Site icon GIAODUCMOI

Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7

Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.

Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
A. MỤC TIÊU
1 Kiến thức:

– Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về một số chủ đề đã học như: Em với nhà trường, trách nhiệm với bản thân, rèn luyện bản thân. Qua đó đánh giá kết quả học tập, trình độ, khả năng của từng học sinh so với mục tiêu dạy học đã xác định.

2 Kĩ năng:

– Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận.

3. Thái độ:

– Giáo dục cho học sinh thái độ trung thực, tự giác, sáng tạo trong khi làm bài.

4. Định hướng phát triển năng lực:

– Tự học, tự giải quyết vấn đề…..
B. HÌNH THỨC THI : Trắc nghiệm kết hợp tự luận

C. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ

Ma trận đề Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
TT Nội dung  kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng câu % tổng

điểm

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1

 

 

Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 1: Em với nhà trường

 

1 1 5
Chủ đề 2: Khám phá bản thân

 

1 1 5
Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

 

3 1

TL

(a)

1

TL

(b)

3 1 45
Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

 

3 1 3 1 45
Số câu 8 câu TNKQ 1 câu TL 1 câu (a) TL 1 câu (b) TL 10 câu 100
Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 100%
Bảng đặc tả Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

 đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 1: Em với nhà trường

 

 

Nhận biết:

– Môi trường THCS thay đổi nên học sinh gặp phải khó khăn như thế nào/

– Thể hiện khả năng và sở thích của bản thân

-Cách sắp xếp cuộc sống gọn gàng ngăn nắp

– Cách ứng phó khi gặp tình huống nguy hiểm

– Kiềm chế cảm xúc của bản thân

Thông hiểu:

Rèn luyện và hình thành thói quen ngăn nắp

Vận dụng:

Chia sẻ một số tình huống nguy hiểm trong thực tế

Vận dụng cao:

– Liên hệ thực tế để giải quyết một tình huống nguy hiểm

1 TNKQ  
Chủ đề 2: Khám phá bản thân

 

 

 

1 TNKQ  
Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

 

 

 

3 TNKQ   1 TL

(a)

1 TL

(b)

Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

 

     3 TNKQ  

1 TL

  Số câu/ loại câu   8 câu TNKQ 1 câu  TL 1 câu (a) TL 1 câu (b) TL
  Tỉ lệ %   40 30 20 10
Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
D. ĐỀ BÀI
I.TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Khi thay đổi môi trường từ Tiểu học lên THCS em gặp những khó khăn gì?

A. Khối lượng kiến thức tăng .
B. Trường mới nên lạ lẫm
C. Nhiều thầy cô, bạn bè mới
D. Khối lượng kiến thức tăng; trường mới nên lạ lẫm; nhiều thầy cô, bạn bè mới

Câu 2. Để thể hiện khả năng, sở thích của bản thân cần phải?

A. Lúc nào cảm thấy thích thì mới làm
B. Không dám bộc lộ khả năng
C. Khoe khoang về khả năng của mình
D. Tự tin về khả năng và sở thích lành mạnh của bản thân

Câu 3 . Em đã làm gì để chăm sóc dáng vẻ bên ngoài của bản thân?

A. Ăn mặc, tóc tai gọn gàng, đúng lứa tuổi B. Mặc quần áo thật sành điệu
C. Tóc cắt thật hợp mốt D. Ăn uống điều độ

Câu 4. Khi em đang ở nhà mà có bão, lốc xoáy, em nên làm gì?

A. Đứng cạnh cửa sổ B. Đứng cạnh cửa ra vào
C. Đóng chặt cửa ra vào, cửa sổ và đứng xa cửa D. Đứng ngoài sân

Câu 5. Khi em gặp chuyện buồn em cần?

A. Dấu kín trong lòng không cho ai biết B. Mạnh dạn chia sẻ nỗi buồn với bạn bè, người thân
C. Chịu đựng một mình D. Rủ bạn đi đánh điện tử

Câu 6. Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp giúp?

