Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.
ĐỀ 1
Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Nội dung |
Mức độ cần đạt |
Tổng hợp |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||
I.Đọc hiểu |
Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình: Đoạn trích thơ |
– Nhận biết đặc điểm, tác dụng của đặc điểm thơ.
|
-Chỉ ra và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ.
– Hiểu được tình cảm, thái độ của nhà thơ. |
Vận dụng giải thích nghĩa của từ. | Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một hình ảnh trong đoạn thơ. | |
Tổng số |
Số câu |
1 |
2 |
1 |
1 |
5 |
Số điểm |
1,0 | 1,5 | 0,5 | 2,0 | 5,0 | |
Tỉ lệ | 10% | 15% | 5% | 20% | 50% | |
II. Viết |
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. | |||||
Tổng số |
Số câu | 1 | 1 | |||
Số điểm | 5,0 | 5,0 | ||||
Tỉ lệ | 50% | 50% | ||||
Tổng cộng |
Số câu | 1 | 2 | 2 | 1 | 6 |
Số điểm | 1,0 | 1,5 | 5,5 | 2,0 | 10 | |
Tỉ lệ | 10% | 15% | 55% | 20% | 100% |
Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hòa
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”
(Trích trường ca “Bài thơ Hắc Hải”, Nguyễn Đình Thi, 1958)
Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó mang những đặc điểm gì? Đặc điểm đó giúp gì cho việc thể hiện cảm xúc trước thiên nhiên và con người Việt Nam?
Câu 2. (1,0 điểm): Trong câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”, em hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 3 (0,5 điểm): Trong tiếng Việt: “tấm” là một từ đa nghĩa. Theo em, từ “tấm” được tác giả sử dụng trong dòng thơ thứ hai có nghĩa là gì?
“Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”
Câu 4 (0,5 điểm): Qua đoạn trích tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện thái độ, tình cảm nào đối với quê hương, đất nước?
Câu 5: (2 điểm). Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) ghi lại cảm xúc của em về hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất trong đoạn thơ.
Phần II: PHẦN VIẾT (5 điểm).
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trong học tập của em dưới hình thức một bài văn hoặc một bức thư để gửi cho bạn bè hoặc người thân của em.
……………Hết……………
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Phần I:Đọc – hiểu |
1 |
– Bài thơ được làm theo thể thơ lục bát. – Đặc điểm của thể thơ lục bát: + Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp. + Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng. + Đây là thể thơ có thanh luật, vần luật riêng: Vần trong thơ lục bát (tiếng cuối của dòng 6 vần với tiếng thứ 6 của của dòng 8; tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo. Thanh điệu trong thơ lục bát: trong dòng dòng 6 và dòng 8 các tiếng thứ 6 và thứ 8 là thanh bằng còn tiếng thứ 4 là thanh trắc. Riêng trong dòng 8 mặc dù tiếng thứ 6 và thứ 8 đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 là thanh ngang và ngược lại.)+ Nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4…) – Ngôn ngữ thơ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đặc điểm đó giúp tác giả thể hiện cảm xúc tự nhiên, giản dị và sâu sắc trước thiên nhiên và con người Việt Nam. |
0,25
0,5
0,25 |
2 |
– Phép tu từ hoán dụ được sử dụng trong câu thơ: “áo nâu”. – Phép tu từ hoán dụ làm cho ý thơ được diễn đạt sâu sắc, giàu chất thơ hơn khi nhà thơ dùng cách nói “áo nâu” thay cho cách nói “nông dân nghèo”. Đó là sự đồng cảm sẻ chia, trân trọng, yêu thương của nhà thơ dành cho con người quê hương. |
0,5
0,5 |
|
3 |
– Từ “tấm” trong dòng thơ này có tác dụng khẳng định tình cảm trọn vẹn của người phụ nữ Việt Nam được hữu hình hóa, cụ thể hóa tình cảm như một vật có thể “cầm, nắm” được. |
0,5 | |
4 |
– Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm: ca ngợi, tự hào và yêu thương tha thiết về thiên nhiên và con người Việt Nam. | 0,5 | |
