Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong ba câu thơ đầu bài thơ Bếp lửa

Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong ba câu thơ đầu

Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong ba câu thơ đầu của bài thơ Bếp lửa là một trong những đề văn nhằm đánh giá kỹ năng làm văn của học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và học sinh tư liệu tham khảo này.

Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong ba câu thơ đầu Bếp lửa 
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

 

Dàn ý
Bài làm
I. Mở bài
– Dẫn dắt: giới thiệu tác giả
– Giới thiệu bài thơ
– Giới thiệu đoạn thơ đầu
Bằng Việt là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, thường khai thác những kỉ niệm trong sáng thủa thiếu thời và khơi gợi ước mơ tuổi trẻ.

Bài thơ “Bếp lửa”là một trong những tác phẩm đầu tay của Bằng Việt. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm của nhà thơ dành cho người bà và bếp lửa. Trong đó, ba câu thơ đầu là hình ảnh bếp lửa, khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

II. Thân bài
 
* Khái quát

Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 

Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.
* Phân tích
 
 

Hai câu đầu:

 

 

+ Điệp ngữ “ một bếp lửa”

 

+  Từ láy “chờn vờn”

+ “Ấp iu”

 

    Trong những năm tháng học tập ở nước nga xa xôi, trong kí ức của một người cháu xa nhà có biết bao kỉ niệm tuổi thơ, nhưng bếp lửa in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Mở đầu bài thơ, điệp ngữ “ một bếp lửa” được nhắc lại hai lần ngân lên như một điệp khúc thiết tha, sâu lắng. Hình ảnh “ bếp lửa” trước tiên là một hình ảnh tả thực, gợi lên hình ảnh bếp lửa thân quen trong mỗi gia đình Việt Nam; đồng thời còn là hình ảnh ẩn dụ gợi cho chúng ta nhớ về những vùng quê nghèo, gợi bóng dáng của những người bà, người mẹ tần tảo thức khuya đậy sớm.

Từ láy “chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa miêu tả ngọn lửa bốc cao, bập bùng tỏa sáng, ẩn hiện giữa làn sương sớm vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian.

+ “Ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”, gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian.

 

+ Chữ “ thương”

 

+ Từ ghép “nắng mưa” còn là hình ảnh ẩn dụ
– Hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy những cảm xúc yêu thương trong lòng cháu

“ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Chữ “ thương” là từ biểu cảm trực tiếp, diễn tả cảm xúc đến tự nhiên trong lòng cháu, đồng thời bộc lộ thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.

+ Từ ghép “nắng mưa” còn là hình ảnh ẩn dụ vừa gợi sự đằng đẵng của thời gian vừa gợi những vất vả gian lao triền miên mà người bà phải chịu

 Như vậy,  từ hình ảnh bếp lửa, tác giả liên tưởng một cách tự nhiên đến người nhóm lửa đó là hình ảnh người bà. : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Trong lòng tác giả trào dâng niềm thương nhớ bà  da diết. Nhớ tới bà là nhớ tới bếp lửa, nhớ tới nhớ tới bếp lửa là nhớ tới bà.

Có thể nói, bếp lửa và bà đều đồng hiện về trong  cảm  xúc dạt dào trong cảm xúc của đứa cháu xa quê. Lời thơ thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

* Đánh giá
Trong ba câu thơ đầu, với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ kết hợp với các từ láy gợi hình, tác giả đã gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt. Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai.

Có thể nói hình ảnh bếp lửa ở ba câu đầu bài thơ chính đã khơi nguồn cảm xúc cho người cháu phương xa nhớ về bà kính yêu.
III. Kết bài
– Đánh giá chung về đoạn thơ

– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách  nhiệm gì?

Như vậy chỉ 3 câu thơ, tác giả đã đưa ta trở về với dòng hoài niệm tràn đầy nhớ thương. Hình ảnh bếp lửa luôn song hành với hình ảnh người bà. Từ đây, hai hình ảnh này sẽ hòa vào nhau luôn bập bùng cháy sáng trong nỗi nhớ không nguôi của người cháu. Tình cảm người cháu dành cho bà trong khổ thơ và cả bài thơ khiến chúng ta thêm trân trọng tình cảm gia đình.

 

Trên đây là Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong ba câu thơ đầu Bếp lửa. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*