Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 4 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 4 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 4 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS xác định được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
– HS giải thích được nghĩa của một số thành ngữ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Trò chơi: “Trạm luân chuyển thời gian”
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 4 nhóm tương đương với 4 trạm
+ Trạm 1: Ở trạm 1, HS sẽ được GV phát 1 mật thư trong đó chứa hình vẽ ẩn chứa ý nghĩa của một câu thành ngữ. HS có nhiệm vụ không viết, không đọc câu tục ngữ đó, hãy dùng ngôn ngữ cơ thể để giải thích cho các thành viên ở trạm 2 hiểu
+ Trạm 2: Sau khi được trạm 1 gợi ý. Trạm 2 đưa ra câu thành ngữ tiếp tục dùng ngôn ngữ cơ thể để giải thích cho trạm 3
+ Trạm 3: Đoán thành ngữ và dùng ngôn ngữ cơ thể giải thích cho trạm 4
+ Trạm 4: Đọc đúng câu thành ngữ và giải nghĩa câu
( các trạm liên tục thay đổi thành viên nhận câu thành ngữ)
– HS suy nghĩ trả lời

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham gia chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– Phần trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.Mục tiêu:
– HS xác định được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
– HS giải thích được nghĩa của một số thành ngữ
b. Nội dung:
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trongcâu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến

Ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. (Tục ngữ)

Câu tục ngữ trên có nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim. Tuy nhiên, nghĩa hàm ăn, ý nghĩa thật sự mà câu tục ngữ muốn đề cập đến là: Nếu kiên trìnỗ lực vượt qua khó khănthử thách thì có ngày sẽ thành công. Để suy ra nghĩa hàm ăn, chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thần và chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong cấu. Chẳng hạn, trong câu tục ngữ này. chúng ta phải chú ý đến các từ ngữ “mài sắt”, nên kim”.

Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 86-87
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập SGK trang 86-87
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, giải nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong các câu văn
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học giải nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em hãy nêu cách hiểu về một số tục ngữ, thành ngữ:
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
– Cháy nhà mới ra mặt chuột.
– Đổ mồ hôi sôi nước mắt

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các kiến thức tiếng việt
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:

* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍCẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG
* Đáp án bài tập
Câu 1: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:

a, – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)
b, – Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

Trả lời:

a.
– Nghĩa tường minh: Bác có thấy con lợn chạy qua đây không, Tôi không thấy con lợn nào cả.
– Nghĩa hàm ẩn: Muốn khoe con lợn của mình, tôi có chiếc áo mới.
b.
– Nghĩa tường minh: Con rắn to dài vừa tròn hai mươi thước là con rắn vuông à.
– Nghĩa hàm ẩn: làm gì có con rắn nào dài hai mươi thước.

Câu 2: Đọc lại truyện Vắt cổ chày ra nước và thực hiện yêu cầu sau:

a, Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu nói: ” Thế thì tao cho mượn cái này” của người chủ nhà. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói nào sau đó?
b, Người đầy tớ thực sự muốn nói gì qua câu: “ Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!“?
c, Sau khi đọc xong truyện cười này, em hiểu thế nào về thành ngữ Vắt cổ chày ra nước? Đặt câu có sử dụng thành ngữ này.

Trả lời:

a, Nghĩa hàm ẩn: Tao không cho mày tiền uống nước đâu, mày tự lo lấy đi. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu: Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.
b, Người đầy tớ muốn nói ông chủ thật keo kiệt bủn xỉn.
c, Thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” để chỉ sự bủn xỉn, hà tiện, keo kiệt đến quá đáng.
– Câu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” thường dùng để ám chỉ kẻ keo kiệt thông thường chứ ít người hiều chính xác là chỉ mấy tên chủ và loại trọc phú chuyên bóc lột sức lao động của người làm công.

Câu 3: Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau:

a, Câu nói của người vợ: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn gì?
b, Thấy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ mình hay không? Dựa vào đâu em biết điều đó?
c, Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?

Trả lời:

a, Câu nói có nghĩa là ông viết chữ sấu.
b, Thầy đồ hiểu sai câu nói của vợ mình. Dựa vào việc ông đắc chí.
c, Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau không. Vì không phải lúc nào người nghe/ người đọc có thể hiểu được nghĩa hàm ẩn trong các câu nói.

Câu 4: Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó
.
Trả lời:

Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:
“Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất”.
Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.
“Sau đó là tới Khổng Tử, người am hiểu thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai.” – thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm.
Thư sinh nói tiếp:

“Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…”.
Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:
“Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người”.
Nghĩa hàm ẩn: Anh kia tự đề cao mình lên quá
Bài học rút ra: Ngạo mạn, cuồng vọng thực chất điều ngốc nghếch và sai lầm nhất của đời người.

Câu 5: Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?

a, Qua tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!
( Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)
b, Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
c, Thò tay mà bứt cọng ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ
( Ca dao)

Trả lời:

a, nom thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện
b, thiệt thà thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện
c, giả dò thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện

Câu 6: Viết một đoạn hội thoại ( không đến ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em sống.
Trả lời:

Thủ trưởng hỏi người cán bộ tổ chức:
– Dạo này anh thấy anh Nam thế nào?
– Anh ấy hay đi chơi khuya với một người đã có chồng ạ.
– Tệ quá nhỉ … thế anh có biết người đàn bà đó là ai không?
– Có ạ. Đó là vợ anh ta.
Hàm ý ở đoạn hội trên nằm ở một người đàn bà đã có chồng, không cần một tri thức nền nào, người nghe cũng có thể hiểu được người đàn bà đó chắn chắn là không phải vợ anh Nam, chính điều này mới tạo ra hàm ý.

Trên đây là Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 4 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*