Giáo án Đừng từ bỏ cố gắng Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Chỉ cần nỗ lực và cố gắng không ngừng thì chúng ta sẽ chạm tới thành công.
Giáo án Đừng từ bỏ cố gắng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Chủ điểm Hành trình tri thức
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; nhận biết được đặc điểm văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
– Vận dụng kĩ năng đọc văn nghị luận vào đọc một văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống mới
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: – HS tiếp nhận nhiệm vụ: Cách 1: Gv chiếu hình ảnh và hỏi: Hình ảnh sau mang lại cho em bài học gì? Cách 2: Gv chiếu 2 hình ảnh và hỏi: Hình ảnh gợi ra thông điệp gì?Cách 3: Gv kể chuyện và hỏi: Nếu được đặt nhan đề cho câu chuyện này, thì em sẽ đặt là gì? Tại sao em lại đặt như vậy?Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, mới chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài. Hay khi viết chữ, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc. Một hôm, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy kì lạ, cậu bèn hỏi : – Bà ơi, bà làm gì thế ? Bà cụ trả lời : – Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé vô cùng ngạc nhiên : – Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? Bà cụ giảng giải :– Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. Nghe lời bà cụ, cậu bé quay về nhà học bài. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | – Gợi ý Cách 1: Đừng bao giờ bỏ cuộc Cách 2: Chỉ cần nỗ lực và cố gắng không ngừng thì chúng ta sẽ chạm tới thành công Cách 3: Nhan đề “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nhan đề thể hiện ý nghĩa nếu chúng ta chăm chỉ, nỗ lực “mài sắt” không ngừng nghỉ thì sẽ có ngày tạo ra được thành quả “nên kim” |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu
– Biết cách đọc văn bản, giới thiệu về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) + Giới thiệu vài nét về tác phẩm? – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc – HS biết cách đọc phù hợp tốc độ đọc 2. Tìm hiểu chung – Thể loại: văn bản nghị luận – Xuất xứ: in trong Văn học và tuổi trẻ – Phương thức biểu đạt: nghị luận – Tóm tắt văn bản: Bất kì ai trong chúng ta đều sẽ phải đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Nếu muốn thành công, ta phải biết chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. Thomas Edison, Nick Vujicic chính là những tấm gương điển hình, họ đã thành công khi bắt đầu từ những thất bại hàng vạn lần. Thay vì ghét bỏ những khó khăn, thất bại thì chúng ta hãy sống thật ý nghĩa: can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
– Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; nhận biết được đặc điểm văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
– Vận dụng kĩ năng đọc văn nghị luận vào đọc một văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống mới
– Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng Câu 2: Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Câu 3: Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống trong Đừng từ bỏ cố gắng và tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Gv quan sát, hỗ trợ, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
| II. Suy ngẫm và phản hồi Câu 2: Văn bản Đừng từ bỏ cố gắng viết ra nhằm thuyết phục người đọc đối mặt vượt qua thất bại, luôn luôn cố gắng không ngừng để đạt được thành công.
|
Bài 2:
Gợi ý
Bài 3:
Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống | Biểu hiện trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tính, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. | – “Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng”. – “Đừng bao giờ từ bỏ nỗ lực và ước mơ, bởi chính sự kiên trì, bên bỉ và những bài học tích lũy được qua những lần vấp ngã sẽ tôi luyện bản lĩnh, mở rộng tầm nhìn, giúp ta trưởng thành hơn. – “hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã” – “hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đưng bao giờ từ bỏ cố gắng”. | Khẳng định rõ ràng, mạch lạc quan điểm muốn truyền tải qua văn bản là: thuyết phục người đọc đối mặt vượt qua thất bại, luôn luôn cố gắng không ngừng để đạt được thành công. |
Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. | – Lí lẽ: muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. – Bằng chứng: Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chó có cúi đầu trước giông tố”. – Lí lẽ: biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. – Bằng chứng: Thô-mát Ê-đi-sơn trải qua hàng ngàn thất bại trước khi phát minh ra dây tóc bóng đèn; Ních Vu-chi-xích bất chấp mọi rào cản và khó khăn không ngừng vươn lên,…– Lí lẽ: cuộc sống sẽ thú vị hơn nếu có đủ ngọt bùi, cay đắng, cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. – Bằng chứng: thay vì thất vọng và ghét bỏ những chiếc gai sắc nhọn của đóa hoa hồng. Hãy yêu thích màu hoa rực rỡ của nó. | Lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đáng tin cậy, được số đông thừa nhận, nhiều người biết đến có tác dụng làm rõ ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thuyết phục được người đọc về sự cố gắng sẽ đem lại thành công. |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | Đưa ra quan điểm |
|
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ + Theo em, nội dung của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Tổng kết1. Nội dung– Văn bản Đừng từ bỏ cố gắng khuyên mọi người đừng nên nản chí trước thất bại, hãy can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. 2. Nghệ thuật – Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục – Các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp khoa học và có mối liên hệ chặt chẽ
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “…” để hướng dẫn học sinh củng cố bài học
c. Sản phẩm học tập: Thái độ khi tham gia trò chơi, câu trả lời bằng ngôn ngữ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh tìm đọc câu chuyện viết về những tấm gương không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống và chia sẻ về bài học mà em học được qua câu chuyện đó – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ, định hướng Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trả lời, hs khác phản biện, bổ sung ý kiến Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Gv chốt lại kiến thức |
|
Trên đây là Giáo án Đừng từ bỏ cố gắng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!