Giáo án bài 1 Bầu trời và tuổi thơ Kết nối tri thức

Giáo án bài 1 Bầu trời và tuổi thơ

Giáo án bài 1 Bầu trời và tuổi thơ Kết nối tri thức cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình dạy học.

Giáo án bài 1 Bầu trời và tuổi thơ

Bài 1. BẦU TRỜI VÀ TUỔI THƠ
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 7 – Lớp: ……..
Số tiết: 13 tiết
TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

– Chủ đề Bầu trời tuổi thơ

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
– Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
– Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

3. Phẩm chất:

– Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Bức ảnh bí mật”
c) Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Cách 1: Gv tổ chức trò chơi: “Hãy nói theo cách của bạn”. Có 6 hình ảnh sẽ lần lượt xuất hiện, em hãy gọi tên, thể hiện cảm xúc về các hình ảnh ấy theo cách của em.

Cách 2: GV cho học sinh quan sát các hình ảnh thể hiện sự khác biệt của trẻ em và người, từ đó hỏi: Nhận xét về cách nhìn của trẻ em so với người lớn? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– Hs trả tham gia trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài

Gợi ý:

C1: Harry Potter, Tôm và cherry, bé Xuân Mai, truyện tranh, búp bê, con quay spinner

C2:

Người lớn và trẻ em có cách nhìn khác nhau, người lớn thực tế hơn, còn trẻ em có cái nhìn lạc quan, thơ ngây, hồn nhiên

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu:
– Nhận biết được chủ đề. Thể loại chính
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

 Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi:

Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ

– GV lắng nghe, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– Hs trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh

I. Giới thiệu bài học

– Chủ đề bài học: Bầu tời tuổi thơ

– Thể loại chính: Văn bản truyện

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là đề tài, chi tiết?

+ Tính cách nhân vật là gì?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

 

II. Khám phá Tri thức ngữ văn

– Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong các tác phẩm văn học. Để xác định đề tài, có thể dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả (đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình…) hoặc nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài phụ nữ, đề tài người nông dân, đề tài người lính…). Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.

– Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện…) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.

– Tính cách nhân vật là đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ. Tính cách của nhân vật còn được thể hiện qua mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.

Trên đây là Giáo án bài 1 Bầu trời và tuổi thơ. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

 

Leave a Reply

Required fields are marked*