Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa là một trong những đề văn nhằm đánh giá kỹ năng làm văn của học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và học sinh tư liệu tham khảo này.
Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
Dàn ý | Bài làm |
I. Mở bài– Dẫn dắt: giới thiệu tác giả – Giới thiệu bài thơ – Giới thiệu vấn đề nghị luận | Trong cuộc sống, con người ta luôn có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Những giá trị ấy, những kỉ niệm ấy sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài.Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu. Đọc bài thơ ấy, người đọc không khỏi ấn tượng với hình ảnh người bà- một người phụ nữ tảo tần, chịu khó, giàu tình yêu thương và giàu đức hi sinh. |
II. Thân bài | |
* Khái quátHoàn cảnh ra đời | Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu. |
* Phân tích | |
Luận điểm 1: Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh | Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh– Tuy giờ đây được sống trong điều kiện vật chất đầy đủ với tiện nghi hiện đại, nhưng mỗi lần nhớ về bếp lửa, cháu lại nhớ về bà – người bà với cuộc đời biết bao vất vả, lam lũ. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.– Cụm từ “biết mấy nắng mưa” diễn tả vòng tuần hoàn khép kín của thời gian. Tình cảm mà cháu giành cho bà vượt qua thời gian, qua năm tháng. Hình ảnh “nắng mưa” là ẩn dụ đặc sắc cho cuộc đời lận đận lắm đắng cay, cơ cực của bà. – Kí ức còn đưa nhà thơ trở về với nạn đói rùng rợn năm 1945. Cái đói chỉ là cái cớ để tác giả gợi nhớ về một tuổi thơ nhiều đắng cay cơ cực, thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn nghĩa tình. Vượt lên trên gian khổ, thiếu thốn, vượt lên trên cái “đói mòn đói mỏi“, với sự chịu thương chịu khó, tần tảo lam lũ, bà đã cùng mọi người vượt qua những năm tháng cơ cực ấy.– Sự tần tảo và đức hy sinh chăm lo cho người của bà được tác giả thể hiện qua đoạn thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa |
Luận điểm 2: Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu.
| Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu.– Tuy chỉ là một người phụ nữ nông thôn thuần phác, thật thà nhưng ẩn đằng sau đó là sự kiên cường, bản lĩnh vững vàng, là sức sống mãnh liệt, dẻo dai. Bà đã giúp mọi người trong gia đình vượt qua nạn đói 1945 để đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại cháu vẫn thấy “sống mũi còn cay”. Nhớ về bà, cháu nhớ về những năm mà thực dân Pháp chiếm đóng. Hiện thực đau thương như được tái hiện lên qua từng câu chữ: Năm giặc đốt nhà cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh – Trong gian khổ khó khăn, bà vẫn không gục ngã. Bà vẫn “vững lòng” dặn cháu: Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên – Qua lời bà dặn cháu ta thấy được tâm hồn thật đẹp. Bà là người lo lắng, yêu thương con cháu, nhân hậu và giàu đức hi sinh. Bà muốn con được yên tâm công tác nên đã một mình vượt qua tất cả những khó khăn nơi quê nhà. – Như vậy ta thấy rằng, dẫu chiến tranh tàn phá, đau khổ chồng chất cũng không thể thay đổi ý chí, niềm tin của bà. Bà là hiện thân đầy đủ nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Bà chính là điểm tựa, chỗ dựa tinh thần cho con cháu: Rồi sớm chiều bếp lửa bà nhen |
Luận điểm :: Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người. Bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai
| Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người. Bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai – Trong những năm đói khổ tuổi thơ của tác giả vẫn luôn tươi sáng bởi bên nhà thơ luôn có bà. Nhà thơ luôn nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Đó là thời gian: Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe |
* Đánh giá– Nghệ thuật – Nội dung | Với sự kết hợp hài hòa của các phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận, hình ảnh thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung… qua dòng hồi tưởng của người cháu đã trưởng thành, hình ảnh người bà hiện lên với nhiều phẩm chất. Qua dó, nhà thơ đã bộc lộ những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng đối với người bà kính yêu, đó cũng chính là tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. |
III. Kết bài– Đánh giá chung về đoạn thơ – Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? | “Bếp lửa” là bài thơ cảm động viết về tình bà cháu. Qua lời thơ dung dị của BV ta thấy hiển hiện hình ảnh một người bà thật đẹp – người bà Việt Nam. Phải là người yêu bà sâu sắc và mãnh liệt mới có thể tạo nên những dòng thơ chân thành, chứa chan tình cảm dành cho bà đến như vậy. Tình cảm của người cháu dành cho người bà trong bài thơ gợi lên trong mỗi chúng ta tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc. |
Trên đây là Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: