Site icon GIAODUCMOI

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử tham khảo cho học sinh có thêm tư liệu tham khảo.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử (Dàn ý)
1. Mở bài
2. Thân bài

a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

c. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Bài văn kể về nhân vật hai bà Trưng

Vào tháng 7 năm ngoái, em cùng gia đình có dịp đến thăm quan đền hai bà Trưng hay còn được gọi là đền Hạ Lôi, tọa lạc tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thuộc Thành phố Hà Nội. Mỗi ngày, dòng người đổ xô đến đây tấp nập, xối xả chỉ để được viếng thăm hai bà. Đồng thời tại nơi này, các di tích lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng đang được trưng bày cho các thế hệ già và trẻ nhìn ngắm, tìm hiểu.

Em đã được biết về chiến công cứu nước, những lời thề của Hai bà trưng qua lời kể của cô giáo dạy lịch sử: ” Một xin rửa sạch nước thù, hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kẻo ao ức lòng trồng,bốn xin vỏn vẹn sở công lênh nay” làm em cảm thấy đầy mong chờ và phấn khích cho chuyến đi lần này.

Khi đến trước đền thờ của hai bà, trong lòng em tha thiết một nỗi tự hào, xúc động lạ lẫm không thể diễn tả bằng lời. Đền nằm trên khu đất cao, rộng, nơi đây có thể nhìn thấy sông Hồng. Đền hai bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý đa dạng và phong phú trong lịch sử. Theo những gì em biết được, đền được xây ở vị trí đắc địa, là nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên và đến lúc diễn ra cuộc khởi nghĩa .

Ngày thường, địa điểm thờ cúng của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị lúc nào cũng đông đúc người đến thờ cúng, thắp hương để tưởng nhớ công lao cao cả của vị anh hùng. Trên bàn thờ, lễ vật được bày biện tinh tế, khá đẹp. Mùi hương trầm tỏa khắp không gian thờ cúng làm em hoài niệm đến hình ảnh oai phong lẫm liệt của người phụ nữ Việt Nam.

Trong sử sách, hai bà được biến đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự xưng là Nữ Vương. Thời kì của hai bà được xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương.

Sau phần lễ trọng thể, trang nghiêm là phần hội tưng bừng. Dự hội là dịp để nhân dân địa phương và du khách vừa tưởng niệm người anh hùng, vừa gặp gỡ, giao lưu và thực hành các sinh hoạt văn hoá hay hoạt động thiện nguyện.
Hai bà Trưng hi sinh mới 29 tuổi. Tuổi còn trẻ phải lãnh đạo quân đi đánh giặc, nhưng hai bà có lòng yêu nước khí phách, không đầu hàng trước giặc quyết hi sinh chứ ko bị giặc bắt. Có lẽ vì vậy, người dân nơi này luôn nhớ những khoảnh khắc đáng nhớ khi tới viếng thăm và luôn khát khao chứng kiến sự oai hùng hai bà. Đền hai bà Trưng cũng là một nơi tham gia du lịch phong phú và được rất nhiều người ưa chuộng. Nơi đây luôn thu hút các vị khách du lịch tới nước ta. Em mong nhiều người có thể biết đến văn hóa và lịch sử tươi đẹp của đất nước Việt Nam của chúng ta.
Bài văn kể về nhân vật Nguyễn Huệ
Vào năm lớp sáu, trường em đã tổ chức một chuyến đi về Bến Tre nhầm mục đích giải trí và tìm hiểu về một sự kiện lịch sử ở thành phố Tiền Giang, Bến Tre, Đó là di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút.

Trận đấu Rạch Gầm – Xoài Mút là trận chiến lớn trên sông diễn ra vào đêm 19, rạng sáng 20 tháng 1 năm 1785. Theo như những gì mà em tìm hiểu được, thì trận chiến đó xảy ra giữa Liên quân Xiêm Nguyễn vào quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút, khi đó thuộc dinh Trấn Định xứ Đàng Trong. Về sau này được đổi thành tỉnh Mỹ tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang của Việt Nam.

Khi em đứng trước di tích lịch sử, trong lòng em không khỏi xúc động và rất tự hào. Khu di tích lịch sử tọa lạc tại ấp Đông, xã kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Bên trong khu di tích gồm có hai nhà trưng bày và một nhà cổ Nam bộ. Bên trong nhà trưng bày số một của khu di tích rộng khoảng 135 mét vuông. Đây là nơi trưng bày những bức tranh gốm và nhiều hiện vật liên quan đến trận đánh như các loại vũ khí của quân Tây Sơn và quân Xiêm.

Những hiện vật này được tìm thấy bên dưới dòng sông nơi diễn ra trận đánh giao tranh ác liệt. em cũng được quan sát tham quan nhà trưng bày số hai ngõ khoảng 132 mét vuông là nơi trưng bày bộ su tập 546 hành động vật bao gồm vũ khí và phương tiện. Đi sâu vào thêm một chút, em đã thấy được một ngôi nhà cổ Nam bộ rất đẹp và cổ kính. bên trong nhà được chia làm ba gian, diện tích 225 mét vuông. Không gian bên trong dùng để tái hiện lại cuộc sống của những người dân Phú Đông Nam bộ xưa kia.

Sau khi đi tham quan xung quanh, chúng em được tập trung lại để nghe ban tổ chức thuyết minh về lịch sử và quá trình hình thành của khu di tích lịch sử. Không khí trang nghiêm, mọi người đều im lặng, còn một số bạn thì thấy xúc động và tự hào về những anh hùng của dân tộc.

Người anh hùng đã chỉ huy quân Tây Sơn cùng nhân dân địa phương làm nên chiến thắng lẫy lừng, tiêu diệt gần năm vạn quân ngoại xâm, giữ yên bờ cõi phía Nam không ai khác đó chính là Nguyễn Huệ. Ông sinh 1753, thuở nhỏ Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm, sau này gọi là Bình. Ông được sinh ra tại vùng núi Tây Sơn, phủ Quy Nhơn ( nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Nguyễn Huệ là con trai thứ hai trong nhà.

Nguyễn Huệ đã có nhiều lần lập chiến công như chỉ huy quân Tây Sơn đại thắng trận Rạch Gầm Xoài Mút (1785), và đẩy lùi 29 vạn quân Thanh xâm lược phía Bắc (1788) đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng của nước ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, ghi vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng chói lọi.

Sau khi nghe xong, em thấy bản thân mình rất tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất Việt Nam. Khu di tích là nơi để nhân dân địa phương và du khách tưởng niệm sự kiện Rạch Gầm Xoài Mút, gặp gỡ giao lưu các sinh hoạt Văn hóa Nam Bộ hay các hoạt động thiện nguyện. Chuyến du lịch lần này còn nhằm để em và các bạn giao lưu với những người dân địa phương.

Nguyễn Huệ mất khi mới 39 tuổi. Cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi, nhưng khí phách anh hùng, tinh thần cương trực, mãi mãi là bất diệt. Vì vậy nhà trường tổ chức chuyến tham quan lần này để chúng em hiểu thêm về trận đánh Rạch Gầm Xoài Mút và vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, người đã có công giúp nước chống giặc ngoại xâm.

Trên đây là Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

 

Exit mobile version