Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp bài soan tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình dạy học.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)
b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng
(Tố Hữu, Ta đi tới)
Bài giải:
a. Câu nêu luận điểm là câu: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Đảo ngữ trong câu văn đầu là muốn nói lên lòng yêu nước mãnh liệt và cao cả của nhân dân ta
Tác dụng nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, yêu nước, bảo vệ nước của dân tộc việt nam
b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám/ Đã sáng lại trời thu tháng Tám
Tác dụng: thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đát nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
Câu 2: Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau
a. Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này?
b. Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.
Bài giải:
a. Câu hỏi tu từ trong bài thơ Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm /giặc giữ cớ sao phạm đến đây
b. Hiệu quả của biện pháp từ từ ấy trong việc thể hiện nội trong bài thơ là khẳng định việc xâm phạm độc lập chủ quyền của nước Nam là việc làm trái với ý trời và lòng dân.
Câu 3: Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?
(Vũ Bằng, Cốm Vòng)
Bài giải:
Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ Vì câu hỏi từ từ thường không cần đáp án trả lời mà nội dung câu trả kời đã có sẵn trong câu hỏi từ đó xác định đó là câu hỏi tu từ.
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đềo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Bài giải:
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”.
Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.
Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ,có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?
Trên đây là Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: