Site icon GIAODUCMOI

Phân tích khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá

Phân tích khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá

Phân tích khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá là một trong những đề văn nhằm đánh giá kỹ năng làm văn của học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và học sinh tư liệu tham khảo này.

Đề 3: Cảm nhận khổ cuối bài thơ

“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

Phân tích khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá

Dàn ý
Bài làm
I. Mở bài

– Dẫn dắt: giới thiệu tác giả Huy Cận

– Giới thiệu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá

– Giới thiệu khổ thơ cuối

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam- một hồn thơ dạt dào cảm hứng lãng mạn về thiên nhiên đất nước, con người trong thời đại mới. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 khi miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với không khí hào hứng, phấn khởi. Hai khổ đầu bài thơ đã cho thấy cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm hân hoan của con người.

“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

II. Thân bài
 
* Khái quát

Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 

Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958). Trong đó, 4 câu thơ cuối đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người (đoàn thuyền) với mặt trời.
* Phân tích
 
Hai câu đầu

 + Từ “ cùng” và “ với”

 

 

 

 

 

 

 

 + Cấu trúc lặp lại

 

 

+ Hình ảnh nhân hóa, phóng đại

Ở câu thơ đầu, tác giả lặp lại gần như nguyên vẹn câu thơ cuối của khổ thơ đầu tiên, chỉ khác nhau từ “ cùng” và từ “ với”: “Câu hát căng buồm với gió khơi”.

“ cùng” và “ với” đều thể hiện sự gắn kết giữa câu hát và gió khơi, nhưng “ cùng” sử dụng thanh bằng, gợi lên sự hài hòa giữa ngọn gió và câu hát, từ đó tái hiện một chuyến đi biển thuận lợi và bình yên. Còn từ “ với” sử dụng thanh trắc tạo nên sự khỏe khoắn và niềm vui phơi phới khi người dân chài trở về với mẻ lưới bội thu.

“Câu hát” mở đầu lúc họ bắt đầu lên đường ra khơi, và khi trở về lại những câu hát ấy. Câu hát đã theo suốt cuộc hành trình của người dân chài. Câu hát mở đầu lúc họ bắt đầu lên đường ra khơi và khi trở về lại những câu hát ấy. Câu hát lúc ra đi là câu hát cùng gió đẩy thuyền ra khơi thể hiện khí thế hăng hái, lạc quan, tin tưởng khi trở về con thuyền sẽ đầy ắp cá tươi. Câu hát lúc trở về là câu hát sung sướng, phấn khởi, là khúc ca khải hoàn trước thành quả lao động sau một đêm vất vả.

Cấu trúc lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương.

Ở câu thơ thứ hai, hình ảnh đoàn thuyền trở về trong một tư thế mới: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa, phóng đại qua từ “chạy đua” cho thấy đoàn thuyền như một sinh thể sống đang chạy đua với thiên nhiên bằng tốc độ vũ trụ. Qua đó cho thấy khí thế khẩn trương, sức lực sức dồi dào, vẫn hăng say mạnh mẽ sau một đêm lao động vất vả của người dân chài.

Hai câu sau

 

+ Hình ảnh mặt trời

 

+ Hình ảnh nhân hóa “ mặt trời đội biển” kết hợp với động từ “ nhô”

 

 

 

 

+ Hình ảnh hoán dụ

    Cùng với câu hát được lặp lại ở khổ cuối, ta còn thấy hình ảnh mặt trời cũng xuất hiện:

“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

Hình ảnh nhân hóa “ mặt trời đội biển” kết hợp với động từ “ nhô”: vừa gợi cái kì vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, vừa gợi bước đi của thời gian, đồng thời báo hiệu một ngày mới, một sự sống sinh sôi nảy nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc mà người dân chài có được sau một chuyến hành trình rất vất vả và cực nhọc.

Cảnh biển còn đẹp hơn khi con thuyền trở về đầy ắp cá. Hình ảnh hoán dụMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” khiến ta lại bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác, không phải của thiên nhiên mà của muôn ngàn mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh- đó là ánh sáng của thành quả lao động lấp lánh niềm vui, hi vọng.

Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, khổ thơ mang âm hưởng của bản anh hùng ca lao động thể hiện niềm vui phơi phới của con người lao động khi làm chủ đất trời, làm chủ cuộc đời. Bài thơ khép lại trong niềm vui hân hoan của người lao động trước thành quả lao động và niềm tin vào tương lai.

* Đánh giá

– Đánh giá chung về đoạn thơ

 

Như vậy, bằng sự kết hợp giữa bút pháp tử thực và bút pháp lãng mạn, biện pháp tu từ nhân hóa, các từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, khổ thơ trên đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh con thuyền đầy khí thế trở về. Khí thế ấy cũng chính là khí thế của con người lao động trong thời kì mới. Lời thơ còn cho ta nhận ra ở nhà thơ Huy Cận là tình yêu với thiên nhiên, với đất nước và niềm vui, niềm tin yêu vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.
III. Kết bài

– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách  nhiệm gì? Em học được bài học gì?

    Khổ thơ nói riêng, bài thơ nói chung mang âm hưởng, giọng điệu đầy sức sống, thể hiện niềm lạc quan, vui tươi, phấn khởi của người dân chài khi lao động và hồn thơ phơi phới, lòng yêu cuộc sống của tác giả Huy Cận trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khí thế đó khiến cho“ Đoàn thuyền đánh cá” mãi là bài ca tươi xanh, gieo vào lòng bạn đọc những ấn tượng khó phai mờ.

Trên đây là Phân tích khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá. Mời các bạn tham khảo thêm các bạn khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version