Giáo án Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án Tục ngữ và sáng tác văn chương giúp học sinh liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nhiệm dân gian về lao động sản xuất, Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội để hiểu hơn chủ điểm Trí tuệ dân gian.

Xem thêm:

Giáo án Tục ngữ và sáng tác văn chương
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
– Chủ đề: Trí tuệ dân gian
– Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết được một số thông tin chính của văn bản
– Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nhiệm dân gian về lao động sản xuất, Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội để hiểu hơn chủ điểm Trí tuệ dân gian
3. Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2,3
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung:
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu 2 ví dụ và yêu cầu học sinh chỉ ra câu tục ngữ được sử dụng trong ví dụ:

Ví dụ 1:

Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

(Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm)

Ví dụ 2:

Đào đã đứng tựa người vào cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối, tiếng nói dịu đi như một hơi thở:

– Anh Huân ạ, em muốn tâm sự với anh một câu chuyện.

Huân hầu như không nghe thấy gì, anh luống cuống vì nỗi lo: “Có người ra bắt gặp thì cả đôi tình ngay lý gian. Liệu mà về thôi !”.

(Mùa lạc- Nguyễn Khải)

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả hoạt động;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài: Trong các sáng tác văn chương chúng ta vẫn hay bắt gặp những câu tục ngữ gắn gọn mà giàu ý nghĩa. Tiết Kết nối chủ điểm hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về kết nối này

Gợi ý:

Ví dụ 1: Tục ngữ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh

Ví dụ 2: Tình ngay lý gian

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản; học sinh báo cáo dự án về tác giải, tác phẩm đã chuẩn bị
c. Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, dự án của học sinh, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu học sinh đọc văn bản

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs đọc văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

I. Đọc văn bản

– HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
– Nhận biết được một số thông tin chính của văn bản
– Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nhiệm dân gian về lao động sản xuất, Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội để hiểu hơn chủ điểm Trí tuệ dân gian
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

II. Khám phá văn bản

Câu 1: Theo em, rét nàng Bân chính là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Đây là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.
Câu 2: Theo lời tía nuôi của nhân vật tôi trong văn bản “Chim trời cá nước…” – xưa và nay, câu tục ngữ này đã không còn đúng với xã hội họ đang sống
(Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1: Sau khi đọc xong truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?

Câu 2: Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?

Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.

Câu 4: Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước… – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở

– HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả hoạt động;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung

 

II. Khám phá văn bản

Câu 1: Theo em, rét nàng Bân chính là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Đây là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ, chỉ trong khoảng thời ngắn. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.

Câu 2: Theo lời tía nuôi của nhân vật tôi trong văn bản “Chim trời cá nước…” – xưa và nay, câu tục ngữ này đã không còn đúng với xã hội họ đang sống

(Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim

về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ). Câu trả lời của nhân vật tía nuôi giúp cho chúng ta hiểu rằng câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này nhưng  không phù hợp trong

hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh hiện nay, câu tục ngữ trên càng không phù hợp khi việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học.

 

 

Câu 3: – Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay là:

+ Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về nhận thức cho người đọc

+ Khiến hình ảnh trong văn bản sinh động, hấp dẫn và dễ đi vào lòng bạn đọc hơn.

+ Việc nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp độc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.

– Một số câu tục  ngữ được sử dụng trong văn chương.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

+ Con trâu là đầu cơ nghiệp.

+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

Câu 4: Những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ:

– Đặt tục ngữ vào ngữ cảnh của câu văn

– Nếu câu tục ngữ gắn liền với một câu chuyện thì cần đọc câu chuyện đó để có thể hiểu chính xác ý nghĩa của câu tục ngữ

– Để có thể sử dụng tục ngữ đúng lúc, đúng chỗ, cần hiểu rõ ý nghĩa của tục ngữ và cần lưu ý: đôi khi, ý nghĩa của câu tục ngữ có thể không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, hướng dẫn

– HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

– HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.

2. Nghệ thuật

– Dẫn chứng cụ thể, hợp lí

– Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KI ẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1: Nàng Bân là ai?

Câu 2: Nàng Bân có tính cách như thế nào?

Câu 3: Nàng Bân dự định làm điều gì cho chồng?

Câu 4: Ngọc Hoàng đã làm gì để giúp chồng nàng Bân mặc thử áo?

Câu 5: Từ truyện Nàng Bân, em hiểu rét nàng Bân là gì?

Câu 6: Truyện Nàng Bân thuộc thể loại gì?

Câu 7: “Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tân bay liên chi hồ điệp”. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn là gì?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động

– Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

1. Con gái Ngọc Hoàng

2. Chậm chạp và vụng về

3. May áo rét cho chồng

4. Cho trời rét lại mấy hôm

5. Rét vào khoảng tháng Ba, tuy mùa rét đã qua những có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm

6. Truyện cổ tích

7. So sánh

Trên đây là Giáo án Tục ngữ và sáng tác văn chương. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viêt khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!   

Leave a Reply

Required fields are marked*