Soạn bài Ôn tập bài 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo cung cấp nguồn tư liệu giúp các em học sinh tham khảo để có thêm kiến thức chuẩn bị cho quá trình học.
Soạn bài Ôn tập bài 1
Câu hỏi 1: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây:
Trả lời:
Câu hỏi 2: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:
Chừng như thu ngấp nghẻ
Trong hương vườn đâu tây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy.
(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)
Trả lời:
– Thể thơ: thể thơ năm chữ.
– Vần thơ: vần chân – dạng giãn cách (nghẻ – nhẹ; đây – đầy).
– Nhịp thơ: 2/3 (Chừng như/ thu ngấp nghẻ; khói lam/ chiều rất nhẹ); 3/2 (trong hương vườn/ đâu đây; sông vừa vơi/ vừa đầy).
Câu hỏi 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ gạch dưới hay không? Vì sao?
Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quân tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rên rỉ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra.
(Vũ Hùng, Ông Một).
Trả lời:
Không thể lược bỏ ba từ đó bởi nếu bỏ đi nghĩa của câu trong đoạn sẽ bị thay đổi, sai với ý mà tác giả thể hiện.
Câu hỏi 4: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
Trả lời:
Để làm bài một thơ bốn chữ hoặc năm chữ, ta cần chú ý những yếu tố sau:
– Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Bài thơ cần có nhịp (2/2 nếu là thơ bốn chứ hoặc 2/2, 3/2 nếu là thơ năm chữ), vần thơ (vần gần nhau hoặc giống nhau).
– Bài thơ cần thể hiện được ý nghĩa của bài, có hình ảnh, mạch cảm xúc và xoay quanh một chủ đề.
– Bài thơ cần sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…
Câu hỏi 5: Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó?
Trả lời:
Bài thơ Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ tôi ấn tượng sâu sắc nhất bởi cách nhìn đầy tinh tế của tác giả khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Với khổ thơ đầu tiên, tôi như thấy mình ở trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm với sự lan toả của hương ổi và cái sẽ lạnh của gió nhờ động từ “phả”. Đồng thời, với thủ pháp nhân hóa sương “chùng chình”, tôi thấy được sự quấn quýt, chầm chậm của sương. Tất cả đã làm nên sự giao thoa của tạo vật khiến cho tôi không khỏi ngỡ ngàng và xao xuyến.
Có thể thấy, hình ảnh đất trời thu sang trong không gian dài, rông cao, đã được bộc tả rõ nét hơn qua những câu thơ ở khổ 2 bằng nghệ thuật nhân hóa: sông “dềnh dàng”, chim “vội vã”, đám mây “vắt nửa mình sang thu”. Kết lại bài thơ bằng khổ 3 với đầy suy tư của tác giả, ông đã khéo léo sử dụng các thủ pháp nhân hóa “sấm bất ngờ”, “hàng cây đứng tuổi” và thủ pháp ẩn dụ hàng cây – con người. Bài thơ đã đem lại sự lắng đọng đến với người đọc, đầy bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Qua đó, đã giúp tôi có cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời con người.
Câu hỏi 6: Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ?
Trả lời:
Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì làm vậy sẽ giúp ta dễ nhớ, dễ lưu giữ và tìm kiếm.
Câu hỏi 7: Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên sẽ giúp cuộc sống của chúng ta biết cách yêu quý và trân trọng thiên nhiên, đem lại những kiến thức bổ ích thú vị và khám phá được những điều mà ta chưa biết.
Trên đây là Soạn bài Ôn tập bài 1 Ngữ văn 7. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: