Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo cung cấp một số gợi ý cho giáo viên trong quá trình dạy học.
Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Kiến thức về thuật ngữ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thuật ngữ
3. Phẩm chất:
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV phát PHT số 1
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | |
Từ ngữ | Thường xuất hiện trong SGK môn nào? |
Bài thơ, ngôi kể, truyện kể, đồng thoại, cụm từ, danh từ, cụm động từ, từ Hán Việt,…. | |
Đường tròn, hình vuông, diện tích, chu vi, phân số, số thập phân,…. | |
Thương cảng, giai cấp, nô lệ, thời đại đồ đá, thiên niên kỷ, trước Công Nguyên,… | |
Vỏ Trái Đất, bản đồ, khí hậu, biến đổi khí hậu, hành tinh, hệ Mặt Trời,…. | |
Tế bào, oxygen, lực ma sát, lực tiếp xúc, cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, dung môi, dung dịch,… | |
Chai tay, chạy biến tốc, chân trụ, dẫn bóng,… | |
Âm ổn định của gam Đô trưởng, âm hình tiết tấu, độc tấu, hành khúc, hòa tấu, tiết tấu, thang âm, quãng,… | |
Kiểm soát lo lắng, kiểm soát nóng giận, lứa tuổi, thích ứng, chi tiêu,… | |
Nghĩa vụ, nhận thức, hiến pháp, gia đình, dòng họ, ứng phó, quốc tịch, quyền, truyền thống gia đình,… | |
Những từ này thường được thống kê trong bảng phụ lục của các quyển SGK, chúng được gọi là gì ? |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Hs thực hiện PHT số 1 – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV dẫn dắt vào bài học mới | – Gợi ý:
.
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thuật ngữ
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV phát PHT số 1 để hướng học sinh tìm hiểu về thuật ngữ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– GV quan sát, hỗ trợ – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | I. Lí thuyết * Thuật ngữ, đặc điểm và chức năng – Thuật ngữ là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận. – Đặc điểm của thuật ngữ. Thuật ngữ có hai đặc điểm chính. + Thứ nhất, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. +Thứ hai, thuật ngữ không có tính biểu cảm. Ví dụ: Muối là một thuật ngữ Khoa học Tự nhiên, không có sắc thái biểu cảm: “Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. ” – Chức năng của thuật ngữ. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thuật ngữ
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: “Quy tắc”, “luật lệ” có phải là thuật ngữ không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
“Quy tắc”, “luật lệ” là thuật ngữ. Vì những từ ngữ này biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Câu 2
Trong phần B của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học, “từ khóa”, “câu chủ đề” có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
Trong mục 2 của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học, “từ khóa”, “câu chủ đề” là thuật ngữ. Vì những từ ngữ này biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Câu 3
Điền vào bảng dưới đây một số thuật ngữ được sử dụng trong các phần A,B của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
Phần văn bản | Thuật ngữ được sử dụng |
A. Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần | |
B. Học cách tìm nội dung chính |
Phần văn bản | Thuật ngữ được sử dụng |
A. Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần | từ khóa, kí hiệu, dấu ngoặc kép… |
B. Học cách tìm nội dung chính | từ khóa, chủ đề, câu chủ đề, sơ đồ… |
Các từ ngữ trên là thuật ngữ vì chúng có tính chuẩn xác, khoa học, không có sắc thái biểu cảm
Câu 4
Điền vào bảng dưới đây một số thuật ngữ được sử dụng trong các phần của văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn:
Phần văn bản | Thuật ngữ được sử dụng |
1. | Ví dụ: tốc độ đọc… |
2. | … |
3. | … |
4. | … |
5. | … |
6. | … |
Phần văn bản | Thuật ngữ được sử dụng |
1. Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn | tốc độ đọc, hình minh họa… |
2. Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa | từ khóa, ý chính, ý phụ… |
3. Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ | tầm mắt, chữ, hình minh họa, tốc độ đọc… |
4. Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng | tốc độ đọc, não, mắt… |
5. Đọc phần tóm tắt cuối chương trước | tóm tắt, chương, thông tin |
6. Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn | vận động viên, cơ bắp, kĩ thuẩ, hệ thống thần kinh, não bộ… |
Các từ ngữ trên là thuật ngữ vì chúng có tính chuẩn xác, khoa học, không có sắc thái biểu cảm
Câu 5
Vận dụng kiến thức đã học từ các môn học Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, Toán học, Khoa học tự nhiên,… để tìm thuật ngữ và ngành khoa học thích hợp, sau đó hoàn chỉnh bảng tổng hợp dưới đây
Thuật ngữ | Giải thích | Ngành khoa học |
muối | là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kể với một hay nhiều gốc a-xít | Khoa học Tự nhiên |
là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác | ||
là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái | ||
là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng | ||
là lực hút của Trái Đất | ||
là góc có số đo bằng 90* | ||
là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình | ||
là thể loại văn học viết cho thiếu nhi, nhân vật chính thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa | ||
là một thời kì tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn |
Thuật ngữ | Giải thích | Ngành khoa học |
muối | là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kể với một hay nhiều gốc a-xít | Khoa học Tự nhiên |
lực | là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác | Khoa học Tự nhiên |
tính từ | là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái | Ngữ văn |
sao | là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng | Khoa học Tự nhiên |
trọng lực | là lực hút của TráiĐất | Khoa học Tự nhiên |
góc vuông | là góc có số đo bằng 90* | Toán học |
Đường đồng mức | là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình | Khoa học xã hội (Địa lí) |
Truyện đồng thoại | là thể loại văn học viết cho thiếu nhi, nhân vật chính thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa | Ngữ văn |
Thời kì đồ đá | là một thời kì tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn | Khoa học xãhội (Lịch sử) |
Câu 6
Chỉ ra một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? và Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
Văn bản | Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ | Tác dụng |
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? | Hình minh họa 1,2 (mục 1)
Hình minh họa 3 (mục 3) | Hình minh họa giúp hình dung rõ hơn cách “dùng vật dẫn dường” để điều chỉnh tốc độ đọc Hình minh họa giúp phân biệt rõ cách “đọc từng chữ” với “chụp” cả cụm 5-7 chữ |
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học | Hinh minh họa “Phân vùng” trang ghi chép (phần A, mục 1) | Hình minh họa giúp hình dung rõ cách phân 3 vùng để ghi chép có hệ thống, bổ sung khi cần |
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Tìm thêm một số thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học và giải thích ý nghĩa – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn |
Trên đây là Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: