Site icon GIAODUCMOI

Câu hỏi bài Đồng chí hay nhất

Câu hỏi bài Đồng chí

Câu hỏi bài Đồng chí

Câu hỏi bài Đồng chí nhằm giúp giáo viên và học sinh ôn tập lại kiến thức đã học. Bài viết cung cấp cho các bạn tư liệu Câu hỏi bài Đồng chí này.

Câu hỏi bài Đồng chí

Câu 1.
  1. Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng chí, đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
  2. Nhận xét về cách sử dụng đại từ xưng hô trong bài thơ có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng gì cho việc khắc họa vẻ đẹpcủa tình đồng chí, đồng đội trng bài thơ?
  3. Nếu đổi đại từ xưng hô, thì ý nghĩa bài thơ có ảnh hưởng không? Tại sao?
Câu 2. Cho câu thơ sau:

“ Quê hương anh nước mặn đồng chua

  1. Chép tiếp các câu còn lại để hoàn thành khổ thơ? Cho biết bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng năm sáng tác với bài thơ?
  2. Xác định và giải thích thành ngữ có trong đoạn thơ?
  3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối trong đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?
  4. Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và một cau cảm thán (gạch chân và chỉ rõ)
Câu 3.
  1. Em hãy phát hiện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”?
  2. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ thứ hai cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã đã gợi cho em cảm xúc về tình cảm của anh bộ đội cụ Hồ xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp?
  3. Viết một đoạn văn phân tích và nêu cảm nhận về những biểu hiện của tình đồng bằng đoạn văn viết theo kiểu qui nạp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán, một phép lặp (gạch chân và chỉ rõ)
Câu 4. Cho đoạn thơ sau:

“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí! ”

                                                                         (Chính Hữu – Đồng chí, GSK Ngữ văn 9 – tập 1)
  1. Bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng năm sáng tác với bài thơ?
  2. Xác định, giải thích thành ngữ có trong đoạn trích? Em hiểu thế nào là “ tri kỉ.”? Tìm từ thuần Việt đồng nghĩa với nó?
  3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối trong đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?
  4. Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và một cau cảm thán (gạch chân và chỉ rõ).
  5. Hãy kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 được sáng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và ghi rõ tên tác giả?
Câu 5.
  1. Chép chính xác khổ thơ cuối bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu, cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
  2. Giải nghĩa từ “ sương muối”
  3. Theo em có thể bỏ đi hai từ “cạnh”, “bên” trong câu thơ thứ hai được không? Vì sao?
  4. Có người nói “Đầu súng trăng treo”là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Nêu ý kiến của em?
  5. Về hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” cuối bài thơ, nhà thơ Chính Hữu viết: Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm, trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật hòa quyện với nhau tạo ra hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”. Em có suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ độc đáo này? Hãy trình bày trong một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết (gạch chân và chỉ rõ)
  6. Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”. Hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tác giả, tác phẩm?
Câu 6.  “Đồng chí” là một bài thơ đầy cảm xúc về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của các anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong bài thơ có những câu thơ diễn tả thật cảm động tình cảm trên:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

  1. Nêu tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên?
  2. Theo em có thể bỏ đi hai từ “cạnh”, “bên” trong câu thơ thứ hai được không? Vì sao?
  3. Có người nói “Đầu súng trăng treo”là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Nêu ý kiến của em?
Câu 7. Nêu suy nghĩ của em về hình tượng người lính trong thời kì kháng chiên chống Pháp qua bài bài “Đồng chí” – Chính Hữu?
Câu 8. Từ tình cảm và sự gắn bó của những người lính trong bài thơ, em hãy nêu lên mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong đời sống của con người chúng ta? (khoảng 2/3 trang giấy).
Câu 9.Từ cảm nhận về bài thơ, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp (khoảng 2/3 trang giấy).

Trên đây là Câu hỏi bài Đồng chí. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version