Giáo án Những chiếc lá thơm tho cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
Giáo án Những chiếc lá thơm tho
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết và phân tích được tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện trong những kỉ niệm thời ấu thơ
– HS nêu được một vài điểm giống nhau và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc
– HS phân tích được từ ngữ, chi tiết đặc sắc trong văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Những chiếc lá thơm tho
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tình cảm bà, cháu trong văn bản
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
– Yêu thương người thân, gia đình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Những chiếc lá thơm tho
b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Điều cháu muốn nói”
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS với người bà của mình
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV phát phiếu điền “Điều cháu muốn nói” cho học sinh
– Giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại những điều em muốn nói với bà của mình, HS có thể không điền tên vào phiếu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV động viên tất cả HS trong lớp đều tham gia và nộp lại phiếu cho GV
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Những chiếc lá thơm tho
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Nhũng chiếc lá thơm tho”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Những chiếc lá thơm tho
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận – GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: – Trương Gia Hòa quê quán ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh – Trương Gia Hòa xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. 2. Tác phẩm In trong tập “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”, NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM 2017
|
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
c. Mục tiêu:
– HS nhận biết và phân tích được tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện trong những kỉ niệm thời ấu thơ
– HS nêu được một vài điểm giống nhau và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc
– HS phân tích được từ ngữ, chi tiết đặc sắc trong văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Những chiếc lá thơm tho
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Những chiếc lá thơm tho
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
KỸ THUẬT MẢNH GHÉP Nhiệm vụ 1: Nhóm chuyên gia Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập● Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người ● Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ: Nhóm 1: Những hình ảnh, sự vật, trò chơi nào xuất hiện trong thời thơ ấu của nhân vật tôi? Nhóm 2: Nhân vật tôi được bà dạy làm nên món đồ chơi nào? Nhóm 3: Em có nhận xét gì về tình cảm của người bà dành cho người cháu trong văn bản? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận– GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 2: Các nhóm mảnh ghép Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập ● Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…) ● Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau ● Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết Câu hỏi: Tại sao trong số những kỉ niệm thời ấu thơ, nhân vật tôi lại ấn tượng với những chiếc lá thơm nhất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
| II. Tìm hiểu chi tiết 1. Tình cảm giữa nhân vật tôi và bà – Kỉ niệm thời thơ ấu: bà bày cách chơi với những chiếc lá (làm cào cào, chim sẻ bằng lá dừa, lồng đèn bằng cau kiểng, đan nong bằng lá chuối, làm đầu trâu bằng lá xoài, làm làn xách đi hái hóa, bắt bướm bằng lá dừa nước, bà hái lá xông khi tôi bệnh cảm. – Thể hiện tình yêu thương, chăm sóc ân cần, chu đáo của bà với cháu. 2. So sánh cách thể hiện hình ảnh người bà ở văn bản này với văn bản hương khúc (Nguyễn Quang Thiều)– Giống: đều hiện lên hình ảnh người bà chân chất, mộc mạc, giàu tình yêu thương với con cháu – Khác: + Những chiếc lá thơm tho: hình ảnh người bà gắn với trò chơi tuổi thơ với những chiếc lá và sự chăm sóc của bà khi cháu bệnh + Hương khúc: hình ảnh người bà gắn với kỉ niệm về một món ăn thời thơ ấu (bánh đúc) 3. Ý nghĩa của từ thơm trong văn bản– Từ thơm có nghĩa là chứa đầy yêu thương – Yêu thương ấy của bà theo suốt tuổi thơ và cả cuộc đời của nhân vật tôi 4. Chia sẻ câu chuyện về tình cảm của cháu với ông bà mà em biết hoặc trải qua – Bà là người cho ăn khi còn nhỏ,… Câu chuyện về cậu bé Tích Chu được bà yêu thương, chăm sóc nhưng lại quá ham chơi, khiến bà khát nước, biến thành chim. Cậu bé hối hận, tìm suối tiên, lấy nước để bà uống, trở lại thành người,…
III/ TỔNG KẾT1.Nghệ thuật – Hình ảnh sinh động, mộc mạc, gần gũi – Lời văn trong sáng, mạch lạc 2. Nội dung – Câu chuyện kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đó cũng là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Những chiếc lá thơm tho
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Văn bản Những chiếc lá thơm tho do ai sáng tác?
A. Thạch Lam.
B. Trương Gia Hòa.
C. Nguyễn Nhật Ánh.
D. Tô Hoài.
Câu 2: Văn bản Những chiếc lá thơm tho thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn.
B. Tiểu thuyết.
C. Tùy bút.
D. Tản văn.
Câu 3: Văn bản Những chiếc lá thơm tho có xuất xứ từ đâu?
A. Cuốn “Đêm nay con có mơ không?”.
B. Cuốn “Sóng sánh mẹ và anh”.
C. Cuốn “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Văn bản Những chiếc lá thơm tho kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với ai?
A. Người bà của mình.
B. Người cha của mình.
C. Người chị của mình.
D. Người mẹ của mình.
Câu 5: Những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với bà của mình liên quan đến cái gì?
A. Những cái cây trong vườn nhà.
B. Cách chơi với những chiếc lá.
C. Những trò chơi dân gian.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Những con cào cào, chim sẻ, con rết được thắt bằng lá gì?
A. Lá cau.
B. Lá bàng.
C. Lá dừa.
D. Lá ổi.
Câu 7: Người bà dạy nhân vật “tôi” làm những gì với những chiếc lá?
A. Lồng đèn.
B. Cái làn đi hái hoa, bắt bướm.
C. Đầu trâu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Khi nhân vật “tôi” còn nhỏ, khi bà dường như biết trước sự ra đi của ông, bà đã sai anh rể của nhân vật “tôi” đi hái lá gì?
A. Lá tràm khuynh diệp.
B. Lá trầu không.
C. Lá lộc vừng.
D. Lá chuối.
Câu 9: Số lá tràm khuynh diệp được hái về dùng để làm gì?
A. Để dạy nhân vật “tôi” làm thành các hình con vật.
B. Lót dưới đáy hòm cho người ông nằm trên đó khi ra đi.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
Câu 10: Từ “đệm bàng” trong câu văn “Ba buổi chiều liên tục, khi trời hết nắng thì bà gom chúng lại trên một chiếc đệm bàng to.” nghĩa là gì?
A. Đệm được làm từ lá bàng.
B. Đệm được lót dưới bằng quả bàng.
C. Đệm được làm từ cỏ bảng.
D. Đệm được làm từ thân cây bàng.
Đáp án: 1 – B, 2 – D, 3 – C, 4 – A, 5 – B, 6 – C, 7 – D, 8 – A, 9 – B, 10 – A
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với bản thân
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 dòng nêu cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu trong văn bản trên
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được nội dung bài học
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
– Phiếu học tập:
* Phụ lục:
– Phiếu học tập:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ | CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) | TỐT (5 – 7 điểm) | XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) |
Hình thức(2 điểm) | 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả | 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả | 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo
|
Nội dung(6 điểm) | 1 – 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện | 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao | 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo |
Hiệu quả nhóm(2 điểm) | 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động | 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động | 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động |
Điểm | |||
TỔNG |
* Phiếu học tập
Trên đây là Giáo án Những chiếc lá thơm tho. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!