Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 1 nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo tư liệu này.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 1 (Mẫu 1)
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 1
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I. VĂN BẢN:
1. Các văn bản trong chương trình:
– Chuyện người con gái Nam Xương.
– Truyện Kiều ( Chị em Thúy Kiều- Kiều ở lầu ngưng Bích)
2. Ngữ liệu ngoài chương trình.
3. Kỹ năng cần đạt:
– Đọc: Ngữ liệu cần đọc kĩ; chú ý các từ ngữ lặp lại nhiều lần trong ngữ liệu.
– Hiểu: Biết xác định:
+ Phương thức biểu đạt;
+ Nội dung, ý nghĩa văn bản.
+ Đặt nhan đề
+ Ý nghĩa chi tiết trong văn bản;
+ Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại.
– Vận dụng:
– Viết một đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ và bài học từ ý nghĩa ngữ liệu theo số câu yêu cầu.
– Đọc: Ngữ liệu cần đọc kĩ; chú ý các từ ngữ lặp lại nhiều lần trong ngữ liệu.
– Hiểu: Biết xác định:
+ Phương thức biểu đạt;
+ Nội dung, ý nghĩa văn bản.
+ Đặt nhan đề
+ Ý nghĩa chi tiết trong văn bản;
+ Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại.
– Vận dụng:
– Viết một đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ và bài học từ ý nghĩa ngữ liệu theo số câu yêu cầu.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
– Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
– Các phương châm hội thoại.
– Kỹ năng: Biết xác định chính xác nghĩa chuyển theo phương thức; nhận diện cách dẫn trực tiếp- gián tiếp và các phương châm hội thoại trong ngữ liệu.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Văn tự sự (Vận dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn tự sự)
– Kỹ năng:
+ Biết xác định nội dung và định hướng lập ý theo yêu cầu thể loại.
+ Xây dựng và hoàn thiện một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố và nội dung theo yêu cầu đề bài theo giới hạn số trang.
B. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.Văn học ( Thơ- truyện trung đại)
TT |
Tác phẩm |
Tác giả |
Thể loại |
TGST |
PTBĐ |
Nội dung chính |
Nghệ thuật |
|
1 |
Chuyện người con gái Nam Xương |
Nguyễn Dữ |
Truyện truyền kì (chữ Hán) |
TK XVI | TS-MT-BC | – Thương cảm cho số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến;
– Ca ngợi vẻ đẹp nết na, thủy chung, hiếu thảo, giàu lòng tự trọng của Vũ Nương. |
– Kết hợp chi tiết thực và ảo
– Thành công về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật. |
|
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Trích phần đầu “Gặp gỡ và đính ước”) |
Thể hiện cảm hứng nhân văn qua ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh | Bút pháp ước lệ, nghệ thuật đòn bẩy. | ||||||
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích phần hai “Gia biến và lưu lạc”) |
Cảnh ngộ cô đơn, buổn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. | Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và bút pháp tả cảnh ngụ tình. |
-
TIẾNG VIỆT
Kiến thức |
Nội dung |
Ví dụ |
Phương châm hội thoại |
Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. | Bố mẹ tôi là giáo viên dạy học. ( vi phạm p/c về lượng vì nói thừa thông tin) |
Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. | Nói có sách, mách có chứng
Nói nhăng, nói cuội. |
|
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. | Ông nói gà, bà nói vịt | |
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. | Nói cho ra đầu ra đũa | |
Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác | Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. |
|
Các nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại |
– Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp;
– Người nói ưu tiên cho một p/c hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn; – Người nói muốn gây sự chú ý , để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. |
Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần.” (vi phạm p/c lịch sự vì thiếu văn hóa giao tiếp) |
Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp |
* Khái niệm:– Dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; được đặt trong dấu ngoặc kép – Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hơp; không đặt trong dấu ngoặc kép * Cách chuyển lời dẫn trực tiếp->gián tiếp:– Bỏ dấu ngoặc kép( dấu gạch đầu dòng), dấu hai chấm; – Thay đổi từ ngữ xưng hô, từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm; điều chỉnh cấu trúc câu. |
Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch ”- Dẫn trực tiếp
Cô giáo chủ nhiệm dặn chúng em đi lao động đúng giờ.- Dẫn gián tiếp – Bà mẹ nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được”. => Bà mẹ nói rằng chỗ đó con bà ở được. |
3. TẬP LÀM VĂN:
Kiểu bài Tự sự kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm.
* Dàn ý chung
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc, tình huống phát sinh câu chuyện.
2. Thân bài: Kể diễn biến sự việc kết hợp miêu tả sự việc, nội tâm các nhân vật, sử dụng đối thọai, độc thoại, yếu tố nghị luận (nếu có tình huống tranh luận hoặc nhân vật đấu tranh nội tâm gay gắt…
3. Kết bài: Kết quả sự việc, suy nghĩ và bài học từ câu chuyện.
* Một số đề bài tham khảo:
1. Kể lại một câu chuyện có ý nghĩa với em.
2. Kể chuyện theo câu chuyện cho sẵn về chủ đề:
– Tình yêu thương.
– Ý chí, nghị lực.
– Tình cảm gia đình…
Giới hạn: một mặt giấy bài làm
* Ghi chú: Lập dàn ý và tập viết thành bài văn cho các đề trên.
C. ĐỀ THAM KHẢO
I. Trắc nghiệm: ( 5.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 10 và khoanh tròn vào đáp án mà em cho là chính xác nhất:
“…Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói.
Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
– Nín đi con, đùng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
– Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả…”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Truyền kì mạn lục B. Truyền kì tân phả.
C. Chuyện người con gái Nam Xương. D. Vợ chàng Trương.
Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên có vị trí như thế nào trong câu chuyện?
A. Làm nổi bật tính cách ngây thơ của bé Đản
B. Thể hiện tính hay ghen của Trương Sinh.
C. Tố cáo chiến tranh làm cha con xa cách không nhận ra nhau.
D. Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương.
Câu 3: Đoạn trích trên nằm ở phần có nội dung trong câu chuyện?
A. Sự xa cách của chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương.
B. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nuong.
C. Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thủy cung.
D. Nỗi oan của Vũ Nương được giải nhờ lời nói của con trẻ.
Câu 4: Đoạn trích trên được sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự.
B. Nghị luận
C. Miêu tả.
D. Biểu cảm.
Câu 5: Lời bé Đản trong đoạn trích trên thông báo mấy sự việc?
A. Hai
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 6: Có mấy lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?
A. Hai
B. Ba.
C. Bốn
D. Năm.
Câu 6: Có ý kiến cho rằng “ Lời nói của bé Đản trong đoạn trích là một trong những nguyên nhân trực tiếp tạo nên bi kịch cho Vũ Nương”, theo em:
A. Đúng
B. Sai.
Câu 7: Đoạn trích trên được sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thuộc ngôi kể khác.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ tác dụng của chi tiết: “ Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”?
A. Thể hiện nhận thức ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ.
B. Làm tăng tính hay nghi ngờ và ghen tuông của Trương Sinh.
C. Làm cho cốt truyện trở nên gay cấn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Theo em, đoạn trích trên chưa gọi là một câu chuyện vì:
A. Chưa có phần mở đầu.
B. Chưa có phần diễn biến.
C. Chưa có phần kết thúc.
D. Chưa có phần mở đầu và kết thúc.
Câu 10: Tác giả văn bản có chứa đoạn trích trên là ai?
A. Nguyễn Du
B. Nguyễn Dữ
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Nguyễn Quang Sáng.
II. Tự luận: (5.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và chọn 1 trong 2 đề bên dưới để thực hiện:
“ Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng mẹ. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy có một bé gái đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc:
– Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở-nhưng nó chỉ có 35 xu trong khi giá một bông hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười nói với nó:
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt 1 bó hồng thật to gửi tặng mẹ. Xong xuôi anh hỏi nó có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng trả lời:
– Dạ chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà mẹ anh và trao tận tay bà bó hoa”.
Đề 1: Vận dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm kể lại câu chuyện trên bằng lời văn của em.
Đề 2: Hóa thân vào một trong hai nhâ vật và kể lại câu chuyện trên (khi kể vận dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong câu chuyện)
-HẾT-
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 1 (Mẫu 2)
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 1
A. Phần văn bản:
I. Văn bản nhật dụng:
1. Phong cách Hồ Chí Minh
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Yêu cầu: Nắm chắc tác giả, năm sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật.
II. Văn bản truyện trung đại:
1. Chuyện người con gái Nam Xương
2. Hoàng Lê nhất thống chí
3. Truyện Kiều của Nguyễn Du
4. Chị em Thúy Kiều
5. Kiều ở lầu Ngưng Bích
6. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
*Yêu cầu: Kiến thức cần ghi nhớ:
– Tác giả, tác phẩm, nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục và mạch cảm xúc, ý nghĩa nhan đề…
– Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật
– Vẻ đẹp của các nhân vật
III. Văn bản thơ hiện đại:
1. Đồng chí
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3. Đoàn thuyền đánh cá
4. Bếp lửa
• Yêu cầu:
– Đọc thuộc lòng,
– Nắm chắc tác giả
– Hoàn cảnh sáng tác
– Thể thơ
– Bố cục? Mạch cảm xúc
– Phân tích được văn bản thơ theo bố cục đã chia
– Nhan đề
– Chủ đề
IV. Các tác phẩm truyện hiện đại:
1. Làng
2. Lặng lẽ Sa Pa
3. Chiếc lược ngà
• Yêu cầu:
– Nắm chắc tác giả
– Hoàn cảnh sáng tác
– Thể loại
– Ngôi kể – Tác dụng
– Đọc, tóm tắt được cốt truyện
– Tình huống truyện – Tác dụng của tình huống ấy
– Phân tích được truyện
– Nhan đề của truyện
– Chủ đề
B. Phần Tiếng Việt, TLV
1. Các phương châm hội thoại
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
* Yêu cầu: Nêu khái niệm, lấy được ví dụ minh họa
D. Viết đoạn văn:
1. Đoạn văn nghị luận văn học theo phép diễn dịch (hoặc qui nạp, tổng-phân-hợp)
* Dạng 1:
VD:
a. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai
b. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về tình cảm của anh Sáu dành cho bé Thu
d. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về tình cảm của bé Thu dành cho cha.
* Dạng 2:
VD: Viết đoạn văn cảm nhận:
+ Khổ thơ 1,2 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Khổ thơ 3,4 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Khổ thơ đầu bài thơ “Bếp lửa”
+ Khổ thơ 6 bài thơ “Bếp lửa”
2. Đoạn văn nghị luận xã hội (2/3 trang giấy thi)
VD:
4. Suy nghĩ về tình yêu nước trong giới trẻ.
5. Suy nghĩ về tinh thần đoàn kết.
6. Suy nghĩ về trách nhiệm của con người với thiên nhiên.
E. ĐỀ THAM KHẢO
Phần I. (3,5 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
“… Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Giải thích nhan đề của bài thơ có chứa những câu thơ trên?
Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu đầu của khổ thơ trên và trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Từ đoạn thơ trên em hãy viêt một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của thế hệ trẻ trong thời điểm hiện nay.
Phần II: 6.5 điểm
Cho đoạn văn sau:
(…)“Gian khổ nhất là là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vấn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” (…)
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Sách Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?
Câu 3: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về nhân vật chính được nói đến trong tác phẩm có chứa đoạn trích trên (Có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp – Gạch chân, chỉ rõ).
Ngoài Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 1 còn có Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1. Mời quý thầy cô xem các bài viết khác của trang.
Xem thêm: