Đề cương ôn tập ngữ văn 6 giữa học kì 1 mới nhất

Đề cương ôn tập ngữ văn 6 giữa học kì 1 nhằm củng cố kiến thức cho học sinh làm tiền đề cho các em đạt kết quả tốt nhất trong kiểm tra giữa kì. Bài viết cung cấp cho thầy cô giáo và các em học sinh tài liệu này.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 GIỮA HỌC KÌ 1

I. Văn bản: “À ơi tay mẹ”

  1. Tác giả: Bình Nguyên
  2. Xuất xứ : Năm 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ
  3. PTBĐ: Biểu cảm
  4. Thể loại: Thơ lục bát
  5.  Đặc điểm của thơ lục bát:
    + Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc.
    + Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố – định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát).
    + Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng.
    + Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.
  1. Đặc sắc nghệ thuật:
    – Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.
    – Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.
  1. Nội dung chính và ý nghĩa:

– Bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Nguyên) là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh…đến quên mình.
* Bài học rút ra: Qua bài thơ, người đọc thấy được tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng, bồi đắp cho HS cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình

  1. Một số chi tiết cần lưu ý:

Các hình ảnh ẩn dụ: ” mưa sa”; ” bão qua mùa màng”: Đây là hình ảnh biểu tượng cho những vất vả, khó khăn, thử thách trong cuộc đời
=> Tác dụng: gợi cho em cảm nhận về hình ảnh của mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên → Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.
Từ láy “dịu dàng”: diễn tả hành động nhẹ nhàng, có thể gợi ra nhịp đưa nôi khẽ khàng, đem đến cảm giác dễ chịu. Trong vòng tay mẹ, con được vỗ về, yêu thương.
Từ láy “à ơi” được lặp lại 3 lần, đứng đầu 3 dòng thơ tạo điệp khúc ngân nga, khiến cho giai điệu lời ru thêm ngọt ngào, thơ thiết, đưa con vào giấc ngủ say nồng.

Hình ảnh ẩn dụ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi”, “cái mặt trời bé con”: chỉ người con.
=> Tác dụng: Tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt; Đây là cách gọi đứa con bé bỏng đầy yêu thương, trìu mến, nói lên tình cảm yêu thương bao la, vô bờ của người mẹ dành cho con: với mẹ con là mặt trăng, mặt trời, dù ngày hay đêm, con vẫn mãi là điều quan trọng nhất.
– Hình ảnh ẩn dụ: “cái khuyết tròn đầy”: chỉ đứa con còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện.

=> Tác dụng: thể hiện tình thương của mẹ cho đứa con còn nhỏ, mong muốn con ngày một trưởng thành, mẹ con không phải xa cách nhau.
– Từ láy: “chắt chiu”, “dãi dầu”: đã diễn tả sự giữ gìn, nâng niu của người mẹ, tăng sức gợi hình cho hình ảnh thơ, thể hiện sự vất vả, dành dụm, chăm chút của mẹ dành cho con.

II. Văn bản “Về thăm mẹ”

  1. Tác giả: Đinh Nam Khương
  2. 2. Xuất xứ: Trích “Mẹ” (Tuyển thơ) – Năm
  3. 3. PTBĐ: Biểu cảm
  4. Thể thơ: Thơ lục bát.
  5. Đặc sắc nghệ thuật:

– Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.
– Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa.
– Từ láy đặc sắc.

6. Đặc sắc nội dung:

– Bài thơ Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương) là tâm sự của người con xa nhà lâu ngày về thăm mẹ, qua đó người đọc thấy được sự tảo tần, lam lũ, đức hi sinh của mẹ và thấy được tình yêu thương, trân trọng của người con dành cho người mẹ thân thương.
* Bài học rút ra: Qua bài thơ, người đọc thấy được tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng, bồi đắp cho HS cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình

  1. Một số chi tiết cần lưu ý:

– Từ láy: “thơ thẩn”: diễn tả tâm trạng bâng khuâng, mang nét buồn, nét thương của người con. Con “vào ra” để chờ mẹ, ngóng mẹ với tâm trạng bồn chồn, nhớ nhung, khao khát sớm được gặp mẹ.
Ẩn dụ: “nón mê”, “áo tơi” gợi lên hình ảnh người mẹ với sự lam lũ, tảo tần.
=> Tác dụng: Tất cả các sự vật quanh ngôi nhà của mẹ đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, không trọn vẹn. Điều đó cho thấy sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn. Đó là tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.
Biện pháp nhân hoá: “nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”: gợi lên dáng vẻ lam lũ, tảo tần cả một đời của mẹ.

Từ láy:

+ “nghẹn ngào”: thể hiện tâm trạng xúc động mãnh liệt, cố kìm nén, cảm động không nói nên lời.
+ “rưng rưng”: thể hiện cảm xúc dâng trào, không thể kìm nén, nước mắt chỉ trực trào rơi.

III. CA DAO VIỆT NAM

  1. Thể thơ: Lục bát
  2. Chủ đề: Tình cảm gia đình
  3. 3. PTBĐ: Biểu cảm
  4. Nghệ thuật :

-Thể thơ lục bát với âm điệu thiết tha, phù hợp để bộc lộ tình cảm.
– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm.
– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, nhất là biện pháp so sánh, đối xứng.

  1. Nội dung– ý nghĩa:

– Ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh em, lòng biết ơn tổ tiên, quê hương nguồn cội.
– Từ đó hướng con người tới lối sống đạo đức, biết giữ gìn những nét đẹp truyền thống

  1.  Một số bài ca dao có cùng chủ đề về tình cảm gia đình:

*Ca ngợi công ơn cha mẹ:

+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

+ Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

*Ca ngợi lòng biết ơn cội nguồn ông bà, tổ tiên:

+ Con chim có tổ, con người có tông.
Con chim tìm tổ, con người tìm tông.

+ Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng.

*Ca ngợi tình nghĩa anh em ruột thịt:

Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Xem thêm:

<< Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6

<< Sơ đồ tư duy truyện Thánh Gióng

<< Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm đạt Giáo viên giỏi

Theo dõi: giaoducmoi

Leave a Reply

Required fields are marked*