Site icon GIAODUCMOI

Câu hỏi Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu hỏi Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu hỏi Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu hỏi Bài thơ về tiểu đội xe không kính nhằm giúp giáo viên và học sinh ôn tập lại kiến thức đã học. Bài viết cung cấp cho các bạn tư liệu Câu hỏi Bài thơ về tiểu đội xe không kính này.

Câu hỏi Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 1:
  1. Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
  2. Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ có gì độc đáo và mới lạ?

Trong lời bài hát “ Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn:

“Những đêm Trường Sơn
Đường tiền tuyến uốn quanh co
Mây trời đẹp quá
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe”…

( Nhạc và lời: Tân Huyền)
  1. Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
  2. Tác giả đã đưa vào trong bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh một hình ảnh rất độc đáo. Theo em đó là hình ảnh nào? Việc sáng tạo hình ảnh đó của tác giả nhằm mục đích gì?
  3. Dựa vào khổ cuối bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu mở rộng thành phần (gạch chân và chỉ rõ).
  4. Kể tên một tác phẩm thơ đã học cùng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả?
Câu 2: Cho hai khổ thơ sau:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
  1. Những câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
  2. Cách miêu tả “Võng mắc chông chênh” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả thể hiện điều gì?
  3. Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình THCS? Điểm giống nhau của hai bài thơ đó?
  4. Dựa vào hai khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn qui nạp khoảng 12 câu để khảng định tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng một câu chủ động và một câu chứa thành phần cảm thán (gạch chân và chỉ rõ)
Câu 3. Cho hai khổ thơ sau:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

  1. (1 điểm) Những câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
  2. (1 điểm) Cách miêu tả “Võng mắc chông chênh” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả thể hiện điều gì?
  3. (1 điểm) Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình THCS? Điểm giống nhau của hai bài thơ đó?
  4. (4 điểm) Dựa vào hai khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn qui nạp khoảng 12 câu để khảng định tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng một câu chủ động và một câu chứa thành phần cảm thán (gạch chân và chỉ rõ)
Câu 4.        Có nhà thơ đã viết một câu thơ nghe thật lạ:

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

  1. Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả bài thơ đó?
  2. Chép chính xác khổ thơ có dòng thơ trên? Từ “chông chênh” trong câu thơ trên gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn?
  3. Hình ảnh con đường trong câu thơ được sử dụng biện pháo tu từ nào? Ý nghĩa biểu đạt của phép tu từ đó? Hình ảnh con đường trong câu thơ trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học cũng có hình ảnh con đường mang ý nghĩa đó, ghi rõ tên tác giả?
  4. Từ ý nghĩa hai dòng thơ cuối của khổ thơ em vừa chép, hãy viết 2/3 trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống?
Câu 5. Chép chính xác khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng- Phân- Hợp để thấy được sức mạnh tinh thần và nhiệt tình yêu nước của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Câu 6. Cho câu thơ sau: “ Không có kính, ừ thì có bụi…”
  1. Chép 7 câu thơ tiếp theo?
  2. Em hiểu “cười ha ha” là cười như thế nào?
  3. Trong đoạn thơ, người lái xe hiện ra với nét tính cách thật cao đẹp, đó là thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối diễn dịch làm rõ lời nhận xét này. Trong đoạn, có sử dụng một thành phần phụ chú (gạch chân và chỉ rõ).

Trên đây là Câu hỏi Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version