Giáo án Tôi đi học Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án Tôi đi học Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài vườn rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường.

Giáo án Tôi đi học Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
– Chủ điểm Hành trình tri thức
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung văn bản
– Liên hệ, kết nối với VB Tự học- một thú vui bổ ích và Bàn về đọc sách để hiểu hơn về chủ điểm Hành trình tri thức
3. Phẩm chất:
– Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV/ GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Cách 1: Đọc câu văn sau (trong văn bản Tôi đi học) và trả lời câu hỏi:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài vườn rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường.

Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc gì?

 Cách 2: GV có thể bắt nhịp cho cả lớp hát, hay tự hát hoặc chọn một học sinh hát bài “Đi học” Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính),

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– Hs trả tham gia trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài

Trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm tuổi học trò thường khắc sâu trong trí nhớ vì nhờ đi học chúng ta bước vào đời bằng kiến thức, dưới sự dìu dắt yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Nhưng bước đầu thì bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, cùng với cảm xúc vui buồn. Những nhạc sĩ đã dùng tài năng để nói về ngày kỉ niệm đáng nhớ về buổi đến trường đầu tiên qua bài hát còn nhà văn Thanh Tịnh kể những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng một thời ấy qua văn bản Tôi đi học của mà chúng ta cùng theo dõi qua bài học hôm nay.

Gợi ý:

Cách 1:

– Câu văn trên gợi những cảm xúc mơn man, xao xuyến, náo nức về ngày đầu tiên đi học.

Các em tự chia sẻ với các bạn mình về những kỉ niệm khó quên ngày tựu trường của chính mình.

 

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu
– Biết cách đọc văn bản truyện, giới thiệu về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp)

+ Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?

– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

– HS biết cách đọc phù hợp tốc độ đọc

2. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

–  Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh

– Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

– Phong cách sáng tác: Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

– Tác phẩm chính: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…

b. Tác phẩm

– Thể loại: truyện ngắn

– Xuất xứ: in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

– Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả

– Người kể chuyện: kể theo ngôi thứ nhất

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

+ Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

+ Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi

a. Mục tiêu:
– Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung văn bản
– Liên hệ, kết nối với VB Tự học- một thú vui bổ ích và Bàn về đọc sách để hiểu hơn về chủ điểm Hành trình tri thức
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

II. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi:

– Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầy trời quang đãng.
=> Tác dụng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Phép so sánh này diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.
– Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc thôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
=> Tác dụng:
So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Phép so sánh này diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật tôi khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ.

Câu 2:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào lớp: không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến. Sự thay đổi tâm trạng ấy là do sự ân cẩn, nhiệt tình của thầy giáo khi tiếp đón các em học sinh và cả sự trang trí lớp học, bàn ghế, tình bạn thân thiện đã khiến nhân vật “tôi” cảm thấy yên tâm, quen thuộc.

Câu 3: Cụm từ “tôi đi học” gợi ra ý nghĩa:

– Gợi nhắc cột mốc quan trọng của đời người, ngày đầu tiên đi học, với sự trân trọng, nâng niu.
– Gợi tới những bước đầu tiên trên cuộc hành trình lĩnh hội tri thức của cuộc đời, thể hiện thái độ trân trọng việc học tập.

Câu 4: Gợi ý

Mỗi kỉ niệm trong cuộc đời con người là một mảnh ghép trong bức tranh về hành trình lớn lên của mỗi người, kí ức ngày đầu tiên đi học là một mảnh ghép khó phai trong tôi. Đó là một buổi sáng đẹp trời tháng 9 cách đây đã 7 năm, khi ấy tôi còn là một cô bé nhỏ nhắn được mẹ đưa đến trường trong buổi tựu trường đầu tiên.

Tôi còn nhớ như in tiết trời đẹp đẽ khi ấy, từng làn gió luồn qua mái tóc như thì thầm đôi điều. Hôm ấy không giống mọi ngày, trong lòng tôi rạo rực một thứ cảm xúc bồi hồi, mong chờ và một chút lo lắng. Mẹ để tôi tự bước từng bước chân vào trường, mọi cảnh vật xa lạ làm cho tôi trở nên rụt rè.

Một ngôi trường mới mẻ, to lớn và khang trang là những kí ức vẹn nguyên mà tôi còn nhớ mãi. Buổi tựu trường đầu tiên đó trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết khi tôi được đón chào bằng tình cảm ấm áp của cô giáo và sự thân thiện của bàn bè. Tất cả cứ thế dần trở thành thân thuộc với một cô bé nhút nhát như tôi. Cảm xúc hồi hộp, vui mừng mà lo lắng của một đứa trẻ khi ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi có thể quên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi”

Câu 2: Khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Câu 3: Tôi đi học vừa là nhan đề, vừa là cụm từ nhà văn dùng để khép lại văn bản. Theo em, cụm từ ấy gợi ra ý nghĩa gì?

Câu 4: Hs thảo luận nhóm đôi: Kí ức ngày đầu tiên đi học thường là ấn tượng khó phai trong tâm trí mỗi người. Em hãy chia sẻ những kỉ niệm ấy với các bạn.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– Gv quan sát, hỗ trợ, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi:

– Tôi quên thế nào được những

cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầy trời quang đãng.

=> Tác dụng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Phép so sánh này diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm

hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.

– Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc thôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

=> Tác dụng:

So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Phép so sánh này diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật tôi khi lần đầu tiên đi học , với đầy những bỡ ngỡ.

 

Câu 2: Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào lớp: không

còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến. Sự thay đổi tâm trạng ấy là do sự ân cẩn, nhiệt tình  của

thầy giáo khi tiếp đón các em học sinh và cả sự trang trí lớp học, bàn ghế, tình bạn thân thiện đã khiến nhân vật “tôi” cảm thấy yên tâm, quen thuộc.

Câu 3: Cụm từ “tôi đi học” gợi ra ý nghĩa:

– Gợi nhắc cột mốc quan trọng của đời người, ngày đầu tiên đi học, với sự trân trọng, nâng niu.

– Gợi tới những bước đầu tiên trên cuộc hành trình lĩnh hội tri thức của cuộc đời, thể hiện thái độ trân trọng việc học tập.

Câu 4: Gợi ý
Mỗi kỉ niệm trong cuộc đời con người là một mảnh ghép trong bức tranh về hành trình lớn lên của mỗi người, kí ức ngày đầu tiên đi học là một mảnh  ghép khó phai trong tôi. Đó là một buổi sáng đẹp trời tháng 9 cách đây đã 7 năm, khi ấy tôi còn là một cô bé nhỏ nhắn được mẹ đưa đến trường trong buổi tựu trường đầu tiên. Tôi còn nhớ như in tiết trời đẹp đẽ khi ấy, từng làn gió luồn qua mái tóc như thì thầm đôi điều. Hôm ấy không giống mọi ngày, trong lòng tôi rạo rực một thứ cảm xúc bồi hồi, mong chờ và một chút lo lắng. Mẹ để tôi tự bước từng bước chân vào trường, mọi cảnh vật xa lạ làm cho tôi tôi trở nên rụt rè.

Một ngôi trường mới mẻ, to lớn và khang trang là những kí ức vẹn nguyên mà tôi còn nhớ mãi. Buổi tựu trường đầu tiên đó trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết khi tôi được đón chào bằng tình cảm ấm áp của cô giáo và sự thân thiện của bàn bè. Tất cả cứ thế dần trở thành thân thuộc với một cô bé nhút nhát như tôi.

Cảm xúc hồi hộp, vui mừng mà lo lắng của một đứa trẻ khi ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi có thể

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Theo em, nội dung của văn bản là gì?

+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, hướng dẫn

– HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

– HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

2. Nghệ thuật

– Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

– Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

– Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố bài học
c. Sản phẩm học tập: Thái độ khi tham gia trò chơi, câu trả lời bằng ngôn ngữ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv hướng dẫn hs củng cố bài học bằng trò chơi “Vòng quay văn học”  hoặc trò tương tự

 
Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản

B. Quan hệ giữa các phần của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Tính cách

C. Tâm trạng

D. Hành động

Câu 4: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?

A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn ” Tôi đi học”?

A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật ” tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Câu 6: Sức cuốn hút của tác phẩm “Tôi đi học” là:

A. Bản thân tình huống truyện.

B. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.

C. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.

D. Cả A, B, C.

Câu 7: Câu văn “Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất” trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.

B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.

C. Cậu bé quá hồi hộp.

D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Câu 8: Đọc đoạn văn sau:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Điệp ngữ.

D. Ẩn dụ.

Câu 9: Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?

“Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi…Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp”.

A. Rất vui vẻ.

B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.

C. Rất hiền hậu.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 10: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?

A. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.

B. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “ tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

C. Cho người được thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật tôi.

D. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

Câu 11: Hình ảnh “bàn tay” trong hai câu văn: “Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước…Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi” nhằm diễn tả ý gì?

A. Sự âu yếm của mẹ hiền.

B. Sự săn sóc của mẹ hiền.

C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 12: Câu văn nào sau đây trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?

A. “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

B. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

D. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

Hiển thị đáp án

Câu 13: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện “Tôi đi học” được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Thuyết minh.

D. Miêu tả.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ

– Gv quan sát, hỗ trợ, định hướng

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời, hs khác phản biện, bổ sung ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv chốt lại kiến thức

Trên đây là Giáo án Tôi đi học Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!   

Leave a Reply

Required fields are marked*