Giáo án Ôn tập bài 3 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án Ôn tập bài 3 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Ôn tập bài 3 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Kiến thức về luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến

thức nội dung Bài 3: Sự sống thiêng liêng
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong chủ đề 3, em đã được cung cấp thêm kiến thức liên quan đến nội dung gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
– GV dẫn vào bài Ôn tập

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong bài 3
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

Hoàn thành các câu hỏi ôn tập

– HS nhận nhiệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

– Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm),

 

 

 

 

Xem ở mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 3: Sự sống thiêng liêng
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong Bài 3 và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 3
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 3
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chốt nội dung bài học

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại nội dung Bài 3: Sự sống thiêng liêng
+ Soạn bài 4: Sắc thái của tiếng cười

Đáp án bài tập

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Văn bản
Luận đềLuận điểmLí lẽ và bằng chứng
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
Trả lời:
Văn bản
Luận đềLuận điểmLí lẽ và bằng chứng
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Sống hòa hợp và bảo vệ mảnh đất nơi đây– Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ

– Luận điểm 2: Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng.

– Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ

Luận điểm 1:

+ Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em.

+ Dòng nước là máu của tổ tiên.

+ Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.

Luận điểm 2:

+ Họ sẽ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần.

+ Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai.

+ Họ chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở.

Luận điểm 3:

+ Phải biết quý trọng đất đai.

+ Hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ.

Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu– Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

– Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.

+ Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại.

+ Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”.

+ Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”.

+ Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.

+ Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.

Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
Sống đơn giản– Sống đơn giản là gì?

– Lợi ích của việc sống đơn giản

+ Sống đơn giản không đồng nghĩa với sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng.

– Giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, cân nhắc kĩ lưỡng các yêu cầu của bản thân.

+ Một căn nhà rộng rãi sẽ đem lại sự dễ chịu cho người ở….

– Biến mình trở thành một con người nhàn nhã, bình yên và không hao phí thời gian vào những việc vô bổ.

+ Lối sống này được ông cha ta coi trọng từ thời xa xưa.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Căn cứ vào đâu để phân biệt bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận?

Trả lời:
– Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:

Bằng chứng khách quan
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện…Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan.
Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế.Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng.
Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có vai trò gì trong việc thể hiện luận đề?
Trả lời:

Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng giúp làm sáng rõ luận đề. Mỗi lí lẽ, dẫn chứng giúp cho luận để trở nên dễ hiểu, dễ hình dung và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Liệt kê ít nhất mười từ có chứa các yếu tố Hán Việt đã học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.
Trả lời:
Từ có các yếu tố Hán Việt
Giải thích ý nghĩa
dân gianở trong dân
trí tuệsự hiểu biết và kiến thức sâu rộng
sứ giảngười được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân
bình dâncon người bình thường
bất côngkhông công bằng
hoàn mĩđẹp đẽ hoàn toàn
triết línguyên lí, đạo lí về vũ trụ và nhân sinh
bất hạnhkhông may gặp phải điều rủi ro, đau khổ
nguy kịchhết sức nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn
hạnh phúcmột trạng thái cảm xúc vui vẻ của người
Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Trình bày những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
Trả lời:

Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống là:
– Hiểu rõ những gì mình viết
– Quản lí được nội dung và bố cục bài viết.
– Bám sát luận đề
– Lập luận cần đưa ra đủ lí lẽ, bằng chứng thuyết phục
– …

Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Ghi lại những kinh nghiệm em thu nhận được sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”.
Trả lời:

Những kinh nghiệm em thu nhận dược sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”.
– Luôn tự tin, trình bày quan điểm cá nhân.
– Lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ mọi người xung quanh.
– Yêu thiên nhiên con người, sống hòa hợp với thiên và con người.
– …

Câu 7 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo mang thông điệp: “Mọi sự sống đều thiêng liêng, đáng quý”.
Trả lời:

Em có thể vẽ tranh, vẽ khẩu hiệu, sưu tầm ảnh,…

Trên đây là Giáo án Ôn tập bài 3 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

 

Leave a Reply

Required fields are marked*