Suy nghĩ về câu tục ngữ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
1. Giải thích: Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào? Bằng hình ảnh so sánh cụ thể, chính xác, tác giả dân gian đã ví tình cảm anh em như chân với tay, những bộ phận trên cơ thể người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động. Qua đó khẳng định tình cảm anh em gắn bó. – “Rách – lành” là để chỉ sự nghèo đói hay ấm no của con người trong cuộc đời. -“Đùm bọc” thể hiện sự che chở, sẻ chia. – “ Dở hay đỡ đần” là anh em trong nhà có người dại người khôn thì vẫn phải giúp đỡ, yêu thương nhau. Qua câu tục ngũ trên, ông cha ta muốn khuyên nhủ anh em trong môt nhà phải biết yêu thương, đùm bọc giúp đõ nhau lúc khó khăn, hoan nạn.
2. Đánh giá, bàn luận: Anh, chị em phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
– Trước hết, tình cảm anh yêu thương, giúp đỡ nhau là tình cảm tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc. Ngay từ thuở thơ bé, chúng ta đã được nghe bà, mẹ kể những câu chuyện cảm động về tình anh em “Hoa dâm bụt”, “Sự tích trầu cau”. Những câu chuyện ấy giúp ta hiểu tình anh em là tình cảm hết sức tự nhiên, là đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Là anh em phải “thương nhau như chị em gái, quý nhau như anh em trai”.
– Hơn nữa anh chị em trong cùng gia đình là những người cùng chung huyết thống, cùng chung hòn máu cắt đôi, cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng được cha mẹ yêu thương chăm sóc nên dễ dàng thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
– Mặt khác, anh em hòa thuận là một cách báo hiếu cha mẹ “Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.
– Anh em hòa thuận, gắn bó, tạo nên một gia đình hạnh phúc, từ đó xây dựng một xã hộ tốt đẹp.
Dẫn chứng:
+ Tình cảm anh em gắn bó luôn được văn học ngợi ca. Văn học dân gian có nhiều câu ca ngợi tình anh em như:
. “Chị ngã em nâng” . “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
– Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” sẵn sàng bắn mình để cứu cha, cứu em, Thúy Vân vì chị mà nối duyên với Kim Trọng
– Thành và Thủy trong tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” vì hoàn cảnh phải xa nhau nhưng vẫn luôn yêu thương nhau, bằng chứng là hai con búp bê luôn ở cảnh nhau.
3. Bàn luận MR:
– Tình cảm anh em thật đáng trân trọng, đáng quý. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống có không ít người thấy anh em có hoàn cảnh khó khăn mà làm ngơ .Hoặc có không ít anh chị em vì của cải tranh giành, kiện tụng. Truyện cổ tích “Cây khế” đã phê phán hiện tượng này.
– Bài học: Tình anh em có vai trò quan trọng như vậy, vì vậy, chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của tình cảm anh em trong cuộc sống, từ đó luôn biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ anh chị em mình cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bao che cho anh chị em làm việc sai trái với chuẩn mực và pháp luật
– Là học sinh, phát huy hợn nữa tình cảm tốt đẹp này, chúng ta cố gắng chia sẻ việc nhà cùng anh chị em, giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập để cha mẹ vui lòng.
Trên đây là Suy nghĩ về câu tục ngữ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: