Site icon GIAODUCMOI

Ôn tập đoàn thuyền đánh cá hay nhất

Ôn tập đoàn thuyền đánh cá

Ôn tập đoàn thuyền đánh cá

Ôn tập đoàn thuyền đánh cá nhằm củng cố kiến thức cho học sinh. Bài viết cung cấp cho các bạn tư liệu này.

Ôn tập đoàn thuyền đánh cá

I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả

(Ôn tập đoàn thuyền đánh cá)

 
          – Huy Cận ( 1919 – 2005) tên thật là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Trước cách mạng, ông là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông tham gia phong trào cách mạng trước năm 1945. Ông trở thành một nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
          – Đặc điểm sáng tác:

+ Cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ là nét nổi bật của hồn thơ Huy Cận
+ Thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mộc mạc, chân tình vừa lắng đọng, hàm súc, cổ điển.
+ Hình ảnh trong thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà, thâm trầm, khơi gợi như len nhẹ , ngấm sâu và tâm hồn và trí tuệ người đọc.

– Tác phẩm chính : Lửa thiêng ( 1940), Thời mỗi ngày lại sáng ( 1958), Đất nở hoa ( 1960), Mẹ và em ( 1987), Chiến trường gần với chiến trường xa (1973), Ngôi nhà giữa nắng ( 1978), Hạt lại gieo ( 1984), Chim làm ra gió ( 1989), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỉ ( 1997)…

– Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện hàn lâm Thơ Thế giới, Năm 2005, được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng

2. Văn bản

(Ôn tập đoàn thuyền đánh cá)

 

a) Hoàn cảnh sáng tác

– Năm 1958, Huy Cận có chuyến công tác đi thực tế dài ngày về cùng mỏ Quảng Ninh ( đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, Miền Bắc đang trong công cuộc dựng xây chủ nghĩa xã hội và làm hậu phương cho tiền tuyến Miền Nam).

– Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới, mở một chặng đường mới trong thơ Huy Cận. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được ông Sáng tác trong chuyến đi này và đưa vào tập Trời mỗi ngày lại sáng ( 1958).

Thể thơ: 8 chữ
Bố cục: Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.

– Hai khổ đầu : cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người
– Bố khổ tiếp : Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa  khung cảnh  biển trời ban đêm.
– Khổ cuối: cảnh đoàn thuyền trở về  trong buổi bình minh lên:

 
Nghệ thuật, nội dung:
Đặc sắc nghệ thuật

– Bài thơ là sự thống nhất hài hòa giữa hai nguồn cảm hứng: cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ với cảm hứng về người dân lao động đã tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài.

– Hình ảnh thơ giàu vẻ đẹp lãng mạn được xây dựng bằng bút pháp khoáng đạt, khoa trương, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú  và độc đáo.

– Cách gieo vần linh hoạt, nhịp điệu kết hợp cổ điển và phá cách  tạo âm điệu sôi nổi, phơi phới khiến bài thư như một khúc tráng ca khỏe khoắn, sau sưa.

Nội dung:

Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng ngợi ca vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ thân thuộc của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động mới trong công cuộc dựn xây chủ nghĩa xã hội. Từ đó, nhà thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng trước đất nước, con người và cuộc sống mới.

 II, Đọc – hiểu văn bản:
1, Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (hai khổ thơ đầu)
 
a, Khung cảnh trời biển

Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp:

                “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”

– Tác giả đã đặt nhân vật trữ tình từ một điểm nhìn nghệ thuật rất đặc biệt: đó là một điểm nhìn di động được đặt trên con thuyền đang tiến bước ra khơi

– Sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”:
+ Tả thực vầng mặt trời đỏ rực từ từ chìm xuống lòng biển khép lại vòng tuần hoàn của một ngày
+ Gợi quang cảnh kì vĩ, tráng lệ cảu bầu trời và mặt biển lúc hoàng hôn
+ Gợi bước đi của thời gian và đặc biệt thời gian này nó không chết lặng mà có sự vận động theo hành trình của đoàn thuyền đánh cá

– Sử dụng hình ảnh nhân hóa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”:

+ Tả những con sóng xô bờ như những chiếc then cửa của vũ trụ để chìm vào trạng thái nghỉ ngơi
+ Gợi cảm giác gần gũi, thân thương, bởi vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn của con người.
-> Qua hai câu thơ đầu có thể thấy, Huy Cận yêu thiên nhiên và yêu mến cuộc đời như thế nào.

 
b, Cảnh đoàn thuyền ra khơi:

Trên phông nề thiên nhiên tuyệt đẹp ấy, con người dần dần xuất hiện:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

– Phụ từ “lại” tạo được điểm nhấn ngữ điệu và sức nặng của câu thơ:
+ Gợi thế chủ động của con người và cho biết công việc ra khơi vẫn lặp đi lặp lại hàng ngày, trở thành một hành động quen thuộc
+ Đồng thời, miêu tả một hành động đối lập: Đối lập giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người

– Hình ảnh “câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Cụ thể hóa niềm vui phơi phới, sự hào hứng, hăm hở của người lao động
+ Gợi cho chúng ta liên tưởng tới luồng sức mạnh đã  đưa con thuyền vượt trùng ra khơi
+ Với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” gợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động gửi gắm vào trong lời hát

-> Đoàn thuyền ra khơi trong trạng thái phấn chấn, náo nức đến lạ kì và dường như có một sức mạnh vật chất đã cùng với gió làm thổi căng cánh buồm, đẩy con thuyền lướt sóng ra khơi

Trong tâm trạng phấn chấn, náo nức ra khơi, những người dân chai đã cất cao tiếng  hát:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

– Từ “hát rằng” gợi lên niềm vui của người dân chai, hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu
– Thủ pháp liệt kê (cá bạc, cá thu) và so sánh (như thoi đưa) mang đến âm hưởng ngợi ca, tự hào trong câu hát về sự giàu có của biển cả

– Hình ảnh nhân hóa “đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”

+ Cho thấy không khí lao động hang say không kể ngày đêm của người lao động
+ Gợi hình ảnh những đoàn cá đang dệt những tấm lưới giữa biển đêm
+ Gợi những vệt nước lấp lánh được tạo ra khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng

=>Tác giả đã phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên kì vĩ, thơ mộng và qua đó gợi được tâm hồn phóng khoáng, tình yêu lao động và niềm hi vọng cảu người dân chài.

 

2, Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
 
a, Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá được miêu tả cụ thể và rất sinh động:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển lặng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

– Đoàn thuyền đánh cá được tái hiện trên nền thiên nhiên bao la, rộng mở: chiều cao của gió trăng, chiều rộng của mặt biển và còn cả chiều sâu của lòng biển
– Với cảm hứng nhân sinh vũ trụ, Huy Cận đã xây dựng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá rất tương xứng với không gian

+ Cách nói khoa trương phóng đại qua hình ảnh “lái gió với buồm trăng”, “lướt giữa mây cao  với biển bằng” cho thấy con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ.

+ Khi con thuyền buông lưới thì như dò thấu đáy đại dương. Rõ ràng, con thuyền cũng như con người đang làm chủ không gian này.
+ Hệ thống động từ được rải đều trong mỗi câu thơ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn”, cho thấy hoạt động của đoàn thuyền và con thuyền đang làm chủ biển trời

=> Khổ thơ gợi lên một bức tranh lao động thật đặc sắc và tráng lệ. Bức tranh ấy như thâu tóm được cả không gian vũ trụ vào trong một hình ảnh thơ, đồng thời nâng con người và con thuyền lên tầm vóc vũ trụ
b, Lần theo đoàn thuyền đánh cá, tác giả đã mở ra sự giàu có, phong phú và nâng tấm lòng hào phóng, bao dung của biển cả:

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”

– Bằng thủ pháp liệt kê, tác giả đã miêu tả sự phong phú và giàu có của biển cả quê hương qua những loài cá vừa quý hiếm lại vừa ngon của biển cả
– Hình ảnh ẩn dụ “cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:

+ Tả thực loài cá song, thân dài, trên vảy có những chấm nhỏ màu đen hồng
+ Gợi hình ảnh về đoàn cá song như một cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm, đã tạo nên một cảnh tượng thật lộng lẫy và kì vĩ

– Hình ảnh nhân hóa “cái đuôi em vẫy trăng vàng chóe”:

+ Miêu tả động tác quẫy đuôi của một chú cá dưới ánh trăng vàng chiếu rọi
+ Gợi một đêm trăng đẹp, huyền ảo mà ánh trăng như thếp đầy mặt biển khiến cho đàn cá quẫy nước mà như quẫy trăng

– Hình ảnh nhân hóa “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”:
+ Tả nhịp điệu của những cánh sóng
+ Gợi nhịp thở của biển, vũ trụ lúc đêm về. Biển như mang linh hồn của con người, như một sinh thể cuộn trào sức sống

– Trước sự giàu có và phong phú của biển cả, đã mở ra tâm trạng háo hức vui tươi để người dân chài lưới tiếp tục cất cao tiếng hát:

 “Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển nuôi ta lớn như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

+ Hình ảnh so sánh biển “như lòng mẹ”:
. Biển tựa như nguồn sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người tự bao đời
. Thể hiện sâu sắc niềm tự hào và lòng biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương
=>Ẩn sau khổ thơ, ta thấy lòng biết ơn của con người trước ân tình của quê hương đất nước

c, Khung cảnh lao động hang say trên biển

Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động khẩn trương, hào hứng, hăng say:

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”

– Hệ thống từ ngữ tượng hình: “kéo xoăn tay”, “lưới xếp”, “buồm lên” đã đặc tả để làm hiện lên một cách cụ thể, sinh động công việc kéo lưới của những ngư dân

– Hình ảnh ẩn dụ “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” :
+ Những nét tạo hình gân guốc, chắc khỏe, cơ bắp cuồn cuộn gợi vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài lưới trong lao động
+ Đồng thời gợi lên một mẻ lưới bội thu

– Hình ảnh “vẩy bạc”, “đuôi vàng” đầy ắp những khoang thuyền:

+ Cho thấy sự giàu có của iển cả quê hương và niềm vui phơi phới của người lao động

+ Màu bạc của vảy cá, màu vàng của đuôi cá dưới ánh mặt trời như lóe cá rạng đông. Điều đó cho thấy bút pháp sử dụng màu sắc đại tài của Huy Cận

=> Tác giả đã diễn tả được một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với sự giàu có hào phóng của thiên nhiên. Đồng thời khắc họa thành công hình tượng người lao động lớn lao, phi thường
3, Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

 

Đoàn thuyền đánh cá trở về trong câu hát:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời dội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”-  Câu hát ra khơi và câu hát trở về thoạt nghe thì ta tưởng nó cùng là một âm hưởng, cùng là một lối miêu tả. Những nếu đọc kĩ, ta sẽ thấy: câu hát ra khơi là “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, còn câu hát trở về là “Câu hát căng buồm với gió khơi”+ Khi viết về câu hát ra khơi, tác giả sử dụng từ “cùng” để gợi cái sự hài hòa giữa ngọn gió và câu hát, từ đó tái hiện một chuyến đi thuận lợi và bình yên
+ Khi viết về câu hát trở về, tác giả đã biến đổi từ “cùng” thành từ “với” để gợi niềm vui phơi phới khi họ được trở về trên con thuyền đầy ắp cá
+ Với nghệ thuật đầu cuối trong câu hát, ta còn thấy được điệp khúc của khúc ca lao động
– Hình ảnh nhân hóa “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

+ Đoàn thuyền như trở thành một sinh thể sống để chạy đua với thiên nhiên bằng tốc độ của vũ trụ
+ Nâng tầm vóc của đoàn thuyền, con người sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ
+ Gợi tư thế hào hùng, khẩn trương để giành lấy thời gian để lao động. Và trong cuộc chạy đua này, con người đã chiến thắng. Khi “mặt trời dội biển nhô màu mới” thì đoàn thuyền đã về đến biển: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”

– Hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng”

+ Miêu tả  muôn triệu mắt cá li ti được phản chiếu ánh rạng đông trở nên rực rỡ, huy hoàng
+ Đây không còn là ánh sáng của tự nhiên nữa, mà là ánh sáng của thành quả lao động lấp lánh ánh vui

=> Khổ thơ mang âm hưởng của bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của con người khi làm chủ đất trời

Trên đây là Ôn tập đoàn thuyền đánh cá. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version