Giáo án Những điều bí ẩn trong tập tính dân cư của các loài chim cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
Giáo án Những điều bí ẩn trong tập tính dân cư của các loài chim
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Xác định và nêu được trật tự trình bày thông tin trong văn bản
Chỉ ra và phân tích các thông tin cơ bản và ý nghĩa của chúng
Làm rõ vai trò của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
– Yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung văn bản
b. Nội dung: Câu hỏi gợi mở
c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi: Em có từng tò mò về giống loài và cách sống của những chú chim hay không? Em hãy thử hình dung cuộc sống của những chú chim đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin về văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: + Văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim thuộc thể loại nào? + Xác định mục đích viết của văn bản trên. + Xác định cấu trúc của văn bản trên. – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung
– Văn bản trên thuộc thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. – Mục đích của văn bản là để người đọc cập nhật thông tin về việc di cư của các loài chim theo mùa. – Cấu trúc: 2 phần. + Phần 1: Từ đầu đến “phong phú hơn”: Giải thích vì sao chim có tập tính di cư. + Phần 2: Còn lại: Lí giải việc chim di cư theo đội hình. |
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a.Mục tiêu:
Xác định và nêu được trật tự trình bày thông tin trong văn bản
Chỉ ra và phân tích các thông tin cơ bản và ý nghĩa của chúng
Làm rõ vai trò của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: HOẠT ĐỘNG “KHĂN TRẢI BÀN”Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Thời gian và chiều chim di cư? + Ban đầu người ta cho rằng chim di cư là để làm gì? + Vậy chim di cư vì lí do gì? +Chim di cư bay theo đội hình nào? Nguyên nhân nào khiến những loài chim bay theo đội hình ấy? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
|
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Giải thích vì sao chim có tập tính di cư.– Chim di cư vào mùa đông mỗi năm, theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông cách xa hàng ngàn hoặc thâm chí hàng chục ngàn ki-lô-mét. – Ban đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông. – Lí do di cư của loài chim là vì tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vực trong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi nhà, di chuyển đến những khu vực có nhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn. 2. Lí giải việc chim di cư theo đội hình.– Chim di cư bay theo đội hình chữ V. – Nguyên nhân: + Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khỏe hơn hẳn những con phía sau. + Khi bay theo đội hình chữ V, các chú chim thường tận dụng luồng không khi di qua cánh: luồng khí hướng lên từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả. + Khi bay, con chim đầu đàn vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra sau. Những con phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong thời gian dài. + Ngoài ra việc bay hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những con chim bay sau sẽ dễ dàng nhìn thấy con chim phía trước = > không bị lạc đàn khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng nghỉ hoặc đổi hướng bay. III. Tổng kết 1. Nội dung – Giải thích lí do loài chim có tập tính di cư và trả lời câu hỏi tại sao loài chim khi di cư lại bay theo đội hình. 2. Nghệ thuật– Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. – Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ trả lười câu hỏi 4 – trang 46 – sgk
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định cách trình bày thông tin của đoạn trích: “Hằng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn… mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu”. Dựa vào đâu em có thể xác định như vậy?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản vẽ sơ đồ hệ thống các thông tin cơ bản trong văn bản trên
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để thực hiện vẽ sơ đồ
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Vẽ sơ đồ hệ thống các thông tin cơ bản trong văn bản trên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện vẽ trên giấy A4
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp vào buổi học sau , yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các thông tin cơ bản trong văn bản
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ | CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm) |
TỐT
(5 – 7 điểm) |
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm) |
Hình thức(2 điểm) |
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả |
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả |
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo
|
Nội dung(6 điểm) |
1 – 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện |
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao |
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo |
Hiệu quả nhóm(2 điểm) |
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động |
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động |
2 điểm
Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động |
Điểm | |||
TỔNG |
Trên đây là Giáo án Những điều bí ẩn trong tập tính dân cư của các loài chim. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!