Phân tích khổ 2 3 bài Đồng chí là một trong những đề văn tuyển sinh 10. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em bài viết tham khảo.
Đề; Phân tích những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội ( Phân tích khổ 2 3 bài Đồng chí)
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Phân tích khổ 2 3 bài Đồng chí
Dàn ý |
Bài làm |
I. Mở bài– Giới thiệu tác giả, tác phẩm. – Giới thiệu nội dung khổ thơ: |
Viết về người lính và chiến tranh nhưng văn thơ hiện đại Việt Nam không đi sâu khai thác những khó khăn gian khổ, những mất mát đau thương của những người lính mà chủ yếu hướng ngòi bút của mình khai thác vẻ đẹp của họ trên nhiều bình diện, đặc biệt là tình đồng chí đồng đội cao đẹp. Bài thơ “Đồng Chí” của Chính được viết năm 1948. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ chính là một minh chứng cho điều đó. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, thể hiện tập trung nhất qua 10 câu thơ: … |
II. Thân bài |
|
* Khái quát– Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ. – Dẫn dắt: Nhắc lại nội dung khổ 1 để dẫn vào khổ 2,3.
|
Bài thơ được sáng tác năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, lúc đó Chính Hữu là chính trị viên đại đội. Ông đã tham gia chiến đấu cùng những người đồng đội, làm rất nhiều công việc vất vả. Sau chiến dịch, Chính Hữu bị ốm nặng. Những người đồng đội đã chăm sóc cho ông tận tình, chu đáo. Thấu hiểu tình cảm của những người đồng chí, đồng đội, Chính Hữu đã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn những người đồng đội của mình.
Chính vì vậy mà tình đồng chí là sợi chỉ hồng xuyên suốt, là chủ đề của bài thơ. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực cũng như sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội của hững người lính trong những năm tháng đầy khó khăn gian khổ. |
* Phân tích |
|
Luận điểm 1: Trước hết, là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau.– Thấu hiểu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau + Đại từ nhân xưng “anh”
+ Hình ảnh “ gian nhà không”
– Thấu hiểu lí tưởng
Từ “mặc kệ”
– Thấu hiểu cả nỗi nhớ quê nhà + Hình ảnh “giếng nước gốc đa” ( Vừ nhân hóa, vừa là hình ảnh hoán dụ) + Nỗi nhớ hai chiều |
Tình đồng chí, trước hết, là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày – Những người lính thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà.Hai câu thơ đầu sử dụng đại từ nhân xưng “anh” chứ không phải là “tôi” cho ta thấy những người chiến sĩ hiểu bạn như hiểu mình; nói về bạn mà như nói về chính mình. Hoàn cảnh của “anh” là một hoàn cảnh còn nhiều khó khăn: neo người, thiếu sức lao động “ ruộng …cày”. Hình ảnh “ gian nhà không” đã diễn tả cái nghèo về vật chất và thiếu thốn cả người trụ cột trong gia đình các anh. Ruộng nương, căn nhà là những tài sản quý giá, gần gũi, gắn bó, vậy mà họ sẵn sàng bỏ lại nơi hậu phương. – Không những thế, họ còn thấu hiểu lí tưởng, ý chí lên đường giải phóng quê hương của bạn mình.Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng hình ảnh làng quê gợi sự xúc động và niềm tự hào trong lòng người đọc về những anh bộ đội cụ Hồ. “Mặc kệ” ở đây không có nghĩa là bỏ mặc mà là sự dứt khoát của những người lính. Họ tạm biệt làng quê để lên đường theo tiếng gọi của quê hương. đất nước. Họ mang theo cả nỗi nhớ quê hương. Họ sẵn sàng từ biệt những gì là gắn bó, thân thiết với cuộc đời mình để lên đường tham gia chiến đấu. – Những người lính còn thấu hiểu cả nỗi nhớ quê nhà luôn đau đáu, thường trực trong tâm hồn của nhau. Hình ảnh “giếng nước gốc đa” là một hình ảnh rất giàu sức gợi, đây vừa là hình ảnh được nhân hóa, lại vừa là hoán dụ biểu trưng cho quê hương, người thân nơi hậu phương luôn luôn dõi theo và nhớ nhung người lính da diết. Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính đang nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết, khôn nguôi. Đó cũng là cách tự vượt lên chính mình, nén tình riêng vì nghĩa lớn. Chính nỗi nhớ quê hương ấy lại là động lực mạnh mẽ giúp người lính quyết tâm chiến đấu. |
Luận điểm 2: Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính.– Phải đối mặt với những cơn sốt rét:
+ Bút pháp miêu tả hết sức chân thực, hình ảnh thơ chọn lọc,
+ Hình ảnh: “ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” + Chữ “biết”
– Khó khăn, thiếu thốn
+ Nhịp thơ
+ Hình ảnh: “áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày” là những hình ảnh liệt kê + Chi tiết thơ chọn lọc, vừa chân thực, vừa giàu sắc thái biểu cảm |
Không chỉ có vậy, biểu hiện của tình đồng chí còn là sự cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính.– Chính Hữu là người trực tiếp tham gia chiến dịch việt Bắc Thu- Đông năm 1947. Hơn ai khác, ông thấu hiểu những thiếu thốn và khó khăn mà người lính gặp phải, trước hết đó là người lính phải đối mặt với những cơn sốt rét: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Bằng bút pháp miêu tả hết sức chân thực, hình ảnh thơ chọn lọc, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với sự đồng cảm sâu sắc. Hình ảnh: “ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể để nói về căn bệnh sốt rét rừng rất nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không hề có đủ thuốc men để chạy chữa. Đây là một hình ảnh xuất phát từ cái nhìn chân thực của người lính trong chiến tranh. Chữ “biết” chỉ sự nếm trải. Có trải qua mới thấm thía cái ám ảnh đáng sợ của những trận sốt rét ác tính. Cụm từ anh với tôi trong câu thơ đã diễn đạt rất rõ sự chia sẻ của những người đồng đội. => Chính sự quan tâm giữa những người lính đã trở thành điểm tựa vững chắc để họ vượt qua những gian khổ, khó khăn. – Ngoài nỗi khổ vì bệnh tật, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, những người lính còn chịu khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Áo anh rách vai
|
* Đánh giá– Nghệ thuật – Nội dung
|
Giọng điệu tâm tình, thiết tha; lời thơ giản dị, nồng ấm. Chỉ với 10 dòng thơ nhưng tác giả đã tái hiện một cách chân thực vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, bình dị của người lính cụ Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các anh luôn vượt qua, thấu hiểu, đồng cam cộng khổ và có tinh thần lạc quan. |
III. Kết bài– Đánh giá chung về đoạn thơ – Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? |
Đoạn thơ kết thúc nhưng dư âm còn vang mãi trong lòng mỗi người. Hình ảnh người chiến sĩ với tình cảm đồng chí, đồng đội như còn khắc sâu trong tâm trí người đọc. Ta thêm cảm phục, tự hào về những con người bình dị mà cao đẹp trong buổi đầu kháng chiến đày gian khổ. Từ đó, ta mới thấy hết được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và phát triển quê hương, dân tộc mình.
|
Trên đây là bài tham khảo Phân tích khổ 2 3 bài Đồng chí. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: