Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 giúp học sinh trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Các yêu cầu đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng
– Cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý, lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
– Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
3. Về phẩm chất:
– Yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ
– HS làm một bài thơ lục bát về đề tài quê hương (tối thiểu 2 dòng)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Xác định nhiệm vụ viết
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh xác định nhiệm vụ viết
c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS, PHT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Dựa vào yêu cầu cần đạt và tên đề mục phần kĩ năng viết, chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ viết nào trong bài học này? + Chúng ta thường viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trong những tình huống nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Gv quan sát, hỗ trợ – HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS đọc, trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới: | – Gợi ý: + Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống + Một số tình huống cần viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: trong một bài báo, bức thư, bài dự thi, bài viết trên mục “Góc nhìn””của một số tờ báo, bài xã luận,… |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động : Hướng dẫn quy trình viết
a. Mục tiêu:
– Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi bằng PHT, phân tích ví dụ
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm PHT, câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước Chuẩn bị viếtBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Hs làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi: + Em sẽ chọn câu tục ngữ hoặc danh ngôn nào để trình bày ý kiến? Vì sao em chọn câu đó? + Em dự kiến thu thập những tư liệu nào? – Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS quan sát, lắng nghe và trả lời – GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt đông – HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Gv bổ sung, nhận xét NV 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ýBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ GV phát PHT số 1 để học sinh tìm ý cho bài viết; PHT số 2 để Hs lập dàn ý (phụ lục) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS quan sát, lắng nghe và trả lời – GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt đông – HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv bổ sung, nhận xét NV 3: Hướng dẫn học sinh viết bài và xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệmBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + Gv phát / trình chiếu bảng kiểm + Dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài làm của mình, sau đó dùng bảng kiểm đánh giá đồng đẳng (bạn bên cạnh) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS quan sát, lắng nghe và trả lời – GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– Gv tổ chức hoạt đông – HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Gv bổ sung, nhận xét | I. Hướng dẫn phân tích kiểu bài Hs xem lại ở bài 6 II. Hướng dẫn quy trình viết Đề bài: Viết bài văn nghị luận (Khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề trong đời sống. 1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viếta. Xác định đề tài – Đề tài: Hs có thể chọn một số câu tục ngữ và danh ngôn như: + Thương người như thể thương thân + Uống nước nhớ nguồn + Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng + Có công mài sắt, có ngày nên kim b. Thu thập tư liệu – Tìm đọc những câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về các vấn đề trong đời sống – Chọn một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
2. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý a. Tìm ý Liệt kê bất cứ suy nghĩ nào của em về câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà em đã chọn b. Lập dàn ý Đọc lại những ý đã tìm được đồng thời đối chiếu với yêu cầu của đề bài và cân nhắc, chọn lựa, sắp xếp những ý kiến tiêu biểu thành dàn ý. Dàn ý cần đảm bảo các yêu cầu sau: – Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu vì sao em lại có ý kiến như vậy về câu tục ngữ/ danh ngôn này. – Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm rõ lí lẽ – Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí 3. Bước 3: Viết bài Khi viết bài, em cần lưu ý một số vấn đề sau: – Mỗi đoạn văn chỉ nên trình bày một ý. Các ý phải tập trung vào chủ đề là câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em đã chọn. – Cần sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo liên kết trong bài. – Có thể sử dụng các câu chuyện từ thực tế, các trích dẫn từ sách, báo hoặc từ người lớn tuổi, có kinh nghiệm để tăng tính thuyết phục 4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống để tạo lập văn bản
b. Nội dung: Gv hướng dẫn hs làm bài tập
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ Từ bài viết đã được đọc, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm trên lớp, em hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau + Sửa bài viết cho hoàn chỉnh và công bố + Chọn một vấn đề trong đời sống khác để viết bài mới và công bố – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ, định hướng Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trả lời, hs khác phản biện, bổ sung ý kiến Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv chốt lại kiến thức |
Trên đây Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!