Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Sử dụng ngữ liệu từ các văn bản ngoài chương trình Sách giáo khoa.
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
A. LÝ THUYẾT
*. Ngữ liệu: Sử dụng ngữ liệu từ các văn bản ngoài chương trình SGK.
Yêu cầu:
– Xác định thể loại, đặc điểm của thể loại:
+ Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp, biện pháp tu từ…của một bài thơ bốn hoặc năm chữ.
+ Đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian…của truyện ngụ ngôn.
+ Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ…của tùy bút, tản văn.
– Nêu thông điệp, bài học và vận dụng vào việc làm cụ thể…
– Phó từ
– Dấu chấm lửng
– Từ Hán Việt
* Tiếng Việt :
– Mạch lạc trong văn bản
– Ngôn ngữ của các vùng miền
Yêu cầu:
– Xác định dấu chấm lửng, phó từ, từ Hán Việt, từ ngữ địa phương theo vùng miền…
– Nhận biết liên kết và mạch lạc của văn bản.
– Đặt câu có dấu chấm lửng, phó từ, từ Hán Việt…
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ Thơ bốn chữ, năm chữ:
+ THƠ 4 CHỮ Là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. Không giới hạn số dòng
+ THƠ 5 CHỮ Là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3. Không giới hạn số dòng.
* Đặc điểm thơ bốn chữ, năm chữ :
+ Hình ảnh trong thơ:
– Là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế cuộc sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.
* Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ :
– Vần trong thơ gồm vần chân và vần lưng ( Vần chân : là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ ).
– Vai trò của vần thơ : Liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.
– Tác dụng của nhịp thơ : Tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.
* Thông điệp: Là bài học, cách ứng xử mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.
* Biện pháp tư từ : ( So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,…).
a/ So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
– Cách nhận biết phép so sánh:
– Hình thức: Trong câu có từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như, y như, hơn, bằng, không bằng, chẳng bằng …
b/ Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
– Tác dụng: làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật ,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
VD: Mùa hè đến, những chú chim ríu rít, líu lo hót.
Ngoài kia, mây đen hối hả che lấp mặt trời.
c/ Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
– Tác dụng: nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
d/ Hoán dụ:Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
– Tác dụng: nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
e/ Điệp ngữ: Là lặp đi lặp lại một từ, một ngữ hoặc một câu.
– Tác dụng: nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
2/ Truyện ngụ ngôn:
Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là những truyện ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
* Đặc điểm truyện ngụ ngôn ( 7 đặc điểm )
+ Đề tài : Thường là những vấn đề đạo đức hay cách ứng xử trong cuộc sống.
+ Nhân vật :Là loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người. Các nhân vật không có tên riêng thường được gọi bằng các danh từ chung như : rùa, thỏ, cừu, chó sói..
+ Sự kiện : ( Sự việc ) là yếu tố quan trọng làm nên câu chuyện
+ Cốt truyện : Thường xoay quanh 1 sự kiện ( Một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiếm diện, sai lầm..).nhằm đưa ra bài học hoặc lời khuyện nào đó.
+ Tình huống truyện : Là tình thế được tạo bởi một sự kiện đặc biệt qua đó đặc điểm tính cách của nhân vật và tư tưởng của nhà văn được thể hiện rõ.
+ Không gian : Là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật, nơi xảy ra sự kiện ( VD : Khu rừng, một giếng nọ…)
+ Thời gian : Là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc câu chuyện xảy ra.
Bài học rút ra từ câu chuyện : Là điều mà tác giả dân gian muốn gửi gắm người đọc qua câu chuyện
3/ Tản văn, tùy bút:
Tản văn: Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả…), nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội..
Tùy bút: Tuỳ bút là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
Đặc điểm: ( 3 đặc điểm )
+ Chất trữ tình trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc.
+ Cái tôi trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
+ Ngôn ngữ tản văn, tuỳ bút thưởng tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.
II. TIẾNG VIỆT
1/ Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho DT, ĐT, TT.
*Ý nghĩa : ( Dựa theo bảng phó từ dưới đây) HS PHẢI THUỘC BẢNG PHÓ TỪ ĐỂ LÀM BT
Ý nghĩa của phó từ Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian đã, sẽ, đang,vừa, mới sắp …
Chỉ mức độ rất, thật, hơi, khá, quá, … quá, lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn, đều, còn, cứ, lại, mãi
Chỉ sự phủ định không, chưa, chẳng, …
Chỉ sự cầu khiến hãy,đừng, chớ…
Chỉ kết quả và hướng vào, ra, rồi, được, lên, …
Chỉ khả năng được, xong
Chỉ số lượng Tất cả, các, những, mọi, mỗi, từng, vài, dăm…
Chỉ giới hạn phạm vi Chỉ
Chỉ sự đồng nhất Đều
VD : Em đang học bài.
Phó từ : đang
Ý nghĩa : Chỉ thời gian
2/ Dấu chấm lửng: Còn gọi là dấu ba chấm. Kí hiệu …
* Tác dụng ( 5 tác dụng )
2.1/ Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
VD : Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… ( Hồ Chí Minh )
Tác dụng: Biểu đạt ý còn nhiều anh hùng trong lịch sử vẻ vang tương tự chưa được liệt kê hết.
2.2/ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
VD :Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :
Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi. ( Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn)
Tác dụng: Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng của nhân vật (người nhà quê).
2.3/ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
VD : Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vùng còn nó thì….oai như một vị chúa tể.
Tác dụng: Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
2.4/ Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt : ( dấu hiệu nhận biết có dấu ngoặc vuông: […] ).
2.5/ Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng( Âm thanh của các con vật )
VD : Ò…ó…o.
Tác dụng: Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng của con gà.
3/ Từ Hán Việt:
– Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
VD: Quốc ( nước), Gia ( nhà ) Quốc gia : nước nhà.
– Một số từ Hán Việt đã học trong bài : Sứ giả, tuyệt vọng, triết lí, thiên nhiên, trí tuệ, ngoại bang, hồi sinh, ngạc nhiên, song hành, guy kịch..V.V.
4/ Từ địa phương:
– Là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Dựa vào đặc điểm cách phát âm, chúng ta có thể nhận ra giọng miền Bắc, miền Nam, miền Trung.
Ví dụ : Từ địa phương Bắc Bộ: U ( mẹ ), giời ( trời),…
Từ địa phương Trung Bộ: mạ ( mẹ ), mô( nào, chỗ nào), tê ( kia), răng ( thế nào), rứa ( thế),…
Từ địa phương Nam Bộ: Ba , tía ( bố ) , má ( mẹ ), heo ( lợn), thơm (dứa), chén ( bát), té ( ngã),…
5/ Tính liên kết và mạch lạc :
Văn bản cần phải mạch lạc
* Đặc điểm :
– Các phần, các đoạn, các câu cùng nói về một chủ đề.
– Các phần, các đoan, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
6/ Đặt câu : Có dấu chấm lửng, phó từ, từ Hán Việt
( Thông thường sẽ đặt câu có dấu chấm lửng, phó từ, hoặc từ Hán Việt đã tìm được ở câu hỏi trước).Hoặc được tự chọn chủ đề.
+ Đặt câu có dấu chấm lửng ( tự chọn ) : VD : Em rất thích hoa hồng, hoa lan, hoa hướng dương,…
+ Đặt câu có phó từ ( tự chọn ) : Em đang ôn bài môn Ngữ văn.
+ Đặt câu có từ Hán Việt ( Chủ đề tự chọn ) : Gia đình em sống rất hòa thuận.
II/ TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
2. Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc.
Lưu ý:
* Về thơ: Lời của cây, Sang thu.
* Về con người, sự việc:
– Về con người (người thân, bạn bè…)
– Về sự việc (ngày khai trường đầu tiên, hành động đẹp mà em đã từng thực hiện…)
Trên đây là Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: