Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.

Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề:

– Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống ân nghĩa thủy chung son sắt.
– Truyền thống đó thể hiện bằng lòng biết ơn đối với những người đã có công với mình.
– Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

2. Thân bài:
a- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

– Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc: Khi ta ăn những trái cây chín mọng, ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới của người trồng cây.
– Từ hình ảnh ấy người xưa muốn nhắc nhớ ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã tạo ra những thành quả tốt đẹp mà ta đang hưởng thụ.

b- Vì sao chúng ta phải nhớ ơn,biết ơn người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ ?

– Vì sao chúng ta phải nhớ ơn,biết ơn người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ ?Vì tất cả những thành quả đó không tự nhiên mà có. Đó chính là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao người tạo nên…
– Những công trình kiến trúc,nghệ thuật văn hóa…do thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta, chính là do bàn tay, khối óc của bao người
…Chúng ta phải nhớ ơn các thế hệ đi trước…

c- Chứng minh bằng dẫn chứng:

– Truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt:
+ Gần gũi nhất với chúng ta là việc thờ cúng ông bà, tổ tiên trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết công lao sinh thành, dưỡng dục của con cháu đối với ông bà.
+ Rộng hơn nữa là những lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ tới các anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì vậy cứ đến dịp lễ hội đền Hùng, nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

– Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu, cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Đã có biết bao tên tuổi anh hùng như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… đều trở thành những tên đường phố, tên trường học như để nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước.
– Để tỏ lòng biết ơn những anh hùng có công với cách mạng, hàng năm chúng ta có ngày thương binh liệt sĩ 27-7. Lòng biết ơn được thể hiện bằng những hành động rất cụ thể như phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhà tình nghĩa,….

– Gần gũi với những học sinh nhất là ngày 20-11 – Ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam. Cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn của mình với các thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết mà phải thể hiện bằng sự tôn trọng vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập của mình.

d- Lật lại vấn đề:

– Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, với xã hội.
– Tuy nhiên ngày nay cũng có không ít người vì đồng tiền mà bất chấp đạo lý làm người, họ đã quên đi ơn nghĩa của người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô. Họ là những người cần phải lên án và phê phán.

3- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề:

Như vậy có thể thấy ở bất cứ thời đại nào thì người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lý ngàn đời giúp ta sẽ mãi tiếp bước. Đạo lý đó nhắc nhở em hàng ngày trong việc thể hiện hành vi đạo đức của mình và phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Trên đây là Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Leave a Reply

Required fields are marked*