, lập dàn ý: Trước khi viết, em hãy xác định:

+ Mục đích bài viết này là gì?

+ Người đọc bài này có thể là ai?

+ Với mục đích và người đọc đó, em sẽ lựa chọn nội dung và cách viết như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, chốt:

+ Mục đích của bài viết: trình bày cảm xúc về một bài thơ tự do

+ Người đọc: thầy cô giáo, bạn bè, những người yêu văn chương.

=> Với mục đích và người đọc đó, chúng ta có thể lựa chọn nội dung và cách viết theo cách tổng phân hợp, phân tích nội dung, sau đó là nghệ thuật của bài thơ.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 2 HS đọc Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK (1 bạn đọc phần Tìm ý, 1 bạn đọc phần lập dàn ý).

– GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để góp ý cho nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin về Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK, sau đó lập ý và trao đổi với bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời hai cặp HS đứng lên trình bày dàn ý của nhóm mình sau khi đã thống nhất, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS viết bài. GV nhắc HS: Cần bám vào dàn ý đồng thời nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó viết bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV yêu cầu mỗi HS tự đọc lại bài của mình và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh đoạn văn.

– GV yêu cầu HS đổi vở với bài của bạn để góp ý cho nhau dựa trên bảng kiểm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, chốt một vài bài văn hay.

III. Viết theo quy trình

– Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

+ Thân đoạn: Nêu các ý thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về toàn bộ bài thơ hoặc một vài nét độc đáo của bài thơ.

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân

 

– Bước 3: Viết đoạn

 

 

 

– Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về việc viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên quan.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, suy nghĩ và đọc lại SGK để chuẩn bị trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để viết một đoạn văn khác ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn khác ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn mà HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS về nhà viết một đoạn văn khác ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe yêu cầu của GV, về nhà thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV nhắc HS sẽ thu bài và chữa bài vào tiết sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét việc học tập của cả lớp trong tiết học

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do
+ Soạn trước bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:
– Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

Tiêu chí
ĐạtChưa đạt
Mở đoạn
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.
Thân đoạn
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí.
Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Kết đoạnKhẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Dùng dấu câu để kết thúc đoạn văn
Diễn đạt
Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp
Viết đúng chính tả, ngữ pháp
Dùng từ phù hợp

Trên đây là Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*