Giáo án Ôn tập bài 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo 

Giáo án Ôn tập bài 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Ôn tập bài 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo 
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– So sánh và chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ (Trong lòng mẹ và Nhớ đồng) đã học.
– Nhận xét được về thể thơ, vần, nhịp của một khổ thơ mới.
– Xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh và nêu được công dụng của chúng
– Nêu được trải nghiệm thú vị khi làm bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
– Viết được một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ tự mà bản thân yêu thích.
– Liệt kê được một vài kĩ năng khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
– Nêu được ý nghĩa của tình yêu thương làm giàu tâm hồn của con người

2. Năng lực

a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
– Năng lực nghe và tóm tắt ý chính do người khác trình bày
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 1. Những gương mặt thân yêu
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tác giả của các văn bản đã học ở Bài 1.
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS nối tên của tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho tương ứng:

AB
1. Trong lời mẹ háta. Tố Hữu
2. Nhớ đồngb. Lý Hữu Lương
3.Những chiếc lá thơm thoc. Trương Nam Hương
4. Chái bếpd. Trương Gia Hòa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nhận phiếu học tập và nối tên tác phẩm với tác giả.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b
– GV dẫn vào bài Ôn tập: Tiết này, chúng ta sẽ ôn tập lại các nội dung đã học trong Bài 1 Những gương mặt thân yêu

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 1. Những gương mặt thân yêu
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 trước lớp: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở).

– GV chiếu bảng so sánh lên màn chiếu cho HS quan sát và yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.

Văn bản

PDSS

Trong lời mẹ hátNhớ đồng
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,..)
Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,…)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo bàn để hoàn thành BT.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần giống nhau giữa 2 văn bản, 2 HS còn lại mỗi HS hoàn thành phần khác nhau giữa hai văn bản.

– GV mời một số HS khác nhận xét bài làm của các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu yêu cầu của BT 2 và chiếu đoạn thơ lên bảng: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim liu lo rót mật trước hiên nhà.

(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

Nhiệm vụ 3:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 3 trước lớp, 1 HS đọc đoạn văn trong BT 3:

Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:

a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trường)

b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc BT 3 và thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 4:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu câu hỏi ở BT 4:  Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?

GV khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân những trải nghiệm mà HS có được.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS; yêu cầu HS viết bài học kinh nghiệm của mình vào vở.

– GV nhắc lại cho HS về một số điểm lưu ý khi làm một bài thơ.

 

 

Nhiệm vụ 5:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 5 trước lớp:

Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

– GV yêu cầu HS viết một đoạn văn mới hoặc có thể lấy bài tập về nhà ở tiết Viết trước ra sửa lại và chuẩn bị trình bày trước lớp.

– GV hướng dẫn HS xem lại SGK tiết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do để nhớ lại yêu cầu đối với đoạn văn cần viết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc yêu cầu BT, nghe GV nói để hoàn thành BT.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 HS lên bảng viết bài văn của mình, yêu cầu cả lớp đọc và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá bài của HS.

Nhiệm vụ 6:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu câu hỏi ở BT 6: Liệt kê một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 7:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc câu hỏi của BT 7: Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV, thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày suy nghĩ của bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

BT 1. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai VB là:

* Điểm giống nhau:

Dù mỗi bài viết về một nội dung nhất định, tuy nhiên ở cả hai bài đều làm hiện rõ những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại mảnh đất mà tác giả muốn nhắc đến.

* Điểm khác nhau:

– Bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương):

+ Thuộc thể thơ 6 chữ

+ Nói niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.

– Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu).

+ Thuộc thể thơ 7 chữ

+ Nói về nỗi nhớ và tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. Cùng với đó là khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

 

 

 

 

BT 2. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong khổ thơ:

Cách ngắt nhịp: 3/4

– Gieo vần liền: lá – Ca

– Gieo vần cách: lá – Ca – nhà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BT 3.

a. Từ tượng hình: xâm xấp, lấm tấp

→ Giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về mực nước và tốc độ sinh trưởng của lúa.

b.

– Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp

→ Giúp cho tiếng gió, tiếng sương tiếng kêu của các loài vật… trở nên sinh động, nhằm hấp dẫn người đọc, người nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BT 4.

Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là:

– Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp.

– Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.

 

 

 

 

 

 

 

 

BT 5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BT 6.

Một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác là:

– Kĩ năng lắng nghe

– Kĩ năng quan sát.

– Kĩ năng tư duy phản biện.

 

 

 

 

BT 7.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 1. Những gương mặt thân yêu đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong Bài 1. và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1. Những gương mặt thân yêu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chốt nội dung bài học

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, tập làm một bài thơ sáu chữ chữ hoặc bảy chữ về chủ đề thiên nhiên hoặc gia đình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các nhóm thảo luận, tập làm thơ sáu chữ hoặc bảy chữ về chủ đề thiên nhiên hoặc gia đình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện các nhóm đọc bài thơ của nhóm mình trước lớp, sau đó cho cả lớp bình chọn bài thơ hay nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại nội dung Bài 1. Những gương mặt thân yêu
+ Soạn bài: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên

Trên đây là Giáo án Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xẹm thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*