Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Nhận biết và xác định được cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu.
Nhận diện và phân tích được các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
Viết được văn bản bằng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu.
Viết được bài/ đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp – chia sẻ)
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em hãy nêu cách hiểu của mình về các cụm từ: diễn dịch – quy nạp – song song – phối hợp”
– GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi
– GV gọi đại diện nhóm chia sẻ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– Phần trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tri thức Tiếng Việt
a.Mục tiêu:
– Nhận biết và xác định được cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu.
– Nhận diện và phân tích được các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu– Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể: + So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí. + So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng.– Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau (giống, mỗi, cũng…) và khác nhau (khác với, nhưng, mặt khác…) hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu. 2. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. – Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn. + Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.+ Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. + Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn. + Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về cấu trúc của đoạn văn
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 41 – 42
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập SGK trang 41 – 42
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản sử dụng kiểu đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch chủ đề “Thiên nhiên kì bí”
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học viết đoạn văn ngắn sử dụng kiểu đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các kiến thức tiếng việt
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
– Phiếu học tập:
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ | CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm) |
TỐT
(5 – 7 điểm) |
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm) |
Hình thức(2 điểm) |
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả |
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả |
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo
|
Nội dung(6 điểm) |
1 – 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện |
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao |
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo |
Hiệu quả nhóm(2 điểm) |
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động |
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động |
2 điểm
Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động |
Điểm | |||
TỔNG |
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
* Đáp án bài tập
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Xác định cấu trúc của các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn (nếu có):
a. Nhiều người tin rằng, khi nhìn lên bầu trời và thấy sao băng, nếu nhanh chóng ước một điều gì đó thì điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật. Một số quan niệm cho rằng, sao băng là một hình tượng đẹp và thường gắn liền với nhiều câu chuyện tình yêu.
(Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng)
b. Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng. Những nơi mà loài chim này di cư tới so với nơi chúng sinh ra đều có khí hậu ôn đới khá tương đồng tại cùng một thời điểm. Về mặt lí thuyết, nếu chúng ở lại nơi được sinh ra vào mùa đông thì điều kiện khí hậu ở đó cũng không ảnh hưởng nhiều và chúng vẫn có thể sống sót bình thường. Vậy tại sao chúng vẫn phải thực hiện một hành trình dài để di cư hằng năm? Về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn cảm thấy bối rối và chưa thể tìm được câu trả lời.
(Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim)
c. Một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường là sử dụng các sản phẩm tái chế. Chúng ta có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt, mỗi người có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2, mỗi năm vì việc đốt cháy rác thải làm tăng mức độ các-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong khí quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể góp phần bảo vệ môi trường.
(Theo Lan Anh tổng hợp, Mười biện pháp giảm thiểu sự nóng lên của Trái Đất,
https: kinhtemoitruong.vn, ngày 9/9/2022)
d. Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy khi lập dàn ý cho bài viết. Với tư cách là một công cụ có hệ thống kích thích tư duy sáng tạo, bản đồ tư duy có thể tổ chức và hệ thống hóa những ý nghĩ lộn xộn, thiếu mạch lạc. Chính vì thế, bản đồ tư duy có thể hỗ trợ bạn xác định cần nói những gì và nói như thế nào để được hiệu quả nhất.
(1980 Books, Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập)
Trả lời:
a. Nhiều người tin rằng, khi nhìn lên bầu trời và thấy sao băng, nếu nhanh chóng ước một điều gì đó thì điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật. Một số quan niệm cho rằng, sao băng là một hình tượng đẹp và thường gắn liền với nhiều câu chuyện tình yêu.
(Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng)
→ Đoạn văn song song
b. Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng. Những nơi mà loài chim này di cư tới so với nơi chúng sinh ra đều có khí hậu ôn đới khá tương đồng tại cùng một thời điểm. Về mặt lí thuyết, nếu chúng ở lại nơi được sinh ra vào mùa đông thì điều kiện khí hậu ở đó cũng không ảnh hưởng nhiều và chúng vẫn có thể sống sót bình thường. Vậy tại sao chúng vẫn phải thực hiện một hành trình dài để di cư hằng năm? Về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn cảm thấy bối rối và chưa thể tìm được câu trả lời.
(Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim)
→ Đoạn văn diễn dịch
c. Một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường là sử dụng các sản phẩm tái chế. Chúng ta có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt, mỗi người có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2, mỗi năm vì việc đốt cháy rác thải làm tăng mức độ các-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong khí quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể góp phần bảo vệ môi trường.
(Theo Lan Anh tổng hợp, Mười biện pháp giảm thiểu sự nóng lên của Trái Đất,
https: kinhtemoitruong.vn, ngày 9/9/2022)
→ Đoạn văn quy nạp
d. Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy khi lập dàn ý cho bài viết. Với tư cách là một công cụ có hệ thống kích thích tư duy sáng tạo, bản đồ tư duy có thể tổ chức và hệ thống hóa những ý nghĩ lộn xộn, thiếu mạch lạc. Chính vì thế, bản đồ tư duy có thể hỗ trợ bạn xác định cần nói những gì và nói như thế nào để được hiệu quả nhất.
(1980 Books, Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập)
→ Đoạn văn phối hợp
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Sắp xếp các câu dưới đây để tạo thành đoạn văn mạch lạc. Cho biết đoạn văn vừa sắp xếp thuộc kiểu đoạn văn nào mà em đã học.
(1) Khi những đợt sóng liên tiếp tràn vào các vùng vịnh, chúng bị bật ngược trở lại và gặp những đợt sóng liên tiếp theo gây ra sự cộng hưởng. (2) Hiệu ứng này có thể làm tăng sức mạnh và sự phá hủy của những đợt sóng thần lên gấp nhiều lần, khiến cho thiệt hại ở những khu vực có sự cộng hưởng lớn hơn rất nhiều so với những khu vực khác. (3) Một điểm nữa tạo nên những đợt sóng thần có sức mạnh khủng khiếp nhất đó là hiệu ứng cộng hưởng.
(Theo Sóng thần – cơn “giận dữ” của biển cả, https:// tuyenquang.gov, ngày 16/3/2022)
Trả lời:
– Sắp xếp:
(3) Một điểm nữa tạo nên những đợt sóng thần có sức mạnh khủng khiếp nhất đó là hiệu ứng cộng hưởng. (2) Hiệu ứng này có thể làm tăng sức mạnh và sự phá hủy của những đợt sóng thần lên gấp nhiều lần, khiến cho thiệt hại ở những khu vực có sự cộng hưởng lớn hơn rất nhiều so với những khu vực khác. (1) Khi những đợt sóng liên tiếp tràn vào các vùng vịnh, chúng bị bật ngược trở lại và gặp những đợt sóng liên tiếp theo gây ra sự cộng hưởng.
→ Đoạn văn diễn dịch
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Viết câu chủ đề cho các đoạn văn sau:
a…………………………………………. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong một thời gian dài, làn da của chúng ta có nguy cơ bị lão hóa. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sự xuất hiện của các đốm sắc tố và nếp nhăn trên da. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm tăng nặng một số bệnh lí về da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mề đay… Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí còn làm cho một số bệnh về da kém đáp ứng điều trị, dễ tái phát, kéo dài và khó điều trị hơn.
(Nhóm biên soạn)
b. Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt vì bị khai thác quá độ như hiện nay thì việc tiết kiệm năng lượng góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng còn giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cho con người. Ngoài ra, khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy ít hơn thì lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển của Trái Đất cũng giảm đi, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng biến đổi khí hậu khác ………………………………………………..
(Nhóm biên soạn)
Trả lời:
a. Không khí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong một thời gian dài, làn da của chúng ta có nguy cơ bị lão hóa. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sự xuất hiện của các đốm sắc tố và nếp nhăn trên da. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm tăng nặng một số bệnh lí về da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mề đay… Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí còn làm cho một số bệnh về da kém đáp ứng điều trị, dễ tái phát, kéo dài và khó điều trị hơn.
(Nhóm biên soạn)
b. Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt vì bị khai thác quá độ như hiện nay thì việc tiết kiệm năng lượng góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng còn giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cho con người. Ngoài ra, khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy ít hơn thì lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển của Trái Đất cũng giảm đi, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng biến đổi khí hậu khác. Chính vì vậy, chúng ta cần đưa ra các giải pháp để khai thác và sử dụng hóa thạch một cách phù hợp nhất.
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng sáu đến tám câu) trình bày vai trò của máy vi tính đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Xác định cấu trúc của đoạn văn đó.
Đoạn văn tham khảo
Máy tính có rất nhiều lợi ích khác nhau và có rất nhiều công dụng giúp học sinh thông minh hơn, học giỏi hơn và sau đây tôi xin nêu một số lợi ích của máy tính. Máy tính có thể thực hiện các tác vụ thông thường với tốc độ nhanh hơn con người. Họ có thể thực hiện các phép tính phức tạp trong vài giây. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng máy tính để nhanh chóng lập danh sách điểm của học sinh thay vì lập bằng tay. Lợi ích “độ chính xác” thứ hai khi một việc gì đó được thực hiện thủ công luôn có khả năng xảy ra lỗi do con người. Máy tính có thể được sử dụng để thực hiện công việc theo cách đảm bảo độ chính xác khi dữ liệu đầu vào là chính xác. Tự động hóa: Có thể ra lệnh cho máy tính tự động thực hiện các tác vụ phức tạp.
→ Đoạn văn diễn dịch
Trên đây là Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!