Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức cung cấp đề tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình giảng dạy.

Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

MA TRẬN KIỂM TRA LẠI

TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng

% điểm

Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
1

 

Đọc hiểuTruyện ngắn.4040020 60
2Viết

 

Kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.01*01*01*01*40
Tổng2052015030010100
Tỉ lệ %25%35%30%10%
Tỉ lệ chung60%40%
 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA LẠI

MÔN: NGỮ VĂN 6

TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểu

 

Vận dụngVận dụng cao
1Đọc hiểuTruyện ngắn.Nhận biết:

Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, chủ đề, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật, tình cảm cảm xúc của tác giả.

– Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Nhận biết các vị ngữ có trong câu.

Thông hiểu:

– Nêu được chủ đề của văn bản.

– Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu.

– Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.

– Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

– Chỉ ra tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

Vận dụng:

– Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Đặt câu có cấu trúc nhiều thành phần vị ngữ.

 

4 TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2
Viết
Kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.

 

Nhận biết: 

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1*1*1* 

 

 

 

1TL*

 

 

 

 

 

 

Tổng 4 TN4TN2 TL1 TL
Tỉ lệ % 20+520+1520+1010
Tỉ lệ chung 6040
Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
MÔN: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:
“… Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
– Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
– Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính
bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
– Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu thanh.”

(Trích “Về thăm bà” – Thạch Lam, Sách Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
I.1 Khoanh tròn vào chữ cái chứa đáp án đúng nhất cho các câu hỏi từ 1- 8: (mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích                                      B. Truyện ngắn
C. Truyện truyền thuyết                            D. Truyện thần thoại.

Câu 2. Văn bản trên là lời kể của ai?

A. Lời kể của người kể chuyện                                               B. Lời kể của Thanh
C. Lời kể của bà                                                                      D. Lời kể của nhân vật.

Câu 3. Câu nào sau đây là lời của nhân vật?

A. Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý.
B. Bà nhìn cháu giục.
C. Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
D. Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.

Câu 4. Văn bản trên thể hiện chủ đề gì ?

A. Tình cảm yêu thương, ấm áp, trìu mến của bà và cháu.
B. Tình cảm yêu thương, gắn bó của cha mẹ và con cái.
C. Tình cảm yêu thương, gắn bó, sẻ chia của anh chị em trong gia đình.
D. Tình cảm yêu thương, hi sinh của mẹ dành cho con

Câu 5. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?

A. Có cảm giác thoải mái, mát mẻ và được bà che chở.
B. Có cảm giác yên bình, phấn chấn, thích thú.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
D. Có cảm giác vui, tự hào, vô cùng yêu thích ngôi nhà của bà.

Câu 6. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà dù bất cứ ở nơi đâu..
B. Vì Thanh còn bé nên muốn được bà yêu thương, chở che.
C. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

Câu 7. Đâu là tác dụng của việc viết câu gồm nhiều vị ngữ?

A. giúp chúng ta dễ dàng thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mục đích giao tiếp
B. giúp nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu
C. giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn
D. giúp câu văn được dài hơn, hay hơn

Câu 8. Câu sau đây có bao nhiêu vị ngữ?

Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
A. 1                               B. 2                                C. 3                                              D. 4

I.2. Trả lời tự luận ngắn

Câu 9. Từ câu chuyện trên, em rút ra cho mình được bài học gì về cách ứng xử với những người thân trong gia đình? (1 điểm)
Câu 10. Đặt một câu văn nói về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ. (1 điểm)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.

————————- Hết ————————-

HƯỚNG DẪN CHẤM Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
PhầnCâuNội dungĐiểm
 

 

 

 

 

 

 

I

 ĐỌC HIỂU6,0
1B0,5
2A0,5
3C0,5
4A0,5
5C0,5
6D0,5
7C0,5
8B0,5
9HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học mà bản thân tâm đắc nhất.

+ Yêu thương, quan tâm, chia sẻ với  tất cả những thành viên trong gia đình

+Trân trọng khoảnh khắc ở bên gia đình

+Luôn quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.

…..

1,0
10HS  đặt câu theo yêu cầu:

VD: Mỗi sáng, mẹ dậy sớm, đi chợ, nấu bữa ăn sáng cho cả gia đình.

1,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 
VIẾT
4,0
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự0,25
 b. Xác định đúng yêu cầu đề: Kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.0,25
 c. Kể lại một trải nghiệm:

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

– Giới thiệu được trải nghiệm

– Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

– Cảm nghĩ sau khi trải qua trải nghiệm.

2,5

 

 d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5
 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.0,5
Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

 MA TRẬN ĐỀ THI LẠI

TTKĩ năngNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng

% điểm

Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
1

 

Đọc

 

Thơ và thơ lục bát50300200 

 

60%

Truyện đồng thoại, truyện ngắn.
2
Viết

 

Kể lại một trải nghiệm01*01*01*01*40%
Kể lại một truyền thuyết/ truyện cổ tích
Tổng2551515030010100
Tỉ lệ %30%30%30%10%
Tỉ lệ chung60%40%

 BẢNG ĐẶC TẢ

TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểu

 

Vận dụngVận dụng cao
1ĐọcThơ và thơ lục bát
Nhận biết:

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.

– Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

– Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Thông hiểu:

– Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

– Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

Vận dụng:

– Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

– Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp

5 TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyện đồng thoại, truyện ngắn.
Nhận biết:

Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Nêu được chủ đề của văn bản.

– Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu.

– Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.

– Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

– Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

– Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

2Viết1. Kể lại một trải nghiệm
Nhận biết: 

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1*1*1*

 

 

 

 

 

 

1 TL*

 

 

 

2. Kể lại một truyền thuyết/

truyện cổ tích

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết/ truyện cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện.

Tổng 3 TN5TN2 TL1 TL
Tỉ lệ % 20403010
Tỉ lệ chung 6040
Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
SỰ TÍCH CÂY KHOAI LANG
Ngày xưa, có hai bà cháu nghèo khổ, hằng ngày phải đi đào củ mài để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà:
– Bà ơi, cháu đã lớn. Cháu sẽ làm nương, trồng lúa để có gạo nấu cơm.
Từ đó, cậu bé chăm chỉ trồng cây trên nương.
Năm đó, gần đến ngày thu hoạch lúa thì chẳng may khu rừng bị cháy. Nương lúa thành tro. Cậu bé buồn quá, nước mắt trào ra. Bỗng, Bụt hiện lên, bảo:
– Ta cho con một điều ước, con ước gì?
– Dạ, con chỉ mong bà của con không bị đói khổ.

Bụt gật đầu và biến mất.
Hôm ấy, cậu bé đào được củ gì rất lạ. Củ bị lửa rừng hun nóng, có mùi thơm ngòn ngọt. Cậu bé nếm thử, thấy rất ngon, bèn đào thêm mấy củ nữa đem về cho bà. Bà tấm tắc khen ngon và thấy khỏe hẳn ra. Cậu bé kể lại câu chuyện gặp Bụt cho bà nghe, bà nói:
– Vậy củ này chính là Bụt ban cho đấy. Cháu hãy vào rừng tìm thứ cây quý đó đem trồng khắp bìa rừng, bờ suối đề người nghèo có cái ăn.
Cậu bé làm theo lời bà dặn. Chỉ mấy tháng sau, loài cây lạ mọc khắp nơi, rễ cây phình to ra thành củ có màu tím đỏ. Từ đó, nhà nhà hết đói khổ. Mọi người gọi cây đó là “khoai lang”. Đến bây giờ, khoai lang vẫn được nhiều người ưa thích.

( Trang 33, Tiếng Việt lớp 2 tập 2 – Sách Kết nối tri thức)
1. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 (mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm):
Câu 1: Truyện Sự tích cây khoai lang thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích                                                              B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết                                                    D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                            B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba                                                               D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3: Trong câu chuyện, hai bà cháu qua được cơn đói là nhờ đâu?

A. Lúa gạo do em bé trồng                                           B. Khoai lang do Bụt ban cho
C. Củ mài do em bé kiếm được                                   D. Củ sắn do em bé trồng.

Câu 4: Trong truyện, vì sao Bụt lại xuất hiện và giúp đỡ em bé?

A. Vì em vốn là một đứa trẻ hiếu động
B. Vì em thành tâm cầu xin Bụt giúp đỡ
C. Vì em là một cậu bé hiếu thảo
D. Vì em lười biếng

Câu 5: Chi tiết bà dặn em bé lấy cây quý trồng khắp bìa rừng, bờ suối để người nghèo có cái ăn và em bé làm theo thể hiện được phẩm chất gì của hai bà cháu?

A. Nhân ái                                                   B. Yêu nước
B. Bao dung                                               D. Chăm chỉ

Câu 6: Trong câu văn ‘Củ bị lửa rừng hun nóng, có mùi thơm ngòn ngọt”, từ láy “ngòn ngọt” có ý nghĩa là gì?

A. Hơi ngọt                                                             B. Rất ngọt
C. Cực kì ngọt                                                        D. Ngọt đậm

Câu 7: “Ở bìa rừng, có hai bà cháu nghèo khổ sinh sống.” Cụm từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?

A. Trạng ngữ chỉ mục đích                                          B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân                                   D. Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 8: Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây khoai lang?

A. Ca ngợi ý nghĩa các loài cây                                               B. Ca ngợi tình bà cháu
C. Ca ngợi tình mẫu tử                                                            C. Ca ngợi tình chị em

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. (1,0 điểm)
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 10: Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì đối với người thân? (1,0 điểm)
…………………………………………………………………………………………………….

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích kể lại truyện cổ tích đó.

IV. HƯỚNG DẪN CHẤM – GỢI Ý LÀM BÀI

 

PhầnCâuNội dungĐiểm
I 
ĐỌC

HIỂU

6,0
1A0,5
2C0,5
3B0,5
4C0,5
5A0,5
6A0,5
7B0,5
8B0,5
9HS đưa ra được một vài thông điệp phù hợp với nội dung bài thơ. Có thể đưa ra thông điệp sau:

– Tình cảm bà cháu – tình cảm gia đình, chính là tình cảm thiêng liêng vô giá.

– Chúng ta cần phải nhớ đến, yêu quý, trân trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.

(HS đưa ra 2 thông điệp cho điểm tối đa)

1,0
10HS nêu được những trách nhiệm của bản thân với người thân.

– Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng… sống trở thành người con ngoan trong gia đình.

– Giúp đỡ người thân những việc phù hợp với lứa tuổi.

– Sống yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những vất vả của mọi người trong gia đình

1,0
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.0.25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyền thuyết/ truyện cổ tích0.25
c. Đảm bảo cấu trúc của bài văn kể lại truyện cổ tích bằng lời một nhân vật:

– Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

– Cụ thể:

Mở bài:  Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể

Thân bài:  Kể diễn biến của câu chuyện;

+ Xuất thân của nhân vật

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

+ Diễn biến chính:

·        Sự việc 1:

·        Sự việc 2:

·        Sự việc 3:

·

Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học được rút từ câu chuyện

3,0

 

 

d. Không sai lỗi chính tả; đảm bảo chuẩn ngữ pháp Tiếng việt.0,25
e. Sáng tạo: Cách kể linh hoạt, thể hiện cảm xúc chân thành.0,25

Trên đây là Đề kiểm tra lại Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*