5 | a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn từ 5 đến 7câu b. Lưạ chọn bất kì hình ảnh nào. Điều quan trọng là giải thích vì sao lại ấn tượng với hình ảnh đó. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: HS có chọn hình ảnh của thiên nhiên hoặc hình ảnh của con người. – Ví dụ: Hình ảnh thiên nhiên vì: + Thiên nhiên đất nước tươi đẹp, trù phú, thanh bình (cánh đồng mênh mông, cò bay rập rờn, đỉnh Trường Sơn hùng vĩ…). + Cảm xúc của em: vui, tự hào về vẻ đẹp của quê hương.Hoặc hình ảnh con người vì: + Người dân Việt Nam vất vả, lam lũ mà kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. + Một dân tộc yêu chuộng hòa bình, yêu lẽ phải, thân thiện, đoàn kết. + Cảm xúc của em: Tự hào, khâm phục về vẻ đẹp phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.d. Sáng tạo: HS có thể có thể có những cảm xúc riêng và sâu sắc về một nội dung . . . e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV |
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25 |
|
Phần II: Viết |
1 |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài (nếu là bài văn). – Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự và cấu trúc của một bức thư (nếu là một bức thư). |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề tự sự. |
0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề*. Mở bài *. Thân bàiKể lại diễn biến của trải nghiệm. *. Kết bài:Nêu cảm xúc của người viết và và rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân. |
0,5
3,0
0,5 |
||
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. | 0,25 | ||
e. Chính tả: Dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. | 0,25 |
ĐỀ 2
Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
MẸ ỐM
Mọi hôm mẹ thích vui chơi,
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu.
Lá trầu khô giữa cơi trầu,
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày,
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng mưa từ những ngày xưa,
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran,
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam,
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời đổ mưa rào,
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương.
Cả đời đi gió đi sương,
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Mẹ vui, con có quản gì,
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca.
Rồi con diễn kịch giữa nhà,
Một mình con sắm cả ba vai chèo.
Vì con mẹ khổ đủ điều,
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Con mong mẹ khỏe dần dần,
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
Rồi ra đọc sách, cấy cày,
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
(Trần Đăng Khoa, Bờ sông vẫn gió, NXB Giáo dục, 1999, tr.145-146)
Câu 1. Bài thơ là lời của ai? Được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định từ láy, từ ghép trong các từ sau: cuốc cày, ngọt ngào.
Câu 3. Trong bài thơ, khi mẹ ốm, để mẹ vui, người con đã làm những gì?
Câu 4. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau?
Vì con mẹ khổ đủ điều,
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Câu 6. Em đã hoặc sẽ làm gì để người thân yêu của mình vui hơn khi họ không may bị ốm?
II. Làm văn (5.0 điểm)
Viết bài văn kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em trong những ngày đầu tiên đi học lớp 6.
………………. Hết ………………
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Phần |
Câu |
Yêu cầu |
Điểm |
I |
Về bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa |
5.0 | |
1 |
– HS xác định đúng: + Bài thơ là lời của người con. + Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. – HS không làm hoặc xác định sai. |
0.5 0.25 0.25 0.0 |
|
2 |
– HS chỉ ra đúng: + Từ ghép: cuốc cày + Từ láy: ngọt ngào – HS làm sai hoặc không làm. |
0.5 0.25 0.25 0.0 |
|
3 | – HS chỉ ra được những việc làm của người con trong bài thơ để mẹ vui khi mẹ bị ốm: ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch (Một mình con sắm cả ba vai chèo). – HS chỉ ra được 3 việc làm. – HS chỉ ra được 2 việc làm. – HS chỉ ra được 1 việc làm. – HS làm sai hoặc không làm. |
1.0
0.75 |
|
4 |
– HS trình bày được cách hiểu về nội dung của 2 câu thơ: Đó là lời tự trách bản thân mình của người con/là những cảm nhận (suy nghĩ) sâu sắc của con về tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ: Vì thương yêu con, muốn cho con có cái ăn cái mặc, được học học hành, vui chơi,…mà mẹ phải vất vả, lam lũ… Qua đó thể hiện tấm lòng kính trọng, thương yêu, biết ơn sâu sắc của người con đối với người mẹ trong bài thơ. – HS nêu được 1 ý trong nội dung của hai câu thơ. – HS không làm hoặc làm sai. |
1.0
0.5 |
|
5 |
– HS xác định đúng biện pháp tu từ và nêu được tác dụng: + Biện pháp tu từ so sánh: Mẹ được ví như là đất nước, tháng ngày của con. + Tác dụng: làm nổi bật vai trò, công lao to lớn cả mẹ; nhấn mạnh tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho con (Với con, mẹ là đất nước, là cả những tháng ngày con khôn lớn, trưởng thành, là cả thế giới của con). Câu thơ cũng là lời cảm ơn chân thành, tình yêu thắm thiết của người con đối với mẹ của mình…. – HS xác định đúng biện pháp tu từ và nêu tác dụng nhưng chưa đủ ý hoặc chỉ nêu được tên biện pháp tu từ (không chỉ ra dấu hiệu) và nêu đầy đủ tác dụng.- HS chỉ xác định đúng biện pháp tu từ (gọi đúng tên và chỉ ra dấu hiệu)/ chỉ nêu được đúng tác dụng/chỉ nêu tên biện pháp tu từ (không chỉ ra dấu hiệu) và nêu tác dụng nhưng không đầy đủ. – HS chỉ nêu tên biện pháp tu từ (không chỉ ra dấu hiệu) hoặc chỉ nêu tác dụng mà chưa đầy đủ. – HS không làm hoặc làm sai. |
1.0
0.5 0.75 0.5
0.25 0.0 |
|
6 |
– HS trình bày được những việc mà bản thân đã hoặc sẽ làm để người thân yêu của mình vui hơn khi họ không may bị ốm. Có thể là: + Hỏi han, quan tâm, chăm sóc. + Kể những câu chuyện vui, những việc công việc ý nghĩa mà mình đã làm để phụ giúp người thân yêu… – HS không làm hoặc nêu những việc làm không phù hợp |
1.0
0.0 |
|
II |
Viết bài văn kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em trong những ngày đầu tiên đi học lớp 6. |
5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. | 0.5 | ||
b. Xác định đúng ngôi kể và nội dung tự sự: ngôi kể thứ nhất; nội dung tự sự: kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong những ngày đầu tiên đi học lớp 6. | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần diễn đạt lôgic, thuyết phục và về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
* Giới thiệu kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc trong những ngày đầu tiên đi học lớp 6. – Diễn biến của câu chuyện gắn với kỉ niệm: – Kết quả của câu chuyện: Câu chuyện kết thúc ra sao? Để lại cảm xúc gì? |
3.0
0.5 2.0 0.5
1.0
0.5 0.5 |
||
d. Sáng tạo: HS thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc, độc đáo của người kể chuyện. |
0.5 | ||
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.5 | ||
Tổng điểm |
10 |
ĐỀ 3
Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bàn tay yêu thương
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật….”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ- lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: ( 0,5 điểm) Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: ( 0,5 điểm) Cô bé Đắc-gờ- lớt có hoàn cảnh như thế nào ?
Câu 3: (0,5 điểm) Tìm trong đoạn văn thứ hai của văn bản : 01 từ ghép và 01 từ láy ?
Câu 4: (0,75 điểm) Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn?
Câu 5 : (0,75 điểm) Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?
Câu 6 : (1,0 điểm)
“Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?
III/ LÀM VĂN (6,0 điểm)
Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi./.
