Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo cung cấp tư liệu ôn tập cho giáo viên và học sinh.
Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
I. Đọc hiểu: (5 điểm)
1. Định nghĩa các thể loại:
* Trắc nghiệm:
Thể loại truyện:
– Xác định đặc điểm truyện ngắn, ngôi kể
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
– Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu.
– Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, được cách kể chuyện.
Lưu ý: Tác dụng ngôi kể:
Ngôi thứ nhất: – Người kể ngôi thứ nhất thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình.
– Tác dụng: Kể theo ngôi 1 có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.
– Nhược điểm: thiếu tính khách quan
Ngôi thứ ba:
– Ngôi kể thứ 3: Là người ngoài cuộc, không tham gia vào câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc
– Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, mang tính khách quan có thể đánh giá từng nhân vật.
– Nhược điểm: Không trực tiếp nêu được suy nghĩ, tình cảm của mình.
Thể loại thơ:
– Nhận biết, phân tích được nét độc đáo của bài thơ
– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, nhân vật, thể thơ, nội dung, đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả)
– Nhận biết được những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
* Tự luận:
– Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.
– Đưa ra được lời khuyên cho các hành động gặp trong đời sống.
– Từ tình cảm của nhân vật trữ tình, nêu được bài học cho bản thân.
– Thể hiện ý kiến đồng ý hay không đồng ý và lí giải lí do.
Thể loại |
Định nghĩa |
Truyện |
1. Khái niệm: Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,..
2. Một số yếu tố của truyện. – Chi tiết tiêu biểu – Nhân vật: + Ngoại hình + Ngôn ngữ + Hành động + Ý nghĩ |
Thơ |
1. Khái niệm: Thơ thuộc tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
2. Đặc điểm thể loại: – Phân loại: + Thơ cách luật: có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,… + Thơ tự do: không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần. – Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo. – Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. |
2. Phần Tiếng Việt
– Tác dụng dấu ngoặc kép
– Giải thích nghĩa của từ
– Phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa
– Ôn tập từ láy, trạng ngữ
Nội dung |
Ý nghĩa, đặc điểm | Ví dụ |
Dấu ngoặc kép | Để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
|
Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.
Õ Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ. |
Từ nhiều nghĩa | – Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
– Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sờ để hình thành các nghĩa khác. – Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
|
Ví dụ: Mắt:
– Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng thường được coi là biểu tượng của cái nhìn con người. – Nghĩa chuyển: mắt na, mắt mía, mắt xích, mắt bão,… (chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây (mắt tre, mắt mía) ; bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt); phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão). |
Từ đa nghĩa | – Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.
– Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo. |
Ví dụ: Ba ơi, ba con chim đang bay trên bầu trời.
Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn từ “ba” phía sau có nghĩa là chỉ số lượng của con chim đang bay. Ví dụ: Mồm bò không phải mồm bò mà là mồm bò. (Câu đố) |
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
II. Phần làm văn: (5 điểm)
1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
2. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
B. Đề minh họa
Đề 1: I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
BÉ CON CỦA MẸ
Này bé con của mẹ
Con có thấy gì không
Cái mặt biển mênh mông
Ôm những cây thuyền nhỏ.
Này bé con thấy đó
Cái mặt trời đằng xa
Đang toả nắng lan ra
Đỏ một màu rất đỏ.
Đường chỉ xanh bãi cỏ
Ôm san sát khoảng trời
Bé con của mẹ ơi
Con thấy không con nhỉ.
Biển xa con có thấy
Một màu xanh dịu êm
Sóng vỗ mãi ngày đêm
Như tình thương của mẹ. Cái mặt trời nhỏ bé
Mà ấm áp lạ lùng
Như trái tim mẹ nóng
Ủ ấm những ngày đông.
Bé con có biết không
Mẹ ôm con thật rộng
Như một vùng rất mỏng
Cỏ mọc sát chân trời.
Con dù có ham chơi
Vẫn nằm trong lòng mẹ
Bé con ngoan lắm nhé
Mãi mãi mẹ thương con.
(Tác giả: Đặng Ngọc Ngận)
Câu 1: Văn bản “Bé con của mẹ” thuộc thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Bảy chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên?
A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận.
C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.
D. Biểu cảm kết hợp nghị luận.
Câu 3: Từ in đậm trong câu thơ nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A.“Cái mặt biển mênh mông/ Ôm những cây thuyền nhỏ”
B. “Như một vùng rất mỏng/ Cỏ mọc sát chân trời”
C. “Cái mặt trời đằng xa/ Đang toả nắng lan ra”
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Văn bản thể hiện tình cảm của ai dành cho ai?
A. Tình cảm của con dành cho mẹ
B. Tình cảm của mẹ dành cho con.
C. Tình cảm của mẹ dành cho thiên nhiên
D. Tình cảm của con dành cho trường học
Câu 5: Tác dụng của yếu tố miêu tả được sử dụng trong bài thơ là:
A. Miêu tả thiên nhiên rộng lớn, bao la, từ đó gợi ra tình cảm của người mẹ
B. Miêu tả thiên nhiên rộng lớn, từ đó cho thấy tình yêu thiên nhiên của hai mẹ con
C. Miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên qua lời kể của người mẹ với người con
D. Miêu tả khung cảnh hai mẹ con trước thiên nhiên tươi đẹp
Câu 6: Chủ đề bài thơ là:
A. Hình ảnh của hai mẹ con trước thiên nhiên
B. Hình ảnh thiên nhiên rực rỡ
C. Tình yêu thiên nhiên của người mẹ
D. Tình mẫu tử
Câu 7: Em hãy ghi lại những cảm nhận của em sau khi đọc văn bản “Bé con của mẹ”.
Câu 8: Đọc xong văn bản “Bé con của mẹ”, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với mẹ?
II. VIẾT (5.0 điểm)
Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
Đề 2: I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:
– Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
(…) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2006)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính cảu đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2: Xác định ngôi kể của đoạn trích?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3: Hành động “run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông” thể hiện tình cảm gì của nhân vật “tôi” với ông lão ăn xin ?
A. Quan tâm, đồng cảm
B. Đồng cảm, thương yêu
C. Lo lắng, thương yêu
D. Cảm thông, chia sẻ
Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói đến tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong câu chuyện ?
A. Khách quan
B. Sinh động
C. Chân thực
D. Linh hoạt
Câu 5: Từ mũi trong câu “nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt” là:
A. Từ đồng âm
B. Từ đa nghĩa
C. Từ mượn
D. Từ đồng nghĩa
Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích là:
A. tình cảm yêu thương gắn bó của hai anh em.
B. cuộc nói chuyện giữa hai anh em
C. tâm trạng hối hận của anh trai khi hờ hững với người em.
D. tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em.
Câu 7: Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng người anh lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”?
Câu 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên?
II. VIẾT (5.0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ.
Đề 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một đồng nghiệp nữ có giọng nói lớn, trước kia ở nhà thường tức giận, động tí là lớn tiếng trách mắng người nhà. Một ngày nọ, chồng của đồng nghiệp trở về nhà, lo lắng nói với cô rằng, hôm qua anh bỏ quần áo bẩn vào máy giặt mà quên giặt. Cô không nói năng gì, lắc đầu biểu thị không vấn đề.
Đến tối, con trai đi học về, thấy mẹ đang nấu ăn, thì cẩn thận dè dặt bước đến nói rằng, cậu làm bài thi không tốt, xin mẹ đừng mắng cậu, lần sau cậu nhất định sẽ làm bài tốt. Cô xoa đầu con, cười và xua xua tay, biểu thị không sao.
Đến lúc ăn cơm tối, không khí trên bàn ăn khác với mọi ngày, vô cùng ấm áp. Con trai vui vẻ nói: “Mẹ à, hôm nay mẹ thật đẹp”. Cô hỏi tại sao. Cậu con trai nói: “Bởi vì hôm nay cả ngày mẹ không tức giận, lúc nào cũng cười”.
Lúc đó, cô rất cảm động, cô cảm nhận được sự ấm áp của gia đình. Buổi sáng, vì cô đau họng nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ nói với cô rằng, bởi vì bình thường cô thường xuyên nổi nóng, nói lớn, khiến bệnh viêm họng càng sưng đau hơn. Bác sĩ căn dặn cô rằng, sau này cần nói nhỏ nhẹ dịu dàng.
Chúng ta ra ngoài, đối nhân xử thế thường biểu hiện rất ôn hòa và có lễ độ. Nhưng hễ về nhà, đối diện với cha mẹ, vợ hoặc chồng, con cái, lại thường biểu hiện chán nản, nóng nảy, khắc bạc và lãnh đạm. Chớ quên rằng có gia đình thì mới có bạn. Người nhà càng cần chúng ta đối xử dịu dàng. Do đó, chớ mang tâm trạng xấu cho người nhà.
(Gia phong tốt cần dịu dàng – Quà tặng tâm hồn)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện ngụ ngôn
C. Truyện ngắn
D. Truyện cười
Câu 2: Xác định ngôi kể của đoạn trích?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3: Xác định kiểu câu trong câu sau “Cô xoa đầu con, cười và xua tay, biểu thị không sao”?
A. Câu ghép
B. Câu đơn
C. Câu có nhiều chủ ngữ
D. Câu có nhiều vị ngữ
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ đề?
A. Chớ quên rằng có gia đình thì mới có bạn
B. Người nhà cần chúng ta đối xử dịu dàng
C. Do đó, chớ mang tâm trạng xấu cho người nhà
D. Cô không nói năng gì, lắc đầu biểu thị vấn đề
Câu 5: Vì sao người mẹ lại cảm động?
A. Nhờ lời nói của bác sĩ
B. Nhờ lời nói của người con
C. Nhờ lời nói của người chồng
D. Không nhờ ai cả, mà tự bản thân người mẹ hiểu ra giá trị cuộc sống
Câu 6: Văn bản trên đề cao tình cảm gì?
A. Tình cảm anh em
B. Tình cảm gia đình
C. Tình cảm bạn bè
D. Tình đồng nghiệp
Câu 7: Qua những hành động, thái độ, lời nói của nhân vật người mẹ trong câu chuyện, em hãy rút ra đặc điểm của nhân vật này?
Câu 8: Từ nội dung câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân về cách cư xử trong cuộc sống?
Đề 4: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
QUẢ CẦU PHA LÊ
Nasir, một cậu bé, đã phát hiện ra một quả cầu pha lê đằng sau gốc cây đa trong vườn nhà mình. Cây đa bèn ngỏ lời ban cho Nasir một điều ước. Cậu bé vỡ òa hạnh phúc nhưng cũng thầm suy nghĩ rất nhiều về điều mà mình sẽ xin. Chính vì vậy, cậu bé đã quyết định giữ lại quả cầu bên mình và chờ đến khi nghĩ ra điều ước thì mới sử dụng.
Thế nhưng, thật không may, người bạn thân của cậu bé đã đánh cắp nó và đưa lại cho người dân trong làng. Tất cả bọn họ đều nổi lòng tham và ai cũng ước mình sở hữu cung điện nguy nga hay vô số châu báu ngọc ngà. Tuy nhiên, không một ai trong họ được đáp ứng vì điều ước chỉ có một.
Cuối cùng, họ trả lại quả cầu cho Nasir và cậu bé đã ước cho mọi thứ trở lại như xưa. Phép màu xảy ra và mọi người trong làng đều được sống trong yên vui, hạnh phúc; không còn đố kỵ, tham lam nữa.
(Nguồn: https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con-cai/hat-giong-tam-hon)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện ngụ ngôn
C. Truyện ngắn
D. Truyện đồng thoại
Câu 2: Xác định ngôi kể của đoạn trích?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3: Nghĩa của từ “đố kỵ” trong đoạn văn trên là:
A. Cảm thấy khó chịu và ghét khi thấy người ta hơn mình
B. Lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn
C. Kính trọng đến mức gần như sùng bái.
D. Cố hết sức làm cho mình hơn mọi người, không muốn thấy bất cứ ai hơn hoặc bằng mình
Câu 4: Hãy xác định thái độ và phẩm chất của người dân làng trong các từ dưới đây ?
A. Bọn họ nổi lòng tham
B. Bọn họ thờ ơ với quả cầu
C. Bọn họ không nổi lòng tham
D. Bọn họ chịu khó làm việc
Câu 5: “Cuối cùng, họ trả lại quả cầu cho Nasir và cậu bé đã ước cho mọi thứ trở lại như xưa”. Câu này đã thể hiện phẩm chất gì của cậu bé Nasir ?
A. Cậu bé ương bướng, hiếu động
B. Cậu bé vui vẻ, hồn nhiên
C. Câu bé nhanh lẹ, chính chắn
D. Cậu bé tốt bụng, không tham lam
Câu 6: Câu nào dưới đây nói đúng nhất về chủ đề của văn bản?
A. Khuyên nhủ con người phải biết yêu thương nhau
B. Giáo dục nhân cách con người
C. Khuyên nhủ con người phải biết sẻ chia cho nhau
D. Khuyên nhủ con người sống không nên tham lam
Câu 7: Qua hành động đánh cắp “Quả cầu pha lê” em có nhận xét gì về hành động giữa người bạn và cậu bé Nasir?
Câu 8: Từ nội dung câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân về cách cư xử trong đời sống với mọi người?
Đề 5: I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CON YÊU MẸ
– Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
– Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
– Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
– Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
– Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ – Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
– À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế
(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản “Con yêu mẹ” thuộc thể thơ nào?
A. Lục bát. B. Tự do. C. Sáu chữ. D. Ngũ ngôn.
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ?
“ Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi”
A. So sánh. B. Nhân hóa, so sánh.
C. Ẩn dụ, so sánh D. Ẩn dụ.
Câu 3. Câu thơ:“Con yêu mẹ bằng ông trời / Rộng lắm không bao giờ hết” gợi điều gì?
A. Ông trời bao la, rộng lớn
B. Hình dáng của mẹ
C. Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ
D. Sự lo lắng của mẹ dành cho con
Câu 4. Tình yêu của đứa con dành cho mẹ được tác giả so sánh với hình ảnh nào?
A. Ông trời, mặt trăng, con dế
B. Hà Nội, đường đi, ông mặt trời
C. Con dế, mặt trời, con đường đi
D. Ông trời, Hà Nội, Trường học, con dế.
Câu 5. Văn bản là tình cảm của ai dành cho ai?
A. Tình cảm của mẹ dành cho con.
B. Tình cảm của con dành cho mẹ.
C. Tình cảm của mẹ dành cho thiên nhiên.
D. Tình cảm của con dành cho trường học.
Câu 6. Chủ đề bài thơ là:
A. tình mẫu tử.
B. hình ảnh ông trời và trường học.
C. hình ảnh mẹ và bố.
D. tình phụ tử.
Câu 7. Em hãy ghi lại những cảm nhận của em sau khi đọc văn bản “Con yêu mẹ”.
Câu 8. Đọc xong văn bản “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ?
Trên đây là Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!