A. Giúp phù hợp với hoàn cảnh gia đình
B. Giúp nhà cửa đẹp hơn
C. Giúp chỗ ngồi học thoáng mát, thoải mái hơn
D. Giúp tìm kiếm sách vở, đồ dùng học tập nhanh chóng, thuận tiện và chỗ ngồi học thoải mái

Câu 7. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ?

A. Tức giận, quát mắng em
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em

Câu 8. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ

II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm)

a. Em hãy nêu 4 việc làm thể hiện tự chăm sóc dáng vẻ bên ngoài?
b. Em hãy nêu 4 việc làm để sắp xếp nơi ở và góc học tập gọn gàng, ngăn nắp?

Câu 2. (3 điểm)

a. Kể một số tình huống nguy hiểm trong thực tế mà em đã gặp trong cuộc sống?
b. Tình huống: Chiều muộn, em đang trên đường đi học về thì bỗng nhiên trời mưa rất to. Khi về đến bờ suối em thấy nước chảy xiết, đang dâng lên nhanh, em sẽ làm gì?

E. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D D A C B D C A
II. Tự luận
Câu Nội dung Điểm
1

( 3 điểm)

a.  Bốn việc làm thể hiện tự chăm sóc dáng vẻ bên ngoài:

+ Mặc quần áo  sạch sẽ

+ Mặc quần áo phù hợp lứa tuổi

+ Tóc tai gọn gàng, không để lòa xòa

+ Tư thế ngồi nghiêm túc, đúng tư thế

b.  Bốn việc làm để sắp xếp nơi ở và góc học tập gọn gàng, ngăn nắp:

+ Chỉ để những đồ cần thiết trên bàn và góc học tập

+ Trang trí góc học tập phù hợp, tạo không gian thoáng mát

+ Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp

+ Lên lịch dọn dẹp góc học tập, nơi ở định kì

 

 

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

3

(3 điểm)

 

a. Một số tình huống nguy hiểm

Cháy nổ

– Trộm cướp

– Mưa lớn

b.  HS giải thích hợp lí có thể theo gợi ý sau:

+ Dừng lại không đi tiếp

+ Chờ nước rút mới về

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn

 

0,5

0,5

0,5

 

0,5

0,5

0,5

Phần A: Trắc nghiệm (4,0 đ)

Khoanh tròn vào những phương án trả lời em lựa chọn (Chọn phương án trả lời đúng nhất).

Câu 1: Hãy chỉ ra đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác

A. Làm bài tập ở nhà.
B. Cùng nhau lập luyện và biểu diễn văn nghệ tập thể.
C. Hợp tác cùng nghiên cứu, trao đổi vấn đề khoa học theo nhóm
D. Hợp sức cùng tham gia kéo co

Câu 2 : Kể tên những hoạt động em đã hợp tác thực hiện.

A. Cùng nhau thảo luận làm việc nhóm. B. Chơi trò chơi cá nhân.
C. Đọc bài thuyết trình. D. Thầy tổ chức đại hội chi đoàn.

Câu 3: Cho biết kết quả của những hoạt động cần sự hợp tác mà em đã tham gia.

A. Đạt kết quả tốt trong học tập, công việc. C. Mất thời gian khi thảo luận.
B. Không đạt kết quả cao. D. Hợp tác không đem lại sự tiến bộ trong học tập.

Câu 4: Giải quyết tình huống sau “ Bố mẹ đi vắng, chỉ có N và bà ở nhà. N thấy bà mệt, trán nóng ran. Nếu là em em sẽ chọn kỹ năng nào?

A. Dùng khăn ấm chườm trán và xoa bóp chân tay cho bà trong khi đợi bố mẹ về
B. Kể chuyện cho bà nghe. C. Ra ngoài sân chơi.
D. Cho bà xem tivi cho đỡ mệt

Câu 5: Đâu là cảm xúc của em khi em chăm sóc người thân ân cần, chu đáo:

A. Em thấy rất vui vì có thể ở bên cạnh giúp đỡ, chăm sóc khi người thân ốm đau.
B. Cảm thấy phiền phức. C. Thấy chán vì mình làm nhiều việc.
D. Thấy khó chịu vì phải gánh vác công việc.

Câu 6: Đâu là biểu hiện của người bị mệt, ốm trong gia đình em?

A. Lo lắng về tình hình sức khỏe của bản thân. B. Buồn nôn.
C. Nóng sốt. D. Nhức đầu.

Câu 7: Cho biết sự mong muốn của người bị mệt, ốm trong gia đình em?

A. Cần được hỏi thăm, động viên chăm sóc. C. Khó chịu.
B. Lo lắng về tình hình sức khỏe của bản thân. D. Nổi cáu.

Câu 8: Nội dung của các bước hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung có mấy bước?

A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Câu 9: Đâu là hành vi thể hiện sự hợp tác với thầy cô?

A. Cô trò cùng tập tiết mục văn nghệ. B. Nói chuyện riêng trong giờ học.
C. Quay cop trong thi cử. D. Không tham gia vào thảo luận nhóm.

Câu 10: Là học sinh để thực hành phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn thì cần thông qua tiêu chí nào?

A. Hành động, cử chỉ thân thiện, tôn trọng, cởi mở và vui vẻ. Luôn sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ.
B. Ít kĩ. C. Xem thường người khác. D. Vô lễ.

Câu 11: Hãy cho biết đâu là điểm mạnh của em:

A. Khả năng thuyết trình giỏi trước đám đông C. Nhút nhát, rụt rè.
B. Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh. D. Thiếu tự tin trước đám đông.

Câu 12: Hãy cho biết đâu là điểm yếu của em:

A. Thiếu tự tin trước đám đông. B. Năng nổ, hoạt bát
C. Có khả năng nói trước đám đông. D. Mạnh dạn, tự tin.

Câu 13. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

A. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.
B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.
C. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp,… với nhận xét, đánh giá của mọi người.

Câu 14. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?

A. Hít thở sâu hoặc đi dạo. B. Đi xem phim hay chơi điện tử.
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.

Phần B. Tự luận (6,0 đ)

Câu 1: Em hãy viết một bài tuyên truyền về truyền thống của nhà trường và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường mình.(4 điểm)

Câu 2: Tình huống: B xin phép bố mẹ đến dự sinh nhật bạn A cùng lớp . B hứa sẽ về đúng giờ nên bố mẹ đồng ý cho B đi. Tuy nhiên, vì mãi vui cùng các bạn nên B không để ý giờ. Khi mẹ gọi điện giục B về thì đã muộn. Về đến nhà, mẹ gọi B ra nói chyện và hỏi tại sao con lại sai hẹn với mẹ. Vậy nếu em là B em sẽ làm gì?(2 điểm)

Đáp án Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
Phần A: Trắc nghiệm:
Câu 1 2 3   4 5   6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A A A   A A   A A A A A A A A A
Phần B: Tự luận:

Câu 1: – “Học tập tốt, lao động tốt” như lời dạy của Bác Hồ trong 5 điều Bác Hồ dạy, mỗi bạn trẻ cần phải biết học tập có phương pháp khoa học và lao động vừa sức của bản thân, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Trong học tập, ta cần bố trí thời gian biểu khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại trong khám phá tri thức khoa học.

Tuổi học sinh hôm nay không chỉ học trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà còn phải năng động, học ở đời sống, trên mạng công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức mới, hiểu và theo kịp cuộc cách mạng khoa học 4.0 trên toàn cầu.

Còn việc lao động: Bạn trẻ hôm nay cần siêng năng hơn nữa, tránh việc sa đà trên mạng internet hay miệt mài dùng thời giờ vào điện thoại thông minh. Chính những công việc tay chân mà hữu ích sẽ giúp cho bạn rèn luyện sức khỏe, có tinh thần minh mẫn. Học tập tốt và lao động tốt luôn bổ trợ cho nhau.

Câu 2 – Tình huống 2: Em sẽ:

+ Không nóng giận mà bình tĩnh nghe bố mẹ nói, sau đó giải thích cho bố mẹ lí do mình về nhà muộn.
+ Xin lỗi bố mẹ vì đã không báo trước khiến bố mẹ phải lo lắng và hứa sẽ không để chuyện này tái diễn.

Trên đây Đề kiểm tra cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version