Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp bài soan tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình dạy học.

Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào?
Bài giải:

Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện từ tinh thần sôi sục lên, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

Câu 2: Xác định luận đề và luận điểm trong văn bản.
Bài giải:

Luận điểm:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Luận cứ:
Đó là truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến any, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, là tinh thầnh ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán và cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,…….của một dân tộc anh hùng
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước…….đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra ….. công việc kháng chiến.

Câu 3: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm.
Bài giải:

Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu 4: Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Việt một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em.
Bài giải:
Yêu nước đã trở thành truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Dù trong quá khứ hay hiện tại, nhân dân Việt Nam vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đó. Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, hễ là người Việt Nam thì đều đoàn kết để chống lại kẻ thù. Từ những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử đến biết bao con người vô danh đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị. Lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại trong mỗi người. Thế hệ trẻ hôm nay cần xứng đáng với cha ông thuở trước. Chúng ta cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Mỗi người tự xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống sai lầm, lệch lạc. Họ chạy theo lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước. Đó là hành vi cần lên án và tránh xa. Mỗi người hãy giữ gìn ngọn lửa yêu nước luôn cháy rực trong trái tim của mình.
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG TÁC PHẨM
Câu hỏi 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Lòng yêu nước của nhân dân ta
Bài giải:

Nội dung: văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

Nghệ thuật:

– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,…
– Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,… và câu văn nghị luận hiệu quả
– Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

Câu hỏi 2. Em hãy nêu nội dung chính của bài Lòng yêu nước của nhân dân ta
Bài giải:

Nội dung chính: văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm của bài Lòng yêu nước của nhân dân ta
Bài giải:
I. Tác giả
1. Tiểu sử

– Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
– Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
– Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

2. Sự nghiệp sáng tác:

+ Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

II. Tác phẩm
1. Xuất xứ

– Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
– Tên bài do người soạn sách đặt

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước
– Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta
– Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Lòng yêu nước của nhân dân ta
Bài giải:
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Mở đầu bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhận định chung về tinh thần yêu nước: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ”. Cùng với đó, Bác đã sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng: “Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Các động từ mạnh như “lướt qua, nhấn chìm” và biện pháp tu từ so sánh “tinh thần yêu nước” với “một làn sóng” cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước.
Tiếp đến, Bác đã chứng minh truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam qua những biểu hiện cụ thể. Những dẫn chứng được Bác đưa ra từ quá khứ đến hiện tại, vừa sinh động lại vừa bao quát. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Bác liệt kê các vị anh hùng tiêu biểu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, để từ đó nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ công lao, ơn nghĩa đó. Cách chuyển đoạn sau đó “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” đã thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người viết. Bác tiếp tục đưa ra các dẫn chứng: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Ở đây, Bác đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với mô hình liên kết “từ… đến” nhằm làm tăng hiệu quả cho sự diễn đạt. Tinh thần yêu nước giống như làn sóng nối tiếp nhau, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước.
Cuối cùng, Bác khẳng định nhiệm vụ của nhân dân ngày hôm nay đó là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Cách so sánh “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” giàu giá trị biểu cảm. Tinh thần yêu nước là “một món đồ quý giá”, cần được bảo vệ, giữ gìn và phát huy.
Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” giàu tính thuyết phục. Như vậy, tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, rất cần được giữ gìn và phát huy.

Trên đây là Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*