Giáo án Trong lời mẹ hát

Giáo án Trong lời mẹ hát cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Trong lời mẹ hát
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ
– HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ
– Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ
– Học sinh phân biệt được cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác

2. Năng lực
a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người mẹ trong bài thơ
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

– Yêu thương gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Trong lời mẹ hát
b. Nội dung: GV tổ chức “Talk show” với nội dung “ Chia sẻ cảm nhận của em về mẹ của mình”
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những hiểu biết về anh hùng Trần Quốc Toản (Hoài Văn)
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi cho buổi “Talk show”: “Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về người mẹ của mình”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Trong lời mẹ hát.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Trong lời mẹ hát”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Trong lời mẹ hát.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

Trương Nam Hương

– Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi.

– Ông là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

– In trong Ban mai xanh, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Khăn quàng đỏ năm 1987

b. Thể loại: thơ sáu chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

d. Ý nghĩa nhan đề:

Nhan đề bài thơ Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con.

e. Bố cục

●        Phần 1: 2 khổ đầu: Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ

●        Phần 2: khổ thứ 3,4,5,6,7:  Sự hi sinh thầm lặng của mẹ

●        Phần 3: Khổ cuối: Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:

– HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ
– HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ
– Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ
– Học sinh phân biệt được cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Trong lời mẹ hát
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Trong lời mẹ hát
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về hình ảnh người mẹ trong khổ thứ 3 đến khổ thứ 7?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Đặc điểm của thơ sáu chữ có trong bài

– Câu thơ 6 chữ, một đoạn 4 câu

– Vần trong bài thơ là vần cách: “ngào – dao”, “xanh – chanh”; “rồi -nôi”

2. Hình ảnh đặc sắc trong hai đoạn thơ đầu

– Câu thơ: “Chòng chành nhịp võng ca dao”

+ Ẩn dụ: “chòng chành” là chỉ những gian truân, khó nhọc của mẹ nuôi con khôn lớn

+ Đảo ngữ: đưa tính từ “chòng chành lên đầu câu để nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với quê hương đất nước

– Câu thơ: “Vầng trăng một thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau”

+ Ẩn dụ: Thời gian con gái chỉ tuổi thanh xuân, tuổi trẻ đã qua của mẹ

+ Tác dụng: Thấy được đất nước huyền thoại, nghĩa tình, chất chứa kỉ niệm tuổi thanh xuân tươi đẹp của mẹ.

=> Lời ru của mẹ gợi nhắc bao kỉ niệm thân thương, với những cảnh vật mộc mạc, giản dị mà chan chứa nghĩa tình: dòng sông, nhịp võng, cánh cò, dải đồng, hoa mướp, con gà.

3. Hình ảnh người mẹ (từ khổ thơ 3 – khổ thơ 7)

– Chi tiết: lời ru gắn với hành động giã gạo, cánh đồng lúa dập dờn, áo nâu bạc phếch, mái tóc bạc

– Hình ảnh người mẹ hiện lên với bao lo toan trong cuộc sống trong đời thường, trong sự trôi chảy của thời gian.

– Ý đối lập trong hai câu thơ:  “Lưng mẹ cứ còng dần xuống /Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ về đức hy sinh cao cả, từ đó thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.

– Nhận xét: Người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con trưởng thành, lớn khôn.

4. Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con

– Biện pháp nhân hóa “chắp con đôi cánh”. Đó chính là đôi cánh của sự động viên, một sự khích lệ to lớn như để khích lệ tinh thần con chiến đấu với dòng đời tràn đầy những khó khăn, luôn đứng sau hỗ trợ khi con có vấp ngã trên đường đời.

III/ TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

– Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để nhấn mạnh sự khổ cực của mẹ qua thời gian

– Sử dụng thể thơ sáu chữ, lời thơ mộc mạc, gần gũi, giản dị

– Phương pháp tương phản: Lưng mẹ còng xuống  con thêm cao

2. Nội dung

– Bài thơ chính là sự khẳng định ,niềm tin về tương lai của người con khi phải lớn lên và tự mình đối diện với cuộc đời dài rộng. Sắc thái chủ đạo của bài thơ là tình cảm gắn bó, yêu kính dành cho mẹ, sự yêu mến với quê hương mộc mạc, nghĩa tình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Trong lời mẹ hát
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Nhận biết và phân tích cảm hứng chủ đạo của bài thơ
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày cảm hứng chủ đạo của bài thơ
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Trong lời mẹ hát để so sánh hình ảnh người mẹ của bài thơ với hình ảnh người mẹ trong một bài thơ em biết/ đã học
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu để so sánh hình ảnh người mẹ
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện viết bài vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:
* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG

Trên đây là Giáo án Trong lời mẹ hát. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*