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Phần |
Câu/ý |
Nội dung |
Điểm |
Phần IĐọc hiểu
|
Đọchiểu | 4.0 điểm | |
Câu 1 |
– Đoạn văn trên trích từ văn bản: ” Cô Tô” – Tác giả: Nguyễn Tuân – Thể loại: Kí |
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ |
|
Câu 2 |
– Phép tu từ so sánh: “chân trời, ngấn bể” sau bão sạch sẽ được so sánh với “tấm kính lau hết mây bụi” * Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: – Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhấn mạnh sự trong lành, thoáng đãng của chân trời, ngấn bể sau khi cơn bão đã đi qua. – Cho thấy ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng bay bổng, tình yêu thiên nhiên, yêu biển đảo quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân. |
0,5 đ
0,5 đ 0,5 đ |
|
Câu 3 |
Trong đoạn văn tác giả đã miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô huy hoàng, rực rỡ, lộng lẫy. | 0,5 đ | |
Câu 4 |
Chúng ta có thể làm rất nhiều việc để góp phần bảo vệ thiên nhiên: + Trồng cây xanh và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. + Không xả rác, đốt rác bừa bãi ra môi trường, tổ chức các chiến dịch dọn sạch rác ở sông, hồ, bãi biển. + Tuyên truyền cho mọi người về tầm quan trọng của thiên nhiên để góp phần vào công cuộc bảo vệ thiên nhiên. |
0,25 đ
0,5 đ 0,5 đ |
|
Phần II
Làm văn |
Câu 1 |
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về bài thơ (Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo) |
2.0 điểm |
– Đúng hình thức đoạn văn. – Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. |
0,5đ | ||
– Đoạn văn cần làm nổi bật được các ý sau: – Khái quát: Qua bài thơ Dòng sông mặc áo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã khắc họa lên hình ảnh dòng sông thật tuyệt vời. – Khi nắng lên, dòng sông mặc lụa đào thướt tha. Hình ảnh dòng sông làm ta liên tưởng đến một nàng thiếu nữ yêu kiều, e thẹn.- Trưa về trời rộng bao la. Sông khoác lên mình chiếc áo xanh thăm thẳm. “Chiếc áo xanh “của sông được tác giả xem như “nàng” sông mới may áo mới. – Khi trời về chiều, áng mây trôi thơ thẩn. Sông cài lên mình áo hây hây ráng vàng. Một màu ‘áo” trầm luân của trời chiếu thật thướt tha. |
1,5đ | ||
Câu 2 |
1.Yêu cầu chung: HS tạo lập được văn bản tự sự đảm bảo nội dung và hình thức theo yêu cầu.
2. Yêu cầu cụ thể:a. Hình thức trình bày: |
4.0 điểm
0,25 đ 0,25 đ |
|
c. Nội dung– Xác định đúng yêu cầu của đề : |
|||
* Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm | 0,5đ | ||
*Thân bài: Triển khai các sự việc đã trải nghiệm theo một trình tự hợp lí. Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung sau: – Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào ? Ở đâu ? |
0,5đ | ||
– Những ai có liên quan đến câu chuyện ? Họ đã nói và làm gì ? | 0,5đ | ||
– Diễn biến của câu chuyện. + Điều gì đã xảy ra ? Theo thứ tự nào ? + Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy ? + Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện ? |
1,0đ | ||
– Bài học rút ra… |
0,5đ | ||
* Kết bài: – Khái quát lại, nội dung ý nghĩa của trải nghiệm | 0,25đ | ||
– Cảm xúc suy nghĩ của bản thân | 0,25đ | ||
d. Sáng tạo:– Thể hiện quan điểm riêng, sự cảm nhận mới mẻ, thú vị, hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài văn; |
0,25đ
|
||
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25đ | ||
Tổng điểm |
10 điểm |
ĐỀ 4
Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Cấp độChủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
|
Vận dụngThấp |
Vận dụng cao |
||||
Phần đọc- hiểu |
-Hs nhận biết được ngôi kể, nhân vật.
-Nhận biết được các biện pháp tu từ. |
– HS phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ.
– Suy luận được ý nghĩa của các từ ngữ. -Rút ra được bài học cho bản thân. |
|||
Số câu:Số điểm:Tỉ lệ % |
1.1/2
1,25 10,25% |
2.1/2
2,75 20,75% |
4
4 40 % |
||
Phần tự luận |
Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một đoạn thơ Lục bát. | Viết được bài văn kể lại trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân. | |||
Số câu:Số điểm:Tỉ lệ % |
1
2,0 20 % |
1
4,0 40 % |
2
6,0 60 % |
||
TS câu:TS điểm:Tỉlệ % |
1.1/2
1,25 10,25% |
2
2,0 20,75% |
1
2,0 20 % |
1
4,0 40 % |
6
10 100% |
Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
” Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.
