Phiếu bài tập bài thơ “Bắt nạt” là một trong những nội dung nhằm giúp giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh sau khi học xong bài thơ này. Bài viết sẽ cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số câu hỏi của bài thơ này.
Mục lục
Phiếu bài tập bài thơ “Bắt nạt”
I. THỰC HÀNH ĐỌC
Phiếu học tập số 1
1. Bài thơ “Bắt nạt” viết theo thể thơ gì?
A. Bốn chữ B. Năm chữ
C. Tự do D. Lục bát
2. Phương án nào nói đúng về phong cách thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh?
A. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho trẻ em, rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.
B. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đậm chất suy tư
C. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nhẹ nhàng, sâu lắng
D. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đậm chất triết lí
3. Theo tác giả, vì sao không nên bắt nạt?
A. Vì bắt nạt rất xấu
B. Vì bắt nạt rất dễ lây
C. Vì bắt nạt rất hôi
D. A, B,C đều đúng
4. Đâu không phải là hoạt động mà tác giả gợi ý làm thay vì bắt nạt?
A. Ăn mù tạt
B. Nhảy híp hóp
C. Học hát
D. Đá bóng
5. Trong bài thơ, tác giả so sánh “bạn nhút nhát” giống ai?
A. Giống em bé
B. Giống thỏ non
C. Giống mèo con
D. Giống chim non
6. Trong bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ
7. Cụm từ “ đừng bắt nạt” xuất hiện mấy lần trong bài thơ?
A. 5 lần
B. 6 lần
C. 7 lần
D. 8 lần
8. Tác giả đã liên hệ đến ai khi nhắc đến việc bắt nạt?
A. Những chú thỏ
B. Những chú chim
C. Thỏ con
D. Bạn của mình
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | D | D | B | C | C | D |
Phiếu học tập số 2
Dựa vào nội dung bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh, điền thông tin phù hợp vào bảng sau
THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VẬT “TỚ” TRONG BÀI THƠ | |
Đối với các bạn bắt nạt | Đối với các bạn bị bắt nạt |
…………………………………………
…………………………………………. |
…………………………………………
…………………………………………. |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VẬT “TỚ” TRONG BÀI THƠ | |
Đối với các bạn bắt nạt | Đối với các bạn bị bắt nạt |
Nhân vật “tớ” đã đưa ra những hình ảnh cụ thể, sinh động như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, chó mèo, cái cây,…Theo nhân vật “tớ” không nên bắt nạt nhau vì bắt nạt “dễ lây” và bắt nạt “rất xấu”, “rất hôi”. Bằng lời thơ dí dỏm nhưng ẩn chứa ý vị sâu sắc, nhân vật “tớ” muốn gửi đến thông điệp là không nên bắt nạt lẫn nhau dù là con người hay loài vật hãy sống trong sự hòa bình, yêu thương nhau, cùng nhau phát triển để xã hội ngày càng phát triển hơn. | Nhân vật “tớ” so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn “nhút nhát”, “giống thỏ non”. Nhân vật “tớ” đã bày tỏ tình yêu mến, thương cảm đối với các bạn bị bắt nạt. |
Phiếu học tập số 3
Đọc câu hỏi 4 trong SGK (trang 28) và điền câu trả lời vào bảng sau:
Tình huống em trải qua là………………………………………………………….. | |
Hành động, thái độ của em trong tình huống đã trải qua | ……………………………………….. |
Điều bây giờ em muốn thay đôi | ………………………………………….. |
Lí do em muốn thay đổi hành động, thái độ khi gặp lại tình huống tương tự | …………………………………………… |
II.THỰC HÀNH VIẾT
Phiếu học tập số 1
Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng “bắt nạt” ở trường học.
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hiện nay, hiện tượng “bắt nạt” đang diễn ra hàng ngày ở lớp học, trường học. Việc “bắt nạt” ở trường học được biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lí” nhau theo theo luật “giang hồ”, “xử” xong còn tung clip lên mạng xã hội. Hậu quả của việc bắt nạt và bị bắt nạt thường gây tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Chính vì vậy, em chỉ mong sao mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui, em chỉ muốn mỗi giờ ra chơi được thỏa mái vui đùa cùng các bạn. T
rong học tập và trong cuộc sống, em mong muốn được cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau. Em cũng muốn nói với các bạn rằng “Các bạn ơi, hãy yêu thương và dành cho nhau những tình cảm ấm áp, chân thành nhất, hãy chia sẻ cho nhau nụ cười, ánh mắt thân thiện, đừng bắt nạt nhau vì bắt nạt “rất xấu” và “rất hôi”.
Trên đây là Phiếu bài tập bài thơ “Bắt nạt”. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Phiếu bài tập Ngữ văn 6 học kì 1