Site icon GIAODUCMOI

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn mới nhất

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết cung cấp tư liệu tham khảo cho thầy cô và các em học sinh.

Đề 1

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

                     Mức độ
  NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
I. Đọc- hiểu

Ngữ liệu: Thơ tự do

 

– Nhận biết tên văn bản và tên tác giả.

– Nhận biết công dụng của dấu ngoặc kép.

– Nhận biết từ đa nghĩa.

– Đọc hiểu đoạn thơ và rút ra nội dung.

– Hiểu và chỉ ra được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đa nghĩa.

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2,5

2

20

1,5

2

20

4

4

40

II. Tạo lập văn bản

Viết bài văn theo yêu cầu.

Miêu tả và nêu cảm nghĩ về bữa cơm sum họp gia đình.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

6

60

1

6

60

Tổng số câu

Số điểm toàn bài

Tỉ lệ % điểm toàn bài

2,5

20

20

1,5

2

20

1

6

60

5

10

100

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 Điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.” ”

(Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 6- Chân trời sáng tạo, tập 2)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm) Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
Câu 3. (1,5 điểm) Tìm từ đa nghĩa có trong đoạn thơ trên và hãy chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ vừa tìm được.
Câu 4. (0,5 điểm) Dấu ngoặc kép ở đoạn thơ trên có công dụng gì?

Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6,0 điểm)

Em hãy miêu tả và nêu cảm nghĩ về bữa cơm sum họp của gia đình em.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

Phần 
Câu
Đáp án
Điểm
(10 điểm)
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1
– Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Những cánh buồm”

– Tác giả: Hoàng Trung Thông.

0,5 điểm 

0,5 điểm

Câu 2
Nội dung của đoạn thơ:

Đó là lời tò mò ngây ngô của đứa con muốn khám phá cuộc sống và lời giải thích đầy sự hứng khởi của người cha.

 

1,0 điểm

Câu 3
– Từ đa nghĩa: tay, đầu.

– Nghĩa gốc: tay và đầu đều chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật.

– Nghĩa chuyển:

+ Tay: tay áo, tay chơi, tay đua, tay súng, ….

+ Đầu: đầu gấu, đầu đường, đầu đảng, đầu têu, …

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 4
Công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn thơ trên:

– Dấu ngoặc kép thứ nhất: Trích dẫn lại một đoạn thơ.

– Dấu ngoặc kép thứ 2,3: Trích dẫn lại lời nói trực tiếp của nhân vật.

 

0,5 điểm

0,5 điểm

 

 

 

Phần II: Tạo lập văn bản
Yêu cầu về kĩ năng:

– Mở bài: giới thiệu khái quát và cảm xúc chung về cảnh sum họp của gia đình.

– Thân bài : kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí. Ví dụ:

+ Không khí chuẩn bị: mỗi người một công việc khác nhau. Cảm xúc của em như thế nào?

+  Diễn biến buổi sum họp: mọi người cùng ăn cơm, trò chuyện… Cảm nghĩ của em?

+ Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: vui vẻ, hạnh phúc…

– Kết bài: Trình bày suy nghĩ của bản thân về buổi sum họp của gia đình.

– Yêu cầu về nội dung:

Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ:

– Thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

– Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

– Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể, tả và biểu cảm).

– Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

– Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt.

 

 

0,5 điểm

 

 

4,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

1,0 điểm

Đề 2

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

         Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
       Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Văn học
1. Văn bản: Thánh Gióng

 

Nhận biết về tên tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt chính – Hiểu nội dung đoạn trích

 

Trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

 Số câu: 1

 Số điểm: 0,75

Số câu:1

Số điểm: 0,5

Số câu:1  

Số điểm:2,0

Số câu:0  

Số điểm: 0

Số câu: 3

Số điểm: 3,25

tỉ lệ%  :32,5%

2. Tiếng Việt

Cấu tạo từ

Nghĩa của từ

 

 

– Chỉ ra từ ghép, từ láy, từ đơn Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển

Giải thích nghĩa của từ

 
Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:1,0

Số điểm:0,75

Số câu:1

Số điểm:1,0

Số câu:0

Số điểm:0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 2

Số điểm: 1,75

tỉ lệ%:17,5%

3. Tập làm văn.

– Ngôi kể trong văn kể chuyện

– Phương pháp kể chuyện

Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó  
Số câu

Số điểm tỉ lệ%

      Số câu: 1

Số điểm:5,0

Số câu: 1

Số điểm: 5

tỉ lệ%  :50%

– Tổng số câu:

– Tổng số điểm:

– Tỉ lệ%   

Số câu: 2

Sốđiểm: 1,5

Tỉ lệ : 15%

Số câu:2

Số điểm:1,5

Tỉ lệ 15%

Số câu:1

Số điểm:1,0

Tỉ lệ 20%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu:6

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

          PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

                                                                 (SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau:
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”

Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Câu 4: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.

 Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)

(Hồ Chí Minh)

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

            PHẦN II: VIẾT (5 điểm).

               Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.

————-HẾT————–

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

         I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
– Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng

– Văn bản Thánh Gióng thể loại truyện truyền thuyết

– PTBĐ chính: Tự sự

0,25

0,25

0,25

Câu 2
Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”

Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức

Từ láy: chăm chỉ

Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là

 

 

0,25

0,25

0,25

Câu 3
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng 0,5
Câu 4
– Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm).

– Từ “xuân” trong câu thơ:  “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống).

0,5

 

0,5

Câu 5
Viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

Đảm bảo cấu trúc và cách trình bày của đoạn văn, có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đặt câu đúng quy tắc, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; đảm bảo độ dài từ 3 đến 5 câu.

Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau:

+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công.

+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh  và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước.

+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân

+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.

 

 

0,5

 

1,5

 

 

 

 

II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,5 điểm
Mở bài
Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh  

0,5

Thân bài

 

– Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn.

– Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh:

+ Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng

+ Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài.

+ Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc.

+ Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về.

+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuôí cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục.

1,0

 

2,5

Kết bài
Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện 0,5
     
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 0,25
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngôi thứ nhất, tuy nhiên em có thể chọn những từ ngữ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,… phù hợp với địa vị, giới tính,.. của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể 0,25

Đề 3

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

          Cấp độ
 
Chủ đề
(Nội dung, chương)
 
Nhận biết
 
Thông hiểu
 
Vận dụng thấp
 
Vận dụng cao
 
Cộng
Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản

Ngữ liệu: Thơ có yếu tố miêu tả, biểu cảm (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

– Nhận diện thể thơ

– – Nhận biết được các chi tiết

– Nhận diện được  biện pháp tu từ

– Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ.

– Nội dung chính của đoạn thơ.

– Viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về một nội dung của đoạn thơ  
Số câu:

Số điểm: 

Tỉ lệ:

2

1,0

10 %

2

2,0

20  %

1

2,0

20 %

  5

5,0

50%

Chủ đề 2: Tạo lập văn bản

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

– Năng lực trình bày.

 

– Nhận ra phương  thức biểu đạt, có sáng tạo, thể hiện rõ bố cục 3 phần – Viết đúng chính tả, trình tự hợp lí.

 

Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.  

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 

Số câu: 1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ:  10%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ:  15%

Số câu:1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ:  10%

Số câu: 1/4

Sốđiểm:1,5

Tỷ lệ 15%           

1

5

50%

Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
2+1/4

2,0

20 %

2+1/4

3,5

3,5 %

1+1/4

3,0

30 %

1/4

1,5

15 %

6

10

100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

I. Phần đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi”

(Trích Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích đã miêu tả những sự vật nào?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ.
Câu 5. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được gợi ra qua đoạn thơ trên.

Phần II. Làm văn (5,0 điểm)

Câu 6. Kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

Câu
                                  Yêu cầu
Điểm
I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
1
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. 0.5 đ
2

 

Các sự vật: ruộng lúa xanh non; những chị lúa; những cậu tre, đàn cò trắng, cô gió, bác mặt trời. 0.5 đ
3
Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả bức tranh thiên nhiên đồng quê. 1.0 đ
4

 

– Các hình ảnh nhân hóa: “chị lúa phất phơ bím tóc”, “Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học”; “đàn cò áo trắng/ khiêng nắng”; “cô gió chăn mây”; “bác mặt trời đạp xe”.

Chỉ ra được các hình ảnh nhân hoá: 0.25 điểm

–  Tác dụng:

+ Làm cho các sự vật đều trở nên sinh động, có hồn: “chị lúa” điệu đà, những “cậu tre” chăm chỉ, đàn cò, cô gió và bác mặt trời cần mẫn. Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ. (0,25 đ)

+  Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết.(0,25đ)

+  Làm cho đoạn thơ giàu hình ảnh và gợi cảm hơn.(0,25 đ)

1.0 đ

 

 

 

 

5

 

– Đảm bảo hình thức đoạn văn, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.

– Nội dung: Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên nhưng cũng sống động biết mấy. Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và cùng đầy ấn tượng.

2.0 đ

 

II. Tạo lập văn bản (5,0 điểm)
 
Phần II.Tạo lập văn bản

 

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự (có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm): Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được trải nghiêm. Thân bài kể lại diễn biến chuyến đi theo một trình tự hợp lí; Kết bài phát biểu suy nghĩ của mình về chuyến đi, bày tỏ tình cảm của bản thân. 0.5 đ
b. Xác định đúng yêu cầu bài viết: Kể lại một chuyến đi đáng nhớ. 0.5 đ
c. Triển khai bài viết:  Có thể triển khai theo hướng sau:

– Nêu lí do xuất hiện chuyến đi:

– Trình bày diễn biến chuyến đi:

+ Thời gian, địa điểm

+ Ngoại hình, tâm trạng, ngôn ngữ cử chỉ, thái độ của người thân

+ Tình cảm, cảm xúc của em trước tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc,… của người thân.

3.0đ
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc.. 0,5đ
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,5đ

Đề 4

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy thi.
Câu 1: Lý do quan trọng nhất của việc mượn từ trong tiếng Việt?

A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

Câu 2: Từ nào sau đây là từ láy?

A. tươi tốt                                           B. xôn xao
C. đông đủ                                         D. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là:

a. hiểu biết                                                 b. tri thức
c. hiểu                                                        d. nhìn thấy

Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi…đi bộ đi học.

a. bị                                                       b. được
c. cần                                                    d. phải

Câu 5: Từ “học lỏm” có nghĩa là:

a. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
b. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
c. học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
d. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 6: Trong câu văn : “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?

A. So sánh, nhân hóa                                    C. Ẩn dụ, nhân hóa
B. Điệp ngữ, nhân hóa                                   D. Điệp ngữ, so sánh

Câu 7: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?

A. Khôi ngô.                                           B. Chăm chỉ.
C. Tuấn tú.                                             D. Phúc đức.

Câu 8: Câu văn: “Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà” có mấy cụm động từ?

A. Một                                                     B. Hai
C. Ba                                                       D. Bốn

Phần II: Đọc – Hiểu văn bản: (3điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”

(Trích Tự nguyện, Trương Quốc Khánh, Tập ca khúc Hát cho đồng bào tôi nghe, tập một, Tổng hội sinh viên Sài Gòn, 1970)

Câu 1. Liệt kê 03 hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong đoạn thơ trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ. (1.5 điểm)
Câu 3. Khát vọng“Là người tôi sẽ chết cho quê hương” của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? (1,0 điểm)

Phần III. Viết.(5 điểm).

Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện game online trong giói học sinh hiện nay.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

Phần I. Trắc nghiệm:  Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B C D A B B C

 

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
II: Đọc – Hiểu văn bản
Câu 1
– 3 hình ảnh thiên nhiên: Chim, hoa, mây 0,5
 
Câu 2
Phép điệp ngữ: Nếu là,  tôi sẽ

– Hiệu quả/tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu da diết, trầm lắng cho đoạn thơ, khiến đoạn thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

+ Nhấn mạnh làm nổi bật những những ước nguyện cao đẹp của tác giả dành cho quê hương đất nước, cho cuộc sống: nguyện làm loài bồ câu trắng để sống vì hòa bình; nguyện làm đóa hướng dương để hướng về mặt trời, để khiến cuộc sống tốt đẹp hơn; nguyện làm vầng mây ấm để mang lại sự ấm áp, yên bình cho con người; và nguyện được chết cho quê hương, đất nước, cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.

+ Cho thấy tinh thần tự nguyện dâng hiến và tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả

0,5

0,25

0,5

 

 

 

 

0,25

Câu 3
– Niềm ngợi ca, cảm phục tình yêu tinh thần tự nguyện dâng hiến của tác giả.

– Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, vẻ đẹp của con người.

– Niềm trân trọng, biết ơn đối với đất nước, quê hương.

– Thấy mình cần cố gắng học tập, rèn luyện để được góp phần xây dựng đất nước,…

….

1,0
III: Viết
 
TẠO LẬP VĂN BẢN
 
1
Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…)

0,5
2
2. Thân bài
– Giải thích:

+ Game là gì? => Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
+ Nghiện game là gì? => Là hiện tượng tập trung quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.

– Thực trạng:

+ Nhiều học sinh, sinh viên dành phần lớn thời gian mỗi ngày cho việc chơi game.

+ Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh.

+ Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game

– Nguyên nhân:

+ Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ.

+ Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo.

+ Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ.
+ Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ.
– Hậu quả:

+ Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, hao tốn tiền của.
+ Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.

– Lời khuyên:

+ Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí lành mạnh.

+ Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.

+ Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.

 

 

1,0

 

 

 

 

0,75

 

 

 

    1,0

 

 

 

 

    0,75

 

 

 

    0,5

3
3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…).
– Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

0,5

 Trên đây là Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Văn. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version