(Theo https//tuoitre.vn/,ngày 2/7/2004)
Câu 1.Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào? Nhân vật ” tôi” ban đầu vốn là gì?
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng để xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên.
Câu 3.Theo em, mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống con người?
Câu 4. Nêu một bài học em rút ra được sau khi đọc đoạn văn trên.
Phần II. LÀM VĂN (6,0điểm)
Câu 1(2,0điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
( Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị mỹ Dạ)
Câu 2.(4,0điểm)
Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
——————————Hết——————————–
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Phần |
Câu/ý |
Nội dung |
Điểm |
Phần IĐọc hiểu
|
Đọchiểu | 4.0 điểm | |
Câu 1 |
– Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ nhất (ngôi 1)
– Nhân vật “tôi” ban đầu vốn là ” một tảng đá khổng lồ” |
05 đ
0,5 đ |
|
Câu 2 |
*Biện pháp tu từ được sử dụng để xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên là nhân hóa. * Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: – Hình ảnh tảng đá khổng lồ được nhân cách hóa có quá trình khó khăn, tôi luyện, hoàn thiện và trưởng thành như con người. |
0,5 đ
0,5 đ |
|
Câu 3 |
– mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, trải nghiệm…trong cuộc sống con người. | 1,0 đ | |
Câu 4 | – Nêu một bài học em rút ra được sau khi đọc đoạn văn trên: + Con người để trưởng thành cần trải qua quá trình tôi luyện lâu dài, những khó khăn thử thách và trước những khó khăn thử thách cần luôn giữ vững sự tự tin, tinh thần lạc quan. |
1,0 đ | |
Phần II
Làm văn |
Câu 1 |
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm xúc về đoạn thơ: |
2.0 điểm |
– Đúng hình thức đoạn văn. – Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. |
0,5đ | ||
* Đoạn văn cần làm nổi bật được các ý sau: – Khái quát: Bài thơ Chuyện cổ nước mình đã thể hiện sự yêu mến , trân trọng của nhà thơ đối với những câu chuyện cổ của nước mình. – Bốn câu thơ cho thấy khoảng cách thời gian không thể đong đếm. khoảng cách giữa các thế hệ được so sánh với khoảng cách địa lý từ con sông đến chân trời…- Những câu chuyện cổ dân gian thực sự là cầu nối quá khứ với hiện tại… những câu chuyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các thế hệ đi trước… – Đoạn thơ lục bát với biện pháp so sánh , ẩn dụ, hình ảnh giản dị thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả với truyện cổ dân gian, thấm thía bài học làm người… |
0,25
0,25 0,5 0,5 |
||
Câu 2 |
1.Yêu cầu chung: HS tạo lập được văn bản tự sự đảm bảo nội dung và hình thức theo yêu cầu.
2. Yêu cầu cụ thể:a. Hình thức trình bày: |
4.0 điểm
0,25 đ 0,25 đ |
|
c. Nội dung– Xác định đúng yêu cầu của đề : |
|||
*Mở bài :– Giới thiệu nhân vật và trải nghiệm: Người bạn thân tên là gì, bạn thân từ bé hay mới quen biết….. |
0,5đ |
||
*Thân bài:– Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn. |
0,5đ | ||
-Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó?
– Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ |
0,5đ
|
||
– Diễn biến của câu chuyện. + Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí. + Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng. |
1,0đ | ||
-Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với người bạn đó là gì? |
0,5đ | ||
* Kết bài: – Khái quát lại, nội dung ý nghĩa câu chuyện. |
0,25đ | ||
– Cảm xúc của người viết. | 0,25đ | ||
d. Sáng tạo:– Thể hiện quan điểm riêng, sự cảm nhận mới mẻ, thú vị, hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài văn; |
0,25đ | ||
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25đ | ||
Tổng điểm |
10 điểm |
Trên đây là Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: