Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống 
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nắm được kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập \.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về một vấn đề đời sống hiện nay mà em quan tâm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ, chuẩn bị để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá kết quả
– GV dẫn vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn nghị luận về vấn đề đời sống
a. Mục tiêu: Nắm được một số điểm cần lưu ý về kiểu văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về một số điểm cần lưu ý khi viết bài nghị luận về một vấn đề đời sống
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được một số điểm cần lưu ý khu viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS:

+ Luận đề là gì?

+ Luận điểm là gì?

+ Thế nào là bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.  

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;

– HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận;

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận

– Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.

– Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng.

2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận

– Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

– Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.

– Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:

Bằng chứng khách quan
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện…Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan.
Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế.Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng.
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết bài
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được quy trình viết
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích bài Hãy yêu mến, bảo vệ thiên nhiên

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 

*Nhiệm vụ 2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?  

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 * Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Hãy yêu mến, bảo vệ thiên nhiên (Theo Hồ Quang Trung, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 5 năm 2021)

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Vấn đề được bàn luận trong bài viết là gì? Tác giả thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối đối với vấn đề đó?

Trả lời:

– Vấn đề được bàn luận trong bài viết là cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.

– Tác giả thể hiện thái độ đồng tình với vấn đề trên.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết.

Trả lời:

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhận xét về sức thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu ra.

Trả lời:

Tác giả đưa ra các lí lẽ, bằng chứng phù hợp, dễ hiểu giúp người đọc xác định và hình dung rõ hơn vấn đề đang bàn luận và soi xét vào thực tế cuộc sống.

 

3. Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

– Em có thể chọn một vấn đề dưới đây để bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối:

+ Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

+ Hiện tượng xả rác bừa bãi.

+ Nạn săn bắt thú hoang dã.

+ Tuổi trẻ cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.

+ Cần cấm sử dụng vật dụng bằng ni lông để bảo vệ môi trường.

+ …

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Liệt kê các ý kiến đồng tình hoặc phản đối về đề tài đã chọn dựa vào bảng sau:

Ý kiếnLí lẽBằng chứng
Đồng tình
Phản đối

– Sắp xếp các ý tìm được dựa vào dàn ý sau:

Mở bàiNêu vấn đề cần bàn luận.

Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.

Thân bài1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận

2. Bàn luận:

Trình bày vấn đề cần bàn luận.

Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.

Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Kết bàiKhẳng định lại vấn đề.

Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học.

Bước 3: Viết bài

– Viết bài văn dựa trên dàn ý. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với kiểu bài.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

– Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
b. Nội dung: HS thực hành viết bài
c. Sản phẩm học tập: Bài văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài làm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu GV giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV yêu cầu HS hoàn thiện bài viết và chuẩn bị nộp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS lên kiểm phiếu để nêu bài thơ được bình chọn là bài thơ hay nhất của lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các bước viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Tiêu chíĐạtChưa đạt
Phần mở đầu
Nêu vấn đề cần bàn luận
Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối.
Phần thân bài
Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận.
Trình bày vấ đề cần bàn luận.
Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.
Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm.
Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm.
Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí
Phần kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn để bàn luận.
Trình bày, diễn đạt
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục.

Trên đây là Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.  Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

 

Leave a Reply

Required fields are marked*