Giáo án Bàn về đọc sách Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống.
Giáo án Bàn về đọc sách Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống
– Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.
– Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
– Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Phẩm chất:
– Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2,
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Cách 1: Kể tên thể loại sách mà em yêu thích? Cách 2: Em thường đọc sách trong không gian nào? Hãy chia sẻ cách đọc sách em vẫn thường áp dụng. Cách 3: Hãy chia sẻ một câu nói về tầm quan trọng của việc đọc sách mà em ấn tượng – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– GV quan sát, hỗ trợ, gợi mở – HS thảo luận nhóm để thống nhất sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 2-3 nhóm trình bày sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận, hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức W. Sếch-xpia – kịch gia nổi tiếng người Anh, có một câu danh ngôn “Sách là chất dinh dưỡng của toàn nhân loại”, ông còn nói “Cuộc sống không có sách như không có ánh sáng; trong trí tuệ không có sách giống như chim không có cánh”. Cách so sánh này rất hình tượng, nói lên được tầm quan trọng của sách, đọc sách. Nhưng đọc sách không dễ, đọc sách hiệu quả lại là một vấn đề được mọi người quan tâm, bàn đến. Góc nhìn của Chu Quang Tiềm sẽ ít nhiều giúp chúng ta hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa và cách đọc sách làm sao có hiệu quả. | Hs trả lời – GV dẫn dắt C2:: Đọc sách là một thói quen tốt giúp con người mở mang tri thức. Tuy nhiên, việc đọc sách không đúng cách có thể gây hại cho bản thân. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu văn bản Bàn về đọc sách để tìm hiểu những tác hại của việc đọc sách sai cách và tìm hiểu phương pháp đọc sách phù hợp, hiệu quả.
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc + Gv hướng dẫn học sinh chú ý câu hỏi theo dõi: Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì ? + Trình bày thông tin về tác phẩm – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Hs làm việc cá nhân – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc – Hs lần lượt đọc văn bản – Lưu ý dừng đọc đúng thời điểm để trả lời các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn + Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. + Hai là, sách nhiều khiến người đọc lạc hướng. 2. Tìm hiểu chunga. Tác giả – Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực – Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc – Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc – Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng – Tác phẩm chính: Tâm lí học văn nghệ, Bàn về thơ, Bàn về đọc sách, … b. Tác phẩm – Xuất xứ: In trong “Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” – Thể loại: văn nghị luận – PTBĐ: nghị luận – Bố cục: 3 phần + Từ đầu … “làm kẻ lạc hậu”: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách + Tiếp … “Những cuốn sách cơ bản”: Các khó khăn, thiên hướng sai lệch khi đọc sách + Còn lại: Phương pháp đọc sách |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
– Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản
– Nhận biết đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống; mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản
– Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọc với văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trong tương quan với văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học)
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong văn bảnBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ GV phát PHT số 1, học sinh thảo luận nhóm 4-6 em để tìm hiểu mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | II. Suy ngẫm và phản hồi1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản
| ||||||||||||||||||||||||||||||
PHT số 1
| |||||||||||||||||||||||||||||||
NV2: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống; mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nóBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: + Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 2. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống; mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó – Văn bản Bàn về đọc sách được viết nhằm mục đích thuyết phục người đọc 2 vấn đề: + Tầm quan trọng của việc đọc sách. + Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc. – Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp theo trình tự “một là…”, “hai là…” nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, điều này giúp tăng sức thuyết phục cho quan điểm của người viết về vấn đề đọc sách.
| ||||||||||||||||||||||||||||||
NV3: Hướng dẫn học sinh Liên hệ, vận dụng, sáng tạoBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ – Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao? Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy) để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau: . Không gian đọc . Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách . Cách đọc, ghi chú . Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống. … – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 3. Liên hệ, vận dụng, sáng tạo – Gv định hướng về cách đọc sách: Vấn đề mà văn bản đề cập là tầm quan trọng của việc đọc sâu, đọc kĩ; tuy vậy, để tích lũy tri thức, số lượng sách và tốc độ đọc cũng rất quan trọng, đề có thể tích những tri thức cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống. Do đó, bên cạnh việc đọc sâu, đọc kĩ, người đọc cần trang bị những kĩ năng đọc nhanh, đọc lướt, xác định mục tiêu đọc và có cách đọc phù hợp ( đọc để nắm bắt thông tin khác với đọc để nghiên cứu, đọc để giải trí khác với đọc để nghiền ngẫm,…) – Gv nhận xét, góp ý về các sản phẩm sáng tạo của học sinh
| ||||||||||||||||||||||||||||||
NV4: Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọcBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm 4-6 em để so sánh đặc điểm thể loại văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống và văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
| 4. Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọc
| ||||||||||||||||||||||||||||||
PHT số 2
Gợi ý PHT số 2
. | |||||||||||||||||||||||||||||||
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS cử đại diện trình bàu – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Khái quát nghệ thuật và nội dung văn bản? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ, trả lời – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– Hs trả lời – Hs khác lắng nghe, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại | III. Tổng kết 1. Nội dung – Văn bản Tự học – một thú vui bổ ích đã khẳng định: Tự học mang đến cho ta niềm vui, nó là một thú vui bổ ích, thanh nhã, nâng cao tâm hồn con người. 2. Nghệ thuật – Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “…”
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Tặng sách cho em”, (trả lời đúng được tặng một cuốn sách, bạn ppt thể hiện nội dung này giúp chị nhé) Câu 1: Bàn về đọc sách sử dụng phương thức biểu đạt nào chính? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2: Văn bản trên không đề cập tới nội dung gì? A. Ý nghĩa của việc đọc sách B. Các loại sách cần đọc C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả D. Những thư viện nôi tiếng trên thế giớiCâu 3: Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ? A. Sách thì hay nhưng sách nhiều B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu C. Không dễ tìm sách hay để đọc D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người Câu 4: Loại sách thường thức cần cho ai? A. Những người ít học B. Các học giả chuyên sâu C. Chỉ cần cho nhưng người yêu quý sáchD. Cần cho mọi công dân của thế giới hiện tại Câu 5: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn? A. Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác” B. Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn” C. Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào” D. Cả 3 lí do trên Câu 6: Ý nói đúng sự thuyết phục của văn bản trên là gì? A. Lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh độngB. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh C. Sử dụng so sánh và nhân hóa D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ Câu 7: Câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh? A. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa B. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển mà đọc 10 lần D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổ Câu 8: Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự? A. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị B. Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ C. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xaD. Vì cả 3 lí do trên Câu 9: Ý nghĩ nào sau đây không phải là kết quả của việc đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu xa? A. Chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý B. Sẽ tập tành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chấtC. Như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về D. Với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém Câu 10: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách? A. Nên lựa chọn sách mà đọc B. Đọc sách phải kĩ C. Cần có phương pháp D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Trên đây là Giáo án Bàn về đọc sách Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: