Giáo án Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Giáo án Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nắm được kĩ năng viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi gợi mở: Quan sát những hình ảnh sau và cho cô biết “Em đã từng tham gia hoạt động xã hội nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ, chuẩn bị để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá kết quả
– GV dẫn vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
a. Mục tiêu: Nắm được một số điểm cần lưu ý về kiểu văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được một số điểm cần lưu ý khu viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc thông tin về kiểu văn bản trong SGK trang 88

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS đọc và theo dõi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS ghi chép kiến thức quan trọng về kiểu bài

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1/ Kiểu bài

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong bài văn đó, người viết kể lại các sự kiện của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố này để tăng sự sinh động cho bài viết.

2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản

• Kể lại một hoạt động xã hội theo ngôi thứ nhất.

• Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.

• Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí

• Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

• Bố cục bài viết cần đảm bảo

Mở bài: giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động xã hội; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

Kết bài: Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nếu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết bài
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được quy trình viết
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích bài Chuyến thăm bệnh nhi tại bệnh viện ung bứu

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 

*Nhiệm vụ 2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?  

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 * Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Câu 1: Bài văn viết về hoạt động xã hội nào? Em có nhận xét gì về trình tự các sự việc được kể trong bài viết?

Bài văn viết về hoạt động tình nguyện xã hội là thăm bệnh nhân nhi ung thư.

Các sự việc trong bài viết được kể theo trình tự thời gian.

Câu 2: Chỉ ra đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động xã hội được kể.

Đoạn văn thứ hai giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động được kể.

Câu 3: Xác định ngôi kể của bài viết? Vì sao người viết chọn ngôi kể ấy?

Bài viết được viết theo ngôi thứ nhất. Người viết chọn ngôi kể ấy vì đây là bài văn kể lại một hoạt động xã hội, người viết phải chọn ngôi kể thứ nhất để đảm bảo tính chính xác và chân thực của văn bản.

Câu 4: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung điều gì về hoạt động xã hội được kể trong bài viết?

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung chân thực các sự việc mà người kể đã thực hiện về hoạt động xã hội được kể trong bài viết.

3. Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một họat động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố trên.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Để việc viết hiệu quả, em cần xác định:

– Mục đích viết bài này là gì (để chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn bè trong lớp, trong trường/ tham gia một cuộc thi viết/ ghi nhật kí cho chính mình,…)?

– Người đọc bài này có thể là ai? Họ muốn thu nhận được điều gì từ bài viết của em?

– Với mục đích và người đọc đó, em sẽ chọn nội dung và cách viết như thế nào?

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Có thể thực hiện theo phiếu sau:

Giáo án Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Em chọn những ý tiêu biểu, nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lý :

Mở bài: giới thiệu hoạt động xã hội định kể

Thân bài:

1.Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội: đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động,…

2.Kể lại trình tự hoạt động:

– Sự việc 1

– Sự việc 2

– Sự việc 3

=> Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa hoạt động

– Nêu suy, tình cảm sâu sắc của bản thân về hoạt động đã tham gia

Bước 3: Viết bài

Triển khai bài viết dựa vào dàn ý. Khi viết, em cần đảm bảo các yêu cầu đối với kiểu bài

Bước 4: Xem và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Sau khi viết xong em đọc lại bài viết và ghi nhận những tiêu chí đã đạt, đề xuất cách chỉnh sửa những tiêu chí chưa đạt dựa vào bảng kiểm sau

(xem phụ lục)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về kĩ năng viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
b. Nội dung: HS thực hành viết bài
c. Sản phẩm học tập: Bài văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài làm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu GV giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV yêu cầu HS hoàn thiện bài viết và chuẩn bị nộp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV xem và nhận xét bảng kiểm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các bước viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Tiêu chíĐạtChưa đạt
Mở bàiGiới thiệu được hoạt động xã hội sẽ kể
Thân bàiHoạt động được kể lại theo ngôi thứ nhất
Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động
Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lý
Sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm hoặc kết hợp cả hai yếu tố này
Kết bàiKhẳng địng ý nghĩa của hoạt động
Nêu được suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân
Diễn đạtĐảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ

Trên đây là Giáo án Văn hay. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

 

Leave a Reply

Required fields